So sánh coppha nhựa và coppha ván ép năm 2024

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cốp pha khác nhau như cốp pha thép, nhôm, ván ép phủ phim, nhựa,…khiến cho người sử dụng gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn. Vì thế, sau đây Đông Đô sẽ phân tích những ưu điểm và nhược điểm riêng của 2 loại cốp pha phổ biến là cốp pha nhôm và cốp pha ván ép phủ phim để các bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Cốp pha nhôm Cốp pha ván ép phủ phim Ưu điểm – Trọng lượng nhẹ hơn so với các loại cốp pha thông thường khác– Có thể tái sử dụng nhiều lần

– Đảm bảo vệ sinh công trường

– Nâng tầng nhanh chóng

– Cho bề mặt bê tông tốt

– Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt– Bề mặt phẳng tuyệt đối, khả năng chống dính tốt nên dễ tháo dỡ

– Ít phải gia công làm sạch sau thi công

– Dễ cắt xẻ cho phù hợp với nhiều hình dạng modun khác nhau

– Cho bề mặt bê tông tốt

Nhược điểm – Giá thành cao, chi phí bảo dưỡng lớn– Phức tạp và tốn kém khi thay thế nếu sơ suất bị mất 1 form cốp pha nào đó trong quá trình thi công

– Đòi hỏi nhân công thi công có tay nghề cao

– Ứng dụng cho các công trình cao tầng còn hạn chế

– Tỷ lệ thu hồi tái sử dụng thấp hơn– Cần có kho chứa để bảo quản

– Chi phí bảo dưỡng phụ thuộc vào thời tiết và số lần cắt xẻ

Dựa vào những phân tích ưu, nhược điểm trên, nhà thầu cần tính toán và căn cứ vào điều kiện thi công thực tế để lựa chọn được loại cốp pha phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiết kiệm chi phí, nhân công và thời gian.

Ván coppha plywood là một loại khuôn đổ bê tông phổ biến được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng nhằm định hình bê tông. Loại khuôn được lắp dựng thành nhiều hình dạng khác nhau, phù hợp với từng vị trí trong công trình. Dù làm từ bất cứ loại vật liệu nào, khuôn phải có đủ độ cứng để chịu được áp lực tác động trực tiếp lên nó từ khi bắt đầu đổ đến khi bê tông cứng lại và tháo dỡ.

Tiêu chí sử dụng khuôn đổ bê tông

Trong bất cứ công trình xây dựng nào, phần bê tông cốt thép luôn là yếu tố quan trọng, quyết định sự bền vững của công trình. Để bê tông đủ chắc chắn, khuôn đúc cần được lựa chọn, kiểm tra kỹ lưỡng, tuân theo các tiêu chuẩn nhất định.

  • Coppha đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
  • Coppha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
  • Coppha có thể làm bằng gỗ, hoành bè, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo.
  • Bề mặt coppha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính, chống thấm

Theo TCVN 4453:1995, việc kiểm tra các tiêu chí sử dụng, lắp đặt coppha sẽ được dùng các phương pháp thủ công bằng mắt, bằng tay để so với yêu cầu của mỗi thiết kế và các quy định chung. Dưới đây là bảng tổng hợp quy chuẩn sai lệch đối với coppha, đà giáo đã lắp dụng theo TCVN.

Tên sai lệchMức cho phép, mm121. Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng cách thiết kế.

  1. Trên mỗi mét dài
  1. Trên toàn bộ khẩu độ

2. Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế

  1. Trên mỗi mét dài
  1. Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu:

– Móng

25

75

5

20

– Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m10– Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m15– Cột khung có liên kết bằng dầm10– Dầm và vòm53. Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế a] Móng15b] Tường và cột8c] Dầm xà và vòm10d] Móng dưới các kết cấu thépTheo quy định của thiết kế4. Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di động so với trục công trình10

Các loại khuôn phổ biến trong xây dựng

Dựa theo hình dáng và chức năng, khuôn bê tông hiện nay được phân thành 4 loại chính.

Ván khuôn cột

Ván khuôn cột về cơ bản là một trụ kín 4 mặt xung quanh, được dùng để định hình cột bê tông theo kích thước, hình dạng yêu cầu. Khuôn cột có hai phần chính gồm phần khuôn thường làm từ các tấm gỗ hoặc kim loại và phần gông bao quanh cột để gia cố và tăng độ chắc chắn cho khuôn.

