So sánh cán cân xuất nhập khẩu

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Vậy khái niệm cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cách tính cán cân xuất nhập khẩu như thế nào? Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn các vấn đề trên nhé.

Cán cân xuất nhập khẩu là gì

Cán cân xuất nhập khẩu hay cán cân ngoại thương là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu của một nước ở một giai đoạn nhất định. Hiểu một cách đơn giản, cán cân xuất nhập khẩu là mức chênh lệch của giá trị xuất khẩu và nhâp khẩu. Những sự thay đổi của các ngành trong một giai đoạn như theo tháng, theo quý hay theo năm sẽ được thể hiện một cách chi tiết trong cán cân xuất khẩu. Nếu giá trị hàng hóa xuất khấu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì sẽ gọi là xuất siêu, ngược lại thì là nhập siêu.

Nền kinh tế được xác định như sau:

Nền kinh tế của một vùng hay quốc gia = Các giá trị xuất khẩu – Các giá trị nhập khẩu.

  • Kết quả > 0: thặng dư.
  • Kết quả < 0: thâm hụt.
  • Kết quả = 0: cân bằng, đây cũng là trạng thái nền kinh hiệu quả nhất.

Tương tự như nền kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu cũng được tính theo sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.

Cán cân xuất nhập khẩu = Các giá trị hàng xuất khẩu – Các giá trị hàng nhập khẩu.

Hiểu một cách đơn giản, các giá trị hàng xuất khẩu là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ đã xuất ra nước ngoài để buôn bán. Các giá trị hàng nhập khẩu là tất cả giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập từ nước ngoài vào để nhằm kinh doanh đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Sau đây là 03 yếu tố cơ bản nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến cán cân xuất nhập khẩu:

  • Yếu tố đầu tiên là xuất khẩu: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” [Khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005].

Đây là yếu tố làm thay đổi cán cân xuất nhập khẩu bởi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cũng như đối tượng tiêu thụ các mặt hàng đó ngày càng có sự thay đổi. Chính sự thay đổi này sẽ có tác động rất lớn khi yếu tố xuất khẩu giữ vai trò “một bên” của cán cân xuất nhập khẩu.

  • Yếu tố thứ hai là nhập khẩu: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” [Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005].

Tương tự như xuất khẩu, nhập khẩu cũng giữ vai trò là “bên còn lại” của cán cân xuất nhập khẩu. Đây là nhân tố có xu hướng tăng mạnh khi GDP tăng lên, thậm chí đôi khi tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nhập khẩu còn có lúc tăng mạnh hơn cả GDP. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng thay đổi theo chiều hướng tăng lên khi mà giá cả của các hàng hóa sản xuất ở trong nước và các mặt hàng sản xuất trên thế giới có sự thay đổi, biến động mạnh mẽ. Trong trường hợp giá cả của hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên mà giá cả trên thế giới vẫn giữ nguyên hoặc chỉ thay đổi với giao độ biến động nhẹ thì kim ngạch nhập khẩu hay hạn ngạch nhập khẩu cũng vẫn sẽ tăng lên.

  • Yếu tố cuối cùng là tỷ giá hối đoái [tỷ giá trao đổi ngoại tệ]: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi tiền giữa hai nước, có thể hiểu đơn giản là số lượng tiền tệ cần để mua 1 đơn vị tiền tệ nước khác.

Đây cũng là một nhân tố có tác động khá mạnh mẽ đến cán cân xuất nhập khẩu. Bởi khi tỷ giá của đồng nội tệ có sự biến động cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của các hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của vùng hay quốc gia đó.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu cán cân xuất nhập khẩu là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Địa lí ngành thương mại – Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu. a] Cán cân xuất nhập khẩu

a] Cán cân xuất nhập khẩuQuan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu [còn gọi là kim ngạch xuất khẩu] với giá trị hàng nhập khẩu [kim ngạch nhập khẩu] được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Nếu giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu.b] Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu có thể chia thành các nhóm : nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến. Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm : tư liệu sản xuất [nguyên liệu, máy móc, thiết bị..] và sản phẩm tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hóa, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.

Một nền kinh tế có phát triển hay không phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Trong đó sự phát triển của xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh sự phát triển của đất nước đó. Và cán cân xuất nhập khẩu là một yếu tố giúp các quốc gia nhìn ra được những thay đổi trong việc xuất nhập khẩu và thấy được mức độ chênh lệch qua các thời kỳ cụ thể. Từ đó đưa ra những định hướng cụ thể góp phần vào sự phát triển của đất nước. Bài viết hôm nay, Saigon Futures sẽ cùng giải đáp những thắc mắc này đến bạn đọc nhé!

