Đánh giá sơ đồ tư duy kế hoạch học tập

Sơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Sơ đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh cũng được tiếp nhận tin một cách tổng quan và chính xác nhất chính vì vậy mà hiệu quả của giờ dạy sẽ được tăng lên.

Có bao giờ bạn nghĩ học văn với việc vẽ sơ đồ tư duy chưa nhỉ?

Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Lương Thế Vinh [Nam Định] là admin của một diễn đàn văn học, thường xuyên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy. Ý tưởng dạy học này được thầy Quỳnh lấy cảm hứng từ Tony Buzan - người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map. Và dưới đây là một ví dụ.

Nguồn: News.zing.vn

Ưu điểm của cách học này là gì?

  • Dễ nhìn, dễ viết
  • Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh
  • Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.

Thông thường chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não -não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian … và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy [mindmap] sẽ giúp mỗi bạn có thể sử dụng cả 2 bán cầu vào trong việc học tập.

Bạn có thể xem chi tiết lợi ích của sơ đồ tư duy tại bài viết này:

Nguồn: Thành viên Dương Lan Hương- hiện đang là giáo viên.

Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập

Quy tắc chung của việc tạo sơ đồ tư duy mindmap chính là việc hình tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin.

Thứ nhất, bạn cần xác định ý mục tiêu cần giải quyết với việc vẽ sơ đồ tư duy, ví dụ như: Cần giải quyết vấn đề gì? Đối tượng chính là ai? và hãy dành trung tâm của tờ giấy để ghi keywords này. Bạn có thể biểu diễn keywords dưới dạng hình ảnh hoặc chữ viết, ký hiệu… để biểu thị nó.

Thứ hai, bạn phân tách vấn đề thành nhiều mặt/ nhiều khía cạnh nhằm khai thác và đi sâu hơn vào đối tượng chính. Bạn có thể dùng nhiều bút màu khác nhau, nhưng nên có sự thống nhất ở đây [ nhánh lớn là 1 màu rồi nhánh nhỏ là 1 màu, hoặc là mỗi nhánh riêng biệt là một màu], bạn có thể dùng các hình vẽ ngộ nghĩnh hoặc kí hiệu.. sao cho tiện với thói quen suy nghĩ của mình.

Thứ ba, bạn sử dụng phần mềm vẽ mindmap hay vẽ bằng tay đều được cả, miễn là giúp bạn ghi nhớ tốt, tiện lợi và khái quát về vấn đề hơn.

Phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy

Edraw Mind Map là một phần mềm hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bạn xây dựng, lưu trữ, chia sẻ, in ấn sơ đồ tư duy. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng lập một bản đồ tư duy, phác thảo suy nghĩ, kế hoạch tương lai, phân tích SWOT,… bằng các mẫu sơ đồ và ví dụ có sẵn trong phần mềm.

Các tính năng nổi bật của Edraw Mind Map:

  • Tạo hàng loạt sơ đồ tư duy
  • Chỉnh sửa dễ dàng ở các dạng có sẵn
  • Tự động sắp xếp và chèn các chủ đề
  • Tích hợp với ứng dụng Microsoft Office và dễ dàng chia sẻ.
  • Xuất ra nhiều định dạng

Mình hay dùng cái này nên các bạn thấy có phần mềm nào khác hữu ích thì chia sẻ giúp mình ngay phần Phản hồi nhé.

Trẻ em bắt đầu đi học sẽ phải làm quen với những môn học khác nhau. Nhiệm vụ của chúng là cần phải nắm bắt và ghi nhớ lượng kiến thức khổng lồ từ các lĩnh vực. Có nhiều phương pháp giúp trẻ có thể học tập tốt hơn. Một trong những công cụ hiệu quả giúp trẻ có thể ghi nhớ và hệ thống kiến thức một cách nhanh chóng đó là sử dụng bản đồ tư duy.

Nhiều cha mẹ và giáo viên cho rằng chỉ có học sinh lớn mới có thể sử dụng công cụ này. Tuy nhiên, quan điểm đó hoàn toàn không chính xác. Chỉ cần trẻ biết vẽ và biết nhìn nhận vấn đề, trẻ có thể sử dụng chúng. Điều đó có nghĩa là trẻ mầm non cũng đã có thể sử dụng bản đồ tư duy.

Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy [mindmap] là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp người tư duy nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết được những đối tượng đơn lẻ lại với nhau.

Mindmap bao gồm các hình ảnh, các nhánh liên kết, từ khoá. Để sáng tạo Mindmap, trẻ chỉ cần có ý tưởng, trí tưởng tượng, giấy trắng và một vài chiếc bút màu. 

Nguồn gốc của bản đồ tư duy

Thuật ngữ bản đồ tư duy được nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Tony Buzan công bố vào những năm 60 của thế kỉ XX.

Mặc dù Tony Buzan là người công bố bản đồ tư duy, nhưng phương pháp sử dụng sơ đồ để thiết lập thông tin một cách trực quan đã được các nhà giáo dục, kỹ sư, tâm lý học… sử dụng từ trước đó khác sớm.

Buzan cho biết ý tưởng này được lấy cảm hứng từ ngữ nghĩa chung của Alfred Korzybski được phổ biến trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, chẳng hạn như của Robert A. Heinlein và AE van Vogt . Ông lập luận rằng trong khi các phác thảo “truyền thống” buộc người đọc phải quét từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, nhưng trên thực tế người đọc thường có xu hướng quét toàn bộ trang theo kiểu phi tuyến tính. Phương pháp của Buzan cũng sử dụng các giả định phổ biến khi đó về các chức năng của bán cầu đại não để giải thích hiệu quả đã được khẳng định của việc lập bản đồ tư duy so với các hình thức ghi chú khác.