Ván coppha cột phổ biến nhất có dạng hình vuông, ngoài ra, khuôn cột còn có thể làm theo nhiều kiểu như hình tròn, đa giác, hình chữ nhật… Tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ khác nhau của cột bê tông mà coppha sẽ được đóng sẵn 3 mặt hay để rời nhiều mảng.

Ván khuôn dầm

Coppha dầm thường được lắp dựng đồng thời với coppha sàn, bởi bê tông cốt thép cho hai phần này luôn được thi công cùng lúc.

Ván khuôn dầm gồm hai loại được gia công cách nhau giữa các bước lắp đặt thép sàn, gồm: đáy dầm và thành dầm.

  • Đáy dầm được lắp đặt trước, chịu trọng lượng của lớp bê tông dầm sàn, được chống đỡ bởi dàn cây chống và xà gồ.
  • Thành dầm được lắp đặt sau khi các lớp thép dầm, thép lót sàn được thi công xong, chịu áp lực ngang của bê tông và hợp với đáy dầm thành coppha kín góc, ép chặt lớp bê tông.

Khuôn dầm được thiết kế kín đáy và mặt bên nhưng mở phía trên để bê tông dầm sàn có thể liên kết được với nhau.

Ván khuôn sàn

Coppha sàn yêu cầu diện tích lớn, chịu được áp lực cao từ bê tông sàn và được liên kết với khuôn dầm hoặc khuôn tường. Các tấm coppha sàn thường có kích thước bằng diện tích một căn phòng, lát kín trên lớp xà gồ đỡ và giàn giáo bên dưới. Các cạnh coppha sàn được đặt khớp với coppha thành dầm.

Ván khuôn tường

Ván khuôn tường cấu tạo khá giống coppha cột, khoảng cách giữa hai thành ván là độ dày của tường. Coppha tường thường gồm tấm khuôn, sườn và gông cố định.

Các loại khuôn phổ biến ngày nay

Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hình và quyết định chất lượng kết cấu của bê tông, ván coppha cũng như các loại khuôn phổ biến khác phải vừa đảm bảo độ chắc chắn, vừa dễ dàng thi công, tháo lắp. Xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam là các loại khuôn bằng gỗ, nhựa, kim loại.

Ván coppha Plywood

Gỗ plywood dùng làm coppha thường là ván ép phủ phim hay còn gọi là film faced plywood. Lớp phim được nhúng keo chống nước chuyên dụng phenolic, giúp tăng độ bền, bề mặt phẳng nhẵn và hạn chế hư hỏng do tác động vật lý bên ngoài. Cốt ván plywood có khả năng chịu lực vượt bậc, hạn chế tối đa tình trạng co ngót, cong vênh nhờ được liên kết với nhau bằng keo WBP như MUF.

Với khả năng chống thấm nước vượt trội, ván coppha plywood giúp hạn chế hao hụt vật tư, bê tông không bị chảy ra ngoài hay sau khi tháo dỡ khuôn, không cần chà nhám nhiều lần. Ván ép coppha được được ưa chuộng nhờ ưu điểm nhẹ, dễ thi công và khả năng tái sử dụng cao. Giá coppha plywood phủ phim tương đối rẻ hơn so với các chất liệu làm khuôn đổ bê tông truyền thống [sắt, thép,…]

Tuy nhiên, làm coppha từ ván ép phủ phim có giá thành cao hơn gỗ thông thường và cần ván ép có kết cấu đủ dày để chịu được tải trọng lớn từ bê tông.

Ván khuôn gỗ xẻ

Ván coppha gỗ xẻ làm từ các thanh gỗ tự nhiên được cắt xẻ theo kích thước phù hợp sau đó ghép lại với nhau. Đây được xem là loại vật liệu nguyên sơ của khuôn đúc bê tông, rất phổ biến và được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, ván khuôn từ gỗ nếu không được tẩm sấy đến độ ẩm đạt chuẩn sẽ dễ hấp thụ nước từ bê tông, dẫn đến kết cấu bê tông sau khi đông cứng không đạt yêu cầu. Ván gỗ xẻ không được xử lý nhiều bước và nhúng keo chống thấm nước như ván ép coppha nên có thể làm bê tông chảy ra ngoài. Mặc dù giá thành coppha gỗ tự nhiên khá hợp túi tiền nhưng số lần sử dụng lại khá hạn chế, không thể tái sử dụng nhiều như ván ép phủ phim.

