Số nào chia hết cho 2 3 5

Trong trương chình lớp 5 đã làm quen với các dấu hiệu chia hết [ ⋮ ] Xin nhắc lại để các bạn tiện theo dõi .

1> Dấu hiệu chia hết cho 2 [ ⋮ 2]

Các số chẵn tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2 è các số lẻ chia cho hai thì luôn dư 1

VD : 82⋮2 ; 26474⋮2 ; 3457938⋮2 ; 3486⋮2 [ vì có tận cùng là 2;4;8;6]

57 chia cho hai thì dư 1 [ số lẻ ]

2> Dấu hiệu chia hết cho 3 [ ⋮3]

Tổng các số tạo thành số đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3

VD : 2349 có tổng = 2+3+4+9=18 vậy số 2349 ⋮3

3287 có tổng = 3+2+8+7 = 20 vậy số 3287 không ⋮3

3> Dấu hiệu chia hết cho 4 [ ⋮4]

Hai số cuối của số đó tạo thanh một số có hai chữa số mà chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4

VD : 8 ⋮4 [ vì 08 ⋮4] ; 5460 ⋮4 [ vì 60⋮4] ; 8724⋮4 [ vì 24⋮4]

56731 không chia hết cho 4 vì [ 31 không chia hết cho 4]

4> Dấu hiệu chia hết cho 5 [⋮5]

Tận cùng của số đó là 0;5 thì chia hết cho 5

VD : 345⋮5 ; 7650⋮5 ; 45654 không chia hết cho 5

5> Dấu hiệu chia hết cho 6 [ ⋮6]

Một số đồng thời chia hết cho 3 và cho 2 thì chia hết cho 6

VD : 306 ⋮6 [ vì 306⋮2 và đồng thời 306⋮3]

2356 không ⋮6 [ vì 2356⋮2 nhưng 2356 không ⋮3]

6> Dấu hiệu chia hết cho 7

Lấy chữ số đầu tiên bên trái , nhân với 3 , được bao nhiêu cộng thêm với số thứ 2 , rồi được bao nhiêu lại nhân với số thứ 3 rồi lại cộng với số thứ tư . Làm như thế cho đến số cuối cùng bên phải . Nếu kết quả là một số chia hết cho 7 thì số đó chia hết cho 7 .

VD : 798⋮7 Vì 7×3=21+9=30×3=90+8=98 Nhận thấy 98:7=14 nên 798 chia hết cho 7

Một cách tối giản khác như sau : Để thuận tiện thì sau khi cộng với số tiếp theo có thể trừ đi một bội của 7 để dễ tính .

[ vì cố đầu tiên bên trái là 7 vậy nên ta có 7 x3 =21 +9=30 [ giảm đi bội của 7 30 – 28 [28=4×7]=2 ] nhân tiếp với 3 ta có : 2 x3=6 rồi cộng với số tiếp theo : ta có 6+8 =14 ⋮7 ]

nghe có vẻ lằng nhằng

Kết quả phép tính : 798:7= 114

247 không ⋮7 [ vì 2×3=6+4=10×3=30+ 7=37 không chia hết cho 7 ]

7> Dấu hiệu chia hết cho 8 [ ⋮8]

3 chữ số cuối cùng bên phải tạo thanh một số chia hết cho 8 thì số đó chia hết cho 8 è số ⋮8 thì sẽ ⋮4 và ⋮2

VD 9192⋮8 [ vì 192⋮8 =24] ; số 8297 không chia hết cho 8 vì 297 không ⋮8

8> Dấu hiệu chia hết cho 9

Tổng các số tạo thanh số đó mà chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9

VD 23787 ⋮9 = 2643 [ vì 2+3+7+8+7=27⋮9]

1278 không ⋮7 vì [ 1+2+7+8=18 không ⋮9]

8> Dấu hiệu chia hết cho 11

Tính từ trái sang phải : tổng các chữ số hàng chẵn trừ đi tổng các chữ số hàng lẻ [ hoặc ngược lại] là một số , số này chia hết cho 11 thì số đó chia hết cho 11

VD : 4686⋮11=426

Các số hàng chẵn là số 6 hàng 2 và số 6 hàng 4

Các số hàng lẻ là số 4 hàng 1 và số 8 hàng 3

Nên ta có : 6+6-[4+8]=0⋮11 vậy 4686 chia hết cho 11

VD2 : 34672⋮11=3152 [ vì 4+7-[3+6+2]=0⋮11] ;

VD3 : 61028⋮11=5548 [ vì 6+0+8-[1+2]=11⋮11]

PS: Các bạn chắc vẫn còn nhớ số 0 chia hết cho mọi số khác 0 chứ.

Ngoài ra cũng có thể tìm ra dấu hiệu chia hết cho 12[ vừa chua hết cho 3 và 4 ] chia hết cho 14 [ vừa chia hết cho 7 và 2 ] , chia hết cho 15 [ vừa chia hết cho 3 và 5] ……..

  1. Các kiến thức cần nhớ

Dấu hiệu chia hết cho $2, 3, 5, 9$

Ví dụ:

+ Số $234;1236...$ có các chữ số tận cùng là $4$ và $6$ là các số chẵn nên chúng chia hết cho $2.$

+ Số $ 237$ có tổng các chữ số là $2+3+7=12$ chia hết cho $3$ nên $237$ chia hết cho $3.$

+ Số $795$ có chữ số tận cùng là $5$ nên nó chia hết cho $5$

+ Số $792$ có tổng các chữ số là $7+9+2=18$ chia hết cho $9$ nên số $792$ chia hết cho $9.$

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhận biết các số chia hết cho 2 ; 3; 5 và cho 9

Phương pháp giải

Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3; cho 9

Sử dụng tính chất chia hết của tổng, của hiệu.

Dạng 2: Viết các số chia hết cho 2, cho 5; cho 3; cho 9 từ các số hoặc các chữ số cho trước

Phương pháp giải

Các số chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 2 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 8.

Các số chia hết cho 5 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

Các số chia hết cho 2 và 5 phải có chữ số tận cùng là 0.

Các số chia hết cho 3 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 3.

Các số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9.

Dạng 3: Toán có liên quan đến số dư trong phép chia một số tự nhiên cho 2, cho 5; cho 3; cho 9

Phương pháp giải

* Chú ý rằng:

Số dư trong phép chia cho 2 chỉ có thể là 0 hoặc 1.

Số dư trong phép chia cho 5 chỉ có thể là 0, hoặc 1,hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4.

Dạng 4: Tìm tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 2, cho 5; cho 3; cho 9 trong một khoảng cho trước.

Phương pháp giải

Ta liệt kê tất cả các số chia hết cho 2, cho 5; cho 3; cho 9 [căn cứ vào dấu hiệu chia hết ] trong khoảng đã cho.

Dấu hiệu chia hết cho 2 3 5 9?

Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5. Câu 2. - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. - Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

23 chia hết cho bao nhiêu?

23 [số].

Số chia hết cho 2 là bao nhiêu?

– Dấu hiệu chia hết cho 2: Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số tận cùng chia hết cho 2 tức là số tận cùng là những số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8. – Ví dụ: số 20 có chữ số tận cùng là số 0 thì chia hết cho 2, tương tự với số 12, 16, 18, 36 đều chia hết cho 2.

Có bao nhiêu số có hai chữ số chia hết cho cả 3 và 5?

Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho 3 và 5 là: 15 [hoặc các em có thể chọn một trong các số 30; 45; 60; 75; 90].

Chủ Đề