So sánh amd ryzen 7 1700 năm 2024

CPU mới từ AMD này là model thấp nhất trong 4 model CPU R7 mà AMD mới công bố, giá bán lẻ vào tầm 8 triệu đồng, rẻ nhất trong gia đình Ryzen non trẻ. Thông số cơ bản như sau:

  • Số nhân: 8
  • Số luồng: 16
  • Xung nhịp: 3GHz
  • Xung nhịp Turbo: 3.7GHz
  • Bộ nhớ đệm: 4MB L2, 16MB L3
  • Thông tin chi tiết: //www.amd.com/en/products/cpu/amd-ryzen-7-1700

Toàn cảnh vỏ hộp của AMD Ryzen 7 1700, một thiết kế hình thức hoàn toàn mới

Khu vực này của vỏ hộp sẽ là nơi đặt thông tin cơ bản, đây không phải sản phẩm bán lẻ nên phần này bị thiếu.

Khi người dùng mua sẽ có quạt làm mát đi kèm, nhưng sản phẩm này thì không có.

Hộp sản phẩm là chính thức về mặt thiết kế và hình thức, riêng hộp nhựa đựng CPU thì cũng giống với các hộp đựng CPU trước đây của AMD, riêng phần tem thì khá đẹp mắt và là dạng mềm.

Cận cảnh CPU Ryzen 7 1700

Về số chân, chắc chắn là có khác biệt với các thế hệ trước đây, nhưng về cơ bản thì tương tự như các CPU sử dụng socket FM2+, phần giữa của bo mạch CPU vẫn còn trống, và như các bạn có thể thấy là AMD vẫn sử dụng CPU có chân, chưa chuyển sang dạng không chân như CPU Intel.

Mainboard GIGABYTE AB350-Gaming 3:

Nền tảng mới cần chipset mới cũng như socket mới, điều này mang đến nhiều tính năng mới hơn cũng như phân định rõ ràng giữa các thế hệ sản phẩm, đảm bảo các hệ thống vận hành tốt và ổn định hơn cũng như khả năng tương thích hợp lý.

Với việc cập nhật lên chipset mới, GIGABYTE mang đến các tính năng mới nhất cho các hệ thống dùng CPU AMD, AB350-Gaming 3 có giá thành hấp dẫn nhưng vẫn cập nhật hàng loạt công nghệ mà các hệ thống Intel có từ lâu như: khe M.2 hỗ trợ SSD tốc độ cao, USB 3.1 Gen 2, hỗ trợ VR và cả các tính năng đặc trưng của GIGABYTE như RGB Fusion.

Check number số đẹp: 2255! Ngoài ra thì phần tem này cũng chứa các thông tin cơ bản nhưng đầy đủ.

AB350-Gaming 3 không hẳn là có thiết kế full ATX do thiếu chút ít bề ngang, không dùng hết 3 hàng ốc ngang tương tự như các mainboard dòng G1.Gaming sử dụng chipset Intel B series, và các tính năng cũng tương tự. Về hình thức, đội đỏ có một sản phẩm có thiết kế khá tông xuyệt tông với màu đen và đỏ làm chủ đạo.

Các phụ kiện đi kèm có chất lượng tốt hơn, từ cáp SATA cho đến thanh kim loại khe IO, ngoài ra thì một tem GIGABYTE Gaming dành cho trang trí thùng máy cũng được tặng kèm, và do có chân mở rộng dây LED RGB nên hãng cũng tặng kèm theo một cáp nối dài chân tín hiệu.

USB 3.0 được hỗ trợ mặc định với chipset AMD mới là rất nhiều, đó là lý do mà bạn thấy khá nhiều giao tiếp này, giao tiếp USB 2.0 nếu cần dùng thì bạn phải dùng cáp mở rộng. Ngoài ra, một cổng USB dựng đứng là cổng USB đặc biệt, hỗ trợ tính năng USB DAC-UP 2 độc quyền của GIGABYTE, ngoài dòng điện ổn định nhất so với các cổng khác thì còn có khả năng điều chỉnh điện thế.

AB350-Gaming 3 hỗ trợ đồ họa đa nhân, hai khe cắm thiết kế riêng để gắn VGA được bọc thép để cứng cáp hơn, khe cuối cùng gần như là dành để gắn các SSD dạng khe PCIe hoặc bạn có thể gắn bất cứ bo mạch mở rộng nào mà bạn ưa thích.

Hệ thống phase nguồn cấp cho CPU, tổng cộng là 7 phase, không quá nhiều so với các mainboard cao cấp sử dụng chipset AMD X370 nhưng là vừa đủ nếu tính theo con số TDP mà AMD công bố cho các CPU của mình.

4 khe cắm RAM DDR4, hỗ trợ xung nhịp mặc định cao hơn so với phía Intel, AMD công bố hầu hết các mainboard của mình đều có thể hỗ trợ xung nhịp 2666MHz so với 2400MHz của phía Intel, chưa tính đến việc ép xung hoặc điều chỉnh riêng. Tuy vậy, các bộ nhớ hỗ trợ profile dành riêng cho AMD thì cực kỳ ít và bạn có thể gặp khó khăn khi sử dụng các profile được tối ưu theo chuẩn Intel XMP.