Khuôn nhựa

Coppha nhựa được làm từ nhựa tổng hợp pha trộn cùng một số nguyên liệu phụ gia, thường gồm 3 phần chính: ván mặt, sườn cứng và phụ kiện đi kèm. Khuôn nhựa là loại có trọng lượng nhẹ nhất, dễ dàng thi công và di chuyển, khả năng tái sử dụng có thể lên đến 100 lần. Coppha bằng nhựa có thể vệ sinh bằng nước nhanh chóng, nhưng lại kém linh hoạt và không thân thiện với môi trường.

Khuôn thép

Ngoài gỗ plywood và gỗ xẻ, thép cũng được sử dụng nhiều để làm khuôn đổ bê tông. So với gỗ xẻ, coppha thép có độ bền, chất lượng và khả năng chịu lực cao hơn. Đồng thời, trọng lượng coppha thép cũng nặng hơn nên cần đến các thiết bị hỗ trợ nâng hạ chuyên dụng. Bên cạnh đó, nếu không chú ý bảo quản để tránh rỉ sét, ăn mòn, khả năng tái sử dụng của loại khuôn này cũng bị giảm đi rất nhiều.

Bảng so sánh

Loại khuôn

Gỗ xẻGỗ plywoodNhựa

Thép

Giá thành loại 18mm

[vnd]

400.000 – 500.000/ 1220x2440mm700.000 – 800.000

1220x2440mm

900.000 – 1.000.000 1220x2440mm1.500.000 – 2.000.000/m2 Khả năng tái sử dụngHạn chế, dễ bị ẩm ướtCao – cần bảo quản kỹCaoCaoKhả năng thi công– Chống thấm tạm ổn

– Trọng lượng nhẹ

– Dễ tháo lắp

– Chống thấm vượt trội

– Linh hoạt, có thể cưa cắt

– Dễ tháo lắp

– Có thể cưa cắt

– Chống thấm tốt

– Nhẹ, dễ di chuyển

– Dễ tháo lắp

– Có thể cưa cắt

– Chống thấm tốt

– Trọng lượng nặng, di chuyển bất tiện

– Dễ tháo lắp

– Chịu lực tốt

Thẩm mỹKhông đảm bảo thẩm mỹ bề mặt bê tôngĐảm bảo bề mặt bê tông phẳng nhẵnĐảm bảo bề mặt bê tông phẳng nhẵnĐảm bảo bề mặt bê tông phẳng nhẵn

Tại sao nên chọn ván ép coppha plywood?

Ván khuôn gỗ film faced plywood đang được sản xuất và sử dụng như một giải pháp thay thế cho các khuôn đổ bê tông truyền thống [sắt, thép, gỗ tự nhiên…]. Ván ép coppha khắc phục được tình trạng hao hụt bê tông của coppha gỗ xẻ và sự bất tiện khi di chuyển của coppha thép nhờ trải qua quá trình chế tạo đạt chuẩn. Khuôn gỗ plywood với các ưu điểm nổi trội đã chinh phục được sự tin tưởng của nhiều người dùng:

  • Có thể cắt tấm ván theo kích thước yêu cầu một cách dễ dàng
  • Khả năng chịu lực tốt, bền, chống thấm nước cực kỳ tốt
  • Trọng lượng ván nhẹ, dễ thi công
  • Bê tông hoàn thành có bề mặt phẳng, mịn, không cần phải chà nhám quá nhiều
  • Có thể được sử dụng trong trường hợp cần ván khuôn có hình dạng cong
  • Giá thành ván ép coppha hợp lý với chất lượng
  • Có thể tái sử dụng nhiều lần

ADX Plywood – cung cấp ván ép phủ phim chất lượng cao

Với những thông tin mà ADX vừa chia sẻ, hy vọng quý khách sẽ có thêm nhiều tiêu chí hơn để so sánh và lựa chọn chất liệu làm khuôn cho các công trình của mình. Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp ván coppha phủ phim chất lượng với giá cả cạnh tranh, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng. Để theo dõi nhiều kiến thức thú vị hơn về ván ép plywood, quý khách có thể truy cập website của

Chủ Đề