Vậy cán cân xuất nhập khẩu là gì? Bằng cách nào một quốc gia có thể tính toán được cụ thể cán cân xuất nhập khẩu?

Xem thêm bài viết về kiến thức:

I. Cán cân xuất nhập khẩu là gì?

Cán cân xuất nhập khẩu-Cán cân thương mại [Import-Export Balance] là bảng đối chiếu tổng giá trị xuất khẩu [kim ngạch xuất khẩu] và giá trị nhập khẩu [kim ngạch nhập khẩu] trong một giai đoạn nhất định. Nói một cách đơn giản thì đây chính là sự chênh lệch của tổng giá trị xuất khẩu và tổng giá trị nhập khẩu.

Tổng giá trị xuất khẩu > Tổng giá trị nhập khẩu= Xuất siêu
Tổng giá trị nhập khẩu > Tổng giá trị xuất khẩu= Nhập siêu

Xem thêm các bài viết liên quan:

  • Hàng Hóa Phái Sinh là gì?
  • Hợp đồng tương lai Quặng Sắt

II. Công thức tính và nhận xét cán cân xuất nhập khẩu

Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu:

Cán cân XNK = Giá trị hàng xuất khẩu- Giá trị hàng nhập khẩu

Trong đó:

  • Giá trị hàng xuất khẩu: giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất ra nước ngoài
  • Giá trị hàng nhập khẩu: giá trị hàng hoá, dịch vụ nhập từ nước ngoài về.
  • Giá trị cán cân xuất nhập khẩu phản ánh:
  • Giá trị tính được lớn hơn 0 thì cán cân sẽ thặng dư
  • Giá trị tính được thấp hơn 0 thì là thâm hụt
  • Một nền kinh tế đạt trạng thái hiệu quả cho ra giá trị cán cân mức bằng 0.

Nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu

Tổng thể giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các vùng, quốc gia gọi chung là cơ cấu xuất nhập khẩu. Cơ cấu xuất nhập khẩu phản ánh kết quả thực tế của quá trình lao động, trình độ lao động, các đối tượng tham gia vào sự phân công lao động quốc tế.

Đặc điểm của cơ cấu xuất nhập khẩu:

  • Luôn mang tính khách quan
  • Thể hiện qua số lượng và chất lượng
  • Có mục tiêu trước và
  • Luôn có vai trò đảm bảo được tính hiệu quả của nền kinh tế của quốc gia
  • Mang tính lịch sử, hình thành từ một cơ sở nào đó, kế thừa và phát triển.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu:

Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân[GDP]: GDP tăng làm nhập khẩu có xu hướng tăng và ngược lại

Ảnh hưởng của lạm phát: Lạm phát xảy ra làm tăng hoặc giảm giá trị của đồng tiền một quốc gia từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập khẩu kéo theo cán cân thương mại thay đổi

Ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá hối đoái: Biến động của tỷ giá hối đoái đồng nội tệ gây ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu…

Đây là những yếu tố then chốt làm ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu, từng yếu tố riêng lẻ cũng đủ làm thay đổi cán cân thương mại.

III. Tình hình cán cân xuất nhập nhập khẩu ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu của hàng hoá Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12-2021 đạt 34,76 tỷ USD, tăng 11% so với nửa đầu tháng 12- 2021.

Nội trong kỳ 2 tháng 12-2021, cán cân thương mại hàng hoá thặng dư 2,6 tỷ USD.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, Việt Nam có hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 45 tỷ USD là điện thoại và các linh kiện điện tử, máy vi tính, sản phẩm điện tử,… Thực tiễn là kết quả cho thấy sự hồi phục của hoạt động sản xuất, kinh doanh thích ứng kịp thời cùng với hiệu quả của kiểm soát dịch COVID-19.

Sự thay đổi của nền kinh tế xã hội diễn ra rất nhanh chóng và phức tạp, đó có thể là sự thay đổi tốt, nhưng cũng có thể là sự thay đổi xấu. Có thể lấy ví dụ điển hình từ tình hình hiện tại COVID-19. Từng sự thay đổi đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân xuất nhập khẩu và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như hội nhập quốc tế. Việc đánh giá kịp thời sự thay đổi, thích ứng linh hoạt là vô cùng quan trọng để đưa ra những chính sách hợp lý, đánh giá khách quan theo từng giai đoạn cụ thể.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

Saigon Futures thuộc Top 3 Thành viên kinh doanh dẫn đầu đầu thị phần giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng cho khách hàng :

  • Hệ thống giao dịch thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, chính xác, công bằng và minh bạch.
  • Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất.
  • Vượt trội cả về nhân lực lẫn công nghệ.

Click vào hình bên dưới để tìm kiếm lợi nhuận đầu tư tại Saigon Futures

Video liên quan

Chủ Đề