Hệ thống mạch âm thanh chất lượng cao với dàn LED riêng dưới nền PCB cùng loạt tụ chất lượng cao từ Nichicon, chuyên cho âm thanh.

Overlay LED, tính năng độc quyền và mang đến khả năng cá nhân hóa cực kỳ độc đáo, mang đến hình thức hoàn toàn mới và là của riêng bạn, của riêng mỗi hệ thống, tất nhiên là đèn LED sẽ là dạng RGB và điều chỉnh thông qua phần mềm RGB Fusion của GIGABYTE.

Cuối cùng thì các hệ thống sử dụng CPU AMD cũng có được cho mình khe M.2 mặc định, kết nối trực tiếp với chipset chứ không thông qua IC của hãng khác, mang đến khả năng tương thích tốt hơn cũng như hiệu năng ổn định hơn.

Socket AM4, về cơ bản thì cũng giống với socket FM2+ trước đây.

Hệ thống thử nghiệm thực tế cùng cấu hình: RAM GEIL EVO X, VGA GIGABYTE RX480 G1 Gaming, PSU Rosewill Glacier 850W, OS Windows 10 Pro 64bit, HSF Noctua NH-L9x65,…

Hệ thống thử nghiệm thực tế cùng cấu hình: RAM GEIL EVO X, VGA GIGABYTE RX480 G1 Gaming, PSU Rosewill Glacier 850W, OS Windows 10 Pro 64bit, HSF Noctua NH-L9x65,….

Socket AM4 cần hệ thống tản nhiệt mới chứ không tương thích ngược với các tản nhiệt trước đây dù về hình thức thì có vẻ giống nhau, và hàng loạt hãng chuyên làm tản nhiệt như Noctua gần như ngay lập tức giới thiệu các tản nhiệt mới với các bộ gài [clip] mới.

Thông tin sơ bộ hệ thống thử nghiệm.

Đếm số luồng xử lý thông qua Task Manager đôi khi cũng là một thú vui tao nhã.

Với các nền tảng mới, việc cập nhật BIOS nhằm đạt được khả năng vận hành và tương thích tốt nhất gần như là điều bắt buộc và nên làm, với GIGABYTE thì bạn đã có sẵn công cụ hữu dụng trong chính hệ thống BIOS, chỉ việc tải file BIOS mới về bỏ vào USB và vài thao tác gọn gàng, mọi thứ sẽ an toàn nhất. Đây cũng là cách update BIOS được khuyên dùng hàng đầu bởi rủi ro là thấp nhất. Với riêng mainboard GIGABYTE AB350-Gaming 3 thì bạn nên cập nhật BIOS F5 bản mới nhất.

SmartFan 5 là công nghệ và ứng dụng mới nhất của GIGABYTE, giao diện phần mềm mới dễ sử dụng hơn cũng như giao diện trực quan hơn.

Các kết quả thử nghiệm nhanh, khả năng render và hiệu năng tổng thể toàn hệ thống.

Thực tế sử dụng và thử nghiệm nhanh đã dập tắt đi niềm hứng khởi của người viết, bởi thực tế thì sự mượt mà là chưa có và hiệu năng tổng thể của toàn hệ thống cũng chưa cao [nhưng tính riêng CPU thì rất cao, bạn đọc có thể xem ở phần benchmark với Cinebench]. Điều này cũng được ghi nhận với nhiều thử nghiệm ở các nơi khác, có vẻ như driver hỗ trợ cho Windows 10 chưa ổn định, cần thêm ít thời gian nữa để AMD hoàn thiện hơn, còn ở thời điểm hiện tại thì bạn đọc có thể sử dụng Windows 7, có vẻ là ổn định hơn, theo ghi nhận từ các nơi.

Vậy có nên mua AMD Ryzen ở thời điểm này? Tất nhiên là hoàn toàn nên mua, bất kể bạn có là fan của AMD hay không, đây vẫn là một đầu tư hấp dẫn với hiệu năng CPU cực kỳ cao dựa trên số tiền bỏ ra, với riêng mainboard thì lại càng nên khi bạn là fan của đội đỏ. Chỉ đơn giản là bạn kiên nhẫn thêm một chút và để ý các thông tin cập nhật về cả driver lẫn BIOS để đạt được sự ổn định tốt hơn, hiệu năng cao hơn nữa.

Những gì cần thử nghiệm thêm:

  • CPU TDP: theo như AMD công bố thì TDP của Ryzen 7 1700 chỉ là 65W ở xung nhịp 3GHz, con số này là rất thấp và cực kỳ hấp dẫn nếu xét đến hiệu năng thực tế của CPU AMD này.
  • Khả năng ép xung: do sự ổn định chưa hoàn thiện cho lắm, khi có bản cập nhật BIOS mới, OCZone sẽ thử nghiệm khả năng ép xung các CPU Ryzen với các giải pháp tản nhiệt chất lượng như DI hay LN2. Khả năng ép xung RAM: AMD hứa hẹn IMC mới của mình cực kỳ mạnh và tất nhiên là khả năng ép xung cũng phải ấn tượng.

Chủ Đề