So sánh ẩm thực việt nam và trung quốc

Với người Việt Nam món ăn không chỉ cần ngon, đẹp mắt mà phải mang lại may mắn và sự thịnh vượng. Người Trung Quốc rất coi trong sự toàn vẹn, nên các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi, đuôi lọt”… Cùng imonanngon tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

So sánh ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam

STT

ĐẶC ĐIỂM ẨM THỰC VIỆT NAM

ẨM THỰC TRUNG HOA

1 Quan điểm“Có thực mới vực được đạo”.

Món ăn không chỉ cần ngon, đẹp mắt mà phải mang lại may mắn và sự thịnh vượng

“Dân dĩ thực vi tiên”

Người Trung Quốc rất coi trong sự toàn vẹn, nên các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi, đuôi lọt”, các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt thành miếng rồi xếp đầy đủ trên đĩa

2 Dụng cụ ănBằng đũa Bằng đũa3 Cách chế biến Tính ít mỡ.

Đậm đà hương vị.

Tính tổng hòa nhiều chất nhiều vị.

Tính ngon và tính lành.

Tính cộng đồng hay tính tập thể.

Tính hiếu khách.

Phương pháp chế biến: Nấu, nướng, luộc, xào, rán chiên, quay, hầm, lùi, hấp, áp chảo, trui, lụi…

Rất nhiều chất béo.

Ít tổng hợp nhiều vị.

Phương pháp chế biến: Hầm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng.

4 Bữa ăn chính Bữa ăn chính của người Việt bao gồm 01 món chủ lực [cơm], một món gia vị [nước chấm] và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương. Bữa ăn chính gồm 02 thành phần:

Chủ thực: gạo, mì hay màn thầu.

Cải thực: là các món cung cấp chất dinh dưỡng như rau, thị, cá và các món ăn bổ sung.

5 Sở thích Thiên về ngon, phối trộn nhiều gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng [gân, chân gà, phủ tạng động vật…]. Thiên về bổ dưỡng.6 Khẩu vị Chua, cay, mặn, ngọt. Nam ngọt, Bắc mặn, Trung cay.

Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú. Ví dụ món bánh tráng: vị lạt lạt của bánh tráng, thịt heo thì béo béo, dưa leo ngọt ngọt, mát mát, rau sống thơm đặc trưng theo từng loại, nước mắm thì chua ngọt.

Chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Nam ngọt, Bắc mặn, Đông cay, Sơn chua7 Các loại cơmCơm trắng

Cơm nắm

Cơm tấm

Cơm gà

Cơm hến

Cơm rang

Cơm trắng

Cơm chiên

Cơm xào

Cơm gà

8 Về rau Có nhiều món rau luộc hay xào nhưng vẫn thích ăn rau sống. Không ưa ăn rau sống, phải qua chế biến9 Về cá Các món kho, chưng, chiên…

Ngoài ra còn làm mắm và nước mắm.

Các món kho, chưng, chiên…

Không làm mắm, nước mắm

10 Về thịt Chế biến thành các món quay, luộc, kho, xào, hầm.

Ngoài ra còn biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế,….

Các món: quay, luộc, kho, xào, hầm.11 Món canh Canh nấu nước sôi thả nguyên liệu vào, đảo nhanh rồi nhấc xuống để giữ độ dòn cho rau cũ.

Dùng ăn chung với cơm.

Món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau.

Chế biến rất mất thời gian vì phải hầm mềm nguyên liệu trên ngọn lửa liu riu.

Ăn riêng, không ăn chung với cơm.

Nước canh để uống như 01 thức khai vị đầu bữa ăn vì thế món canh không cần đậm đà mà chỉ mang hương vị nhẹ nhàng, chủ yếu lấy chất ngọt chiết ra từ xương thịt hầm.

Kết luận

Trên đây là cách để bạn có thể dễ dàng so sánh ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam. Các phân tích và thông kê đã được thể hiện rõ ràng ở bảng phân tích này nhé!

Không chỉ có ngôn ngữ là công cụ để con người giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau mà cả ẩm thực, âm nhạc, văn hóa, mĩ thuật,… cũng trở thành những công cụ đắc lực giúp kết nối con người, quốc gia, toàn nhân loại với nhau.

Có câu châm ngôn: Con đường ngắn nhất đến trái tim người đàn ông là đi qua dạ dày. Tuy nhiên ẩm thực không chỉ chinh phục trái tim của người đàn ông mà còn chinh phục trái tim của toàn nhân loại, không phân biệt chủng tộc, lứa tuổi, giới tính. Thông qua ẩm thực mà thể hiện nét văn hóa đặc trưng, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, quốc gia.

Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước hàng xóm láng giềng có khoảng 1.406km đường biên giới trên đất liền nên chắc chắn sẽ có rất nhiều điểm tương đồng trong văn hóa ẩm thực. Thế nhưng mỗi nước lại có vị trí, lịch sử khác nhau, phong tục tập quán cũng khác nhau nên cũng có nhiều điểm riêng biệt. Hãy cùng TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nét tương đồng ẩm thực giữa hai nước:

Nguyên liệu chính của bữa ăn đều chủ yếu là các loại ngũ cốc gạo, lúa mì,… do hai nước đều nằm ở gần lưu vực những con sông lớn, nông nghiệp khá phát triển, khác biệt hoàn toàn với phương Tây nới người ta coi thịt hay protein động vật mới là thức ăn chính.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Dụng cụ: cả hai nước đều sử dụng đũa để gắp trong bữa ăn [khác phương Tây sử dụng dao nĩa, người Ấn dùng tay bốc]. Bên cạnh đó, bát ăn cơm cũng không kém phần quan trọng do thực phẩm chính trong bữa ăn là cơm nên yêu cầu phải có bát ăn cơm trong bữa ăn.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Bữa ăn đều mang tính cộng đồng rất cao vì cùng ăn chung các món ăn trên bàn chứ không chia thành suất ăn theo kiểu phương Tây.