Mindmap đã được sử dụng bởi 250 triệu người trên thế giới bởi sự đơn giản và linh hoạt của nó. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp người dùng có thể ghi nhớ kiến thức và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho cuộc sống.

Tại sao bản đồ tư duy là phương pháp học tập hiệu quả đối với trẻ em?

Mindmap giúp trẻ có thể hệ thống lại những kiến thức đã học, giúp trẻ ghi nhớ những gì quan trọng nhất của vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thông qua việc sử dụng các hình ảnh và các nhánh [nhánh chính và nhánh phụ], trẻ nắm được vấn đề theo cách triển khai dàn ý từ ý chính đến ý phụ. Như vậy, các kiến thức mà trẻ đã học được xây dựng một cách logic, có hệ thống, đầy đủ và rõ ràng.

Hơn thế nữa, những hình ảnh, đường cong trong Mindmap và các từ khoá giúp trẻ ghi nhớ vấn đề lâu hơn. Thay vì phải ghi nhớ bài học với cả trang giấy các kí tự và chữ viết, những gì được thể hiện trên Mindmap rõ ràng, sinh động và dễ nhớ hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì 1 hình ảnh có giá trị bằng 1000 từ.

Ngoài việc ghi nhớ kiến thức, bản đồ tư duy còn là công cụ giúp trẻ lập kế hoạch, chuẩn bị cho một bài thuyết trình, xây dựng ý tưởng cho một câu chuyện,…

Mindmap giúp trẻ kích thích não bộ tư duy. Trẻ rèn luyện khả năng khái quát hoá và nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, logic.

Mindmap cũng giúp phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Khi thiết lập bản đồ tư duy, bắt buộc trẻ cần lên ý tưởng cho sản phẩm của mình bao gồm hình ảnh và chủ đề trung tâm, số lượng các nhánh chính, số lượng nhánh phụ, các hình ảnh minh hoạ, cách phân bổ các nhánh cho hợp lý. Như vậy, ngoài việc phát triển trí tưởng tượng, Mindmap còn giúp trẻ biết cách phân bổ và sắp xếp nội dung cho phù hợp, đẹp mắt.

Chính vì lẽ đó, bản đồ tư duy được gọi là công cụ vạn năng của não bộ.

Cách dạy trẻ xây dựng bản đồ tư duy

Việc xây dựng và thiết lập Mindmap cần trải qua các trình tự nhất định. Quy trình tạo nên bản đồ tư duy như sau:

Bước 1: Xác định chủ đề trung tâm

Bước 2: Lên ý tưởng về hình ảnh, biểu tượng và cách thể hiện chủ đề trung tâm

Bước 3: Xác định các nhánh chính, luôn sử dụng màu sắc cho các nhánh.

Bước 4: Viết từ khoá cho các nhánh chính, có thể sử dụng hình ảnh hoặc biểu tượng

Bước 5: Xác định các nhánh phụ và nối với nhánh chính. Viết từ khoá. Luôn sử đụng đường cong.

Bước 6: Sử dụng hình ảnh minh hoạ.

Bước 7:  Điều chỉnh và hoàn thiện sơ đồ

Những lưu ý khi xây dựng bản đồ tư duy

Mặc dù việc chuẩn bị cho Mindmap đơn giản, nhưng khi thiết kế và xây dựng bản đồ tư duy cần tuân thủ theo những quy định chặt chẽ. Như vậy, Mindmap thiết kế ra sẽ đảm bảo tính khoa học và đẹp mắt. 

Dưới đây là một số điều cha mẹ cần ghi nhớ để hướng dẫn trẻ xây dựng một Mindmap khoa học, thẩm mỹ và hiệu quả:

  • Về thiết kế tổng thể: Hình trung tâm cần đảm bảo nổi bật, thể hiện rõ ràng chủ đề của bản đồ tư duy. Khi vẽ, nên xoay ngang tờ giấy. Hình ảnh trung tâm cần tạo cảm hứng, kích cỡ đủ nhìn.
  • Đối với các nhánh: Sử dụng màu sắc khác nhau cho các nhánh chính. Các nhánh phụ có thể sử dụng cùng màu nhánh chính hoặc khác màu nhưng cần đảm bảo các nhánh phụ trong cùng một nhánh chính phải cùng màu nhau, tránh gây rối mắt. Khi vẽ nhánh phụ, cần phân bổ đều và sử dụng các đường cong. Nhánh phụ luôn nhỏ hơn nhánh chính.
  • Đối với từ khoá: Sử dụng chữ in hoa đối với chủ đề và các nhánh chính. Nhánh phụ có thể viết chữ in thường hoặc viết thường. Từ khoá nên dùng màu cùng màu nhánh hoặc sử dụng màu đen. Các từ khoá cần ngắn gọn, bao quát vấn đề.
  • Đối với hình ảnh: Mỗi nhánh sử dụng tối đa 1 hình. Hình ảnh thể hiện được đúng mục đích muốn diễn đạt. Khi vẽ, cần xác định tính tương quan về tỉ lệ, kích thước của hình ảnh với kích thước của Mindmap. 

Đọc thêm: Trí thông minh đa diện là gì? Cách xác định loại hình trí thông minh của trẻ

Chỉ số thông minh IQ – Những điều cần biết

Chủ Đề