So sánh đặc điểm khhgđ và doanh nghiệp nhỏ năm 2024

Thực tế này đòi hỏi phải thay đổi trọng tâm chính sách dân số nhằm giải quyết vướng mắc và nắm bắt cơ hội phát triển trong tình hình mới.

Nhiều vấn đề phát sinh

Theo ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình [DS - KHHGĐ], Bộ Y tế, thời gian qua, thành tựu giảm sinh của nước ta duy trì vững chắc là do trong một thời gian dài, người dân được tuyên truyền, nhận thấy lợi ích thực tế của mô hình gia đình nhỏ.

Hệ thống dịch vụ KHHGĐ cũng cơ bản phủ kín nhu cầu của nhân dân và đang được thị trường hóa. Bên cạnh đó, từ năm 2015 trở đi, đại đa số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ là thế hệ mới [sinh năm 1985 trở lại đây]. Đó là thế hệ được giáo dục nói chung và giáo dục về DS - KHHGĐ nói riêng khá tốt. Ngoài ra, sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ xu hướng giảm sinh.

Lấy máu để sàng lọc dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện huyện Lạng Giang [Bắc Giang]. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Tuy nhiên, theo ông Lê Cảnh Nhạc, so với thời điểm hoạch định chính sách DS - KHHGĐ [năm 1961], dân số nước ta đã xuất hiện những đặc điểm và xu hướng mới, khác biệt chưa từng thấy và chắc chắn sẽ tác động lớn đến sự phát triển bền vững của Việt Nam ở cả mặt tích cực và tiêu cực.

Cụ thể, theo dự báo, dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm lại và đạt 100 triệu dân vào năm 2025. Dân số đông là một thị trường lớn, hấp dẫn đầu tư nhưng cũng là thách thức về an ninh lương thực, năng lượng... Bên cạnh đó, từ năm 2006, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số “vàng”, với khoảng 2/3 dân số trong độ tuổi lao động. Cơ cấu vàng mang lại nhiều dư lợi về lao động nhưng cũng là thách thức về tạo việc làm có năng suất, thu nhập cao.

Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2012, khi tỷ lệ những người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% tổng dân số và sẽ trở thành nước có “dân số già” vào khoảng năm 2032, khi tỷ lệ này chạm “ngưỡng” 20%. Điều đáng chú ý, quá trình già hóa của nước ta diễn ra chỉ trong khoảng 20 năm [2012 - 2032] đã đạt đến ngưỡng “dân số già”, hay nói cách khác “già trước khi giàu”. Những đặc điểm này làm trầm trọng thêm những thách thức về an sinh xã hội cho người cao tuổi trong quá trình phát triển.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng tăng và ở mức nghiêm trọng cũng là một thách thức đặt ra đối với dân số Việt Nam, dẫn đến sự phát triển không bền vững về mặt xã hội. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ số này là 110,6 bé trai/100 bé gái. Năm 2014 đã tăng lên 112,2; riêng đồng bằng sông Hồng lên tới 118 bé trai/100 bé gái. Bên cạnh đó, chất lượng dân số đã tăng lên nhưng chưa cao. Năm 1992, chỉ số phát triển con người của Việt Nam là 0,486, xếp thứ 120/174 nước, đến năm 2014, chỉ số này mới tăng lên 0,666, xếp thứ 116/188 nước được so sánh.

Thực tế trên cho thấy, trước những vấn đề dân số mới phát sinh, cần ban hành chính sách dân số mới để giải quyết vướng mắc phát sinh, đồng thời nắm bắt cơ hội, góp phần tạo sự phát triển bền vững cho đất nước.

6 nội dung của chính sách mới

Ngày 4/1/2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng [khóa XI] đã ban hành Kết luận số 119-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ. Trong đó, Ban Bí thư đề nghị Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII xem xét, ban hành Nghị quyết về dân số, cần “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển”. Việc chuyển trọng tâm này nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề dân số, với các nội dung cụ thể như: Duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, điều chỉnh phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

“Thời gian tới, chính sách dân số sẽ chuyển trọng tâm từ DS - KHHGĐ sang dân số và phát triển. Cũng xuất phát từ chủ trương trên, Bộ Y tế đã đề xuất đổi tên Tổng cục DS - KHHGĐ thành Tổng cục Dân số”, ông Lê Cảnh Nhạc cho biết.

Như vậy, nếu trước đây, chính sách dân số chỉ tập trung vào một nội dung là KHHGĐ với mục tiêu giảm sinh thì nay, chính sách dân số mới với 6 nội dung, sẽ có phạm vi rộng lớn hơn. Tuy nhiên, việc chuyển trọng tâm này không có nghĩa là từ bỏ KHHGĐ mà sẽ thực hiện nhiệm vụ này theo phương thức mới.

Ông Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, khuyến nghị, để thực hiện chủ trương trên, các cấp ủy, chính quyền các cấp cũng cần đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số và phát triển vào nghị quyết, chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần; duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý…

Sau 15 năm [1993 - 2008] thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII, về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tình hình dân số nước ta đã có những thay đổi rất căn bản. Mục tiêu cốt lõi của chính sách này là giảm sinh và thực hiện "mỗi cặp vợ chồng có 2 con" đã đạt được. Năm 1999, Liên hợp quốc đã tặng Giải thưởng Dân số cho Việt Nam. Để có những khuyến nghị phù hợp góp phần xây dựng và thực hiện chính sách dân số giai đoạn từ 2008 đến 2015, việc làm rõ những đặc điểm nổi bật của dân số nước ta hiện nay là vấn đề rất cần thiết.

1 - Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, Việt Nam có khoảng 84.155.800 người; năm 2008, con số đó không dưới 86 triệu, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Nhưng, nếu chỉ nói đến số dân hay quy mô dân số thì chưa thể hiểu hết tình hình. Cần phải xem xét mối tương quan giữa số dân và tài nguyên, nhờ đó mà nhân loại tồn tại và phát triển. Trước hết là đất đai - thứ tài nguyên mà nếu thiếu, chúng ta cũng không nhập khẩu được. Một cách đơn giản nhất, chung nhất, người ta dùng chỉ tiêu mật độ dân số để nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và đất đai.

Các nhà khoa học của Liên hợp quốc đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2, chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Mật độ dân số nước ta năm 2008 lên tới gần 260 người/km2. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6 - 7 lần "mật độ chuẩn". Trên thế giới, chỉ có 4 nước [ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đét, Phi-líp-pin] có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta. Có thể khẳng định rằng: Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn. Mặc dù vậy, dân số nước ta vẫn tăng mạnh: trong 5 năm gần đây, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1,1 triệu người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình [nước ta có 39 tỉnh có dân số từ 1,1 triệu trở xuống].

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, năm 2024, dân số nước ta sẽ vượt 100 triệu người, mật độ dân số sẽ lên tới 335 người/km2. Quy mô dân số rất lớn, mật độ dân số rất cao và vẫn đang tăng mạnh như trình bày ở trên, bên cạnh việc tạo ra thị trường lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư, cũng góp phần không nhỏ làm trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông...

Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình [KHHGĐ] là một nội dung cần ưu tiên hàng đầu trong chính sách dân số nói riêng và chính sách kinh tế - xã hội nói chung ở nước ta. Cụ thể là cần có những chính sách, luật pháp điều chỉnh vấn đề sinh sản, đẩy mạnh tuyên truyền, bảo đảm dịch vụ, phương tiện có chất lượng cao nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của người dân. Coi kỹ thuật KHHGĐ là một trong những lĩnh vực kỹ thuật hàng đầu của nước ta. Các chính sách phát triển phải hướng mạnh đến tạo việc làm, đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy mô dân số trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng, miền, bao gồm KHHGĐ, di cư và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

2 - Dân số trẻ nhưng phải đối mặt với xã hội già hóa trong tương lai gần

Dân số nước ta trẻ. Năm 2006, tỷ lệ trẻ em từ 14 tuổi trở xuống là 26,3%, ở Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ có 15%. Như vậy, nếu có khoảng 86 triệu dân như Việt Nam thì Nhật Bản chỉ có 12,9 triệu trẻ em, còn nước ta có hơn 21,2 triệu. Ngay cả khi kinh tế Việt Nam và Nhật Bản như nhau thì bài toán nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em ở nước ta cũng nặng hơn Nhật Bản gần 2 lần.

Những người sinh ra sau ngày miền Nam giải phóng ước khoảng 63% tổng dân số hiện nay, còn những người dưới 45 tuổi khoảng 78%. Dân số trẻ chứa đựng tiềm năng to lớn về trí sáng tạo, sự nhanh nhạy và dễ nắm bắt những cái mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cũng đang cho thấy, tỷ lệ trẻ em giảm khá nhanh còn tỷ lệ người cao tuổi lại đang tăng lên. Nếu năm 1979, so với tổng số dân, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ở nước ta là 41,7% và người cao tuổi chỉ có 7% thì đến năm 2006, các tỷ lệ tương ứng là 26,3% và 9,2%. Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811,4 nghìn người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa và sẽ là thách thức lớn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội.

Thực tế nói trên cho thấy, Việt Nam không chỉ đổi mới nhanh chóng về kinh tế - xã hội mà còn đang đổi mới nhanh chóng các thế hệ dân số. Do đó phải tính đến yếu tố: tỷ lệ trẻ em giảm, tỷ lệ người cao tuổi tăng trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là kế hoạch phát triển giáo dục, nhất là bậc tiểu học và trung học cơ sở, cần chú ý đến yếu tố tỷ lệ trẻ em giảm nhanh. Cần chú trọng nghiên cứu hoạch định chính sách xã hội đối với người cao tuổi, tận dụng cơ hội "cơ cấu dân số vàng" để phát triển kinh tế.

3 - Ở trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân đối giới tính

Để đánh giá mức độ cân bằng giữa số nam và số nữ, người ta dùng chỉ tiêu "tỷ số giới tính", tức là "số nam tương ứng với 100 nữ". Theo tổng điều tra dân số năm 1979, tỷ số giới tính ở nước ta là 94,7 [có sự mất cân đối giới tính một cách đáng kể