Khẩu vị: tùy từng quốc gia mà khẩu vị cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung là đều thích chua, cay, mặn, ngọt.

Người Việt Nam và người Trung Quốc đều chia bữa ăn hàng ngày thành ba bữa [ở phương Tây người chia thành nhiều bữa hơn]

Nét đặc sắc riêng của từng vùng ẩm thực

Thành phần món ăn chính: một bữa ăn của người Việt thường có 3 món: cơm – rau – cá . Ẩm thực Việt Nam bắt nguồn từ chính dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước cho nên cơm, rau là món ăn không thể thiếu trong bữa cơn người Việt “Ðói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Bên cạnh đó với bờ biển dài, với hệ thống ao, hồ, sông suối dày đặc nên cá cũng là một món ăn quen thuộc đối với người Việt.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

[Ảnh: bữa cơm của người Việt Nam]

Trong khi đó, một bữa ăn chính của người Trung Quốc chỉ gồm hai thành phần chính, đó là nguồn cấp chất bột, gọi là “主食” [nghĩa “Thức ăn chính”-thường là cơm, mì, bánh bao, hay màn thầu], và thức ăn kèm theo như rau, thịt, cá, hoặc các thức khác gọi là “菜” [nghĩa rau].

tiengtrung.com

tiengtrung.com

[Ảnh: bánh bao, mỳ của Trung Quốc]

Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung Quốc thích dùng bột mì, cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò, bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc thì bánh bao. Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

[Ảnh: bánh cuốn, phở Việt Nam]

Cả người Trung Quốc và Việt Nam đều khá chú trọng cân bằng về dinh dưỡng trong bữa ăn, do đó bên cạnh những món mặn, rau luôn là món không thể thiếu. Nhưng sự khác biệt giữa ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam là người Việt mặc dù cũng có rau xào hoặc rau luộc nhưng vẫn rất thích ăn rau sống. Người Trung Quốc thì ngược lại, họ luôn thích món rau phải được qua chế biến, do đó hầu như không bao giờ ăn rau sống.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

[Ảnh: bánh xèo ăn cùng rau sống]

Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm làm bằng cá; còn nước chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành hoặc dùng giấm.

Người Trung Quốc thường dùng rất nhiều dầu mỡ trong chế biến món ăn vì ở Trung Quốc thường có mùa đông rất lạnh và họ cũng ít khi tổng hợp lại các gia vị để tạo sự kết hợp hương vị. Trong khi đó, người Việt ưa thích những món ăn thanh đạm hơn nên dùng ít dầu mỡ [ở Việt Nam khí hậu khá ôn hòa]. Các món ăn của người Việt cũng là sự kết hợp của khá nhiều loại gia vị mang đến sự tổng hòa.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

[Ảnh: các món ăn Trung Quốc]

Đối với người Việt Nam, canh không phải món chính và không bỏ quá nhiều tâm sức vào món ăn này. Thông thường, canh chỉ là nước luộc rau hoặc phức tạp hơn một chút thì có chế biến thêm các loại thịt, cá,… Người Việt có thói quen chan nước canh vào cơm để ăn. Ngược lại, người Trung Quốc chế biến món canh rất phức tạp trong thời gian lâu. Canh thường được chế biến bằng cách hầm các nguyên liệu trong thời gian dài để lấy được những chất dinh dưỡng tinh túy nhất từ chúng. Nước canh không cần quá nhiều gia vị vì thông thường nó như một món khai vị. Điều đó cũng có nghĩa là người Trung Quốc không ăn cơm kèm với canh.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

[Ảnh 1,2: canh của người Việt Nam, ảnh 3: canh của người Trung Quốc]

Người Trung Quốc chia bữa ăn trong ngày ra làm ba bữa với quan niệm “早吃饱,午吃好, 晚吃少” [sáng ăn no, trưa ăn ngon, tối ăn ít]. Người Việt Nam cũng chia số bữa ăn trong ngày ra làm ba bữa: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối nhưng bữa ăn chính trong ngày thường diễn ra vào buổi tối, bữa sáng và bữa trưa thì thường ăn đơn giản hơn.

Trên đây là tổng hợp một số nét tương đồng và khác biệt giữa Ẩm thực Việt Nam và Ẩm thực Trung Quốc, mong rằng bài viết hữu ích đối với các bạn đang muốn tìm hiểu ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Trung Quốc!

Để trở nên tự tin hơn với tiếng Trung bởi vì đã nắm chắc 3300 chữ hán thông nhất, viết chữ chính xác chuẩn , đẹp dù trước đây bạn mù tịt về chữ hán và có thể đáp ứng được lượng từ vựng đáp ứng kỳ thi HSK5 quốc tế , nghe hiểu 80% nội dung chính phim ảnh, ca nhạc, các đoạn hội thoại giao tiếp thông dụng hãy tham khảo ngay bộ sách thần thánh này TẠI ĐÂY nhé.

Chủ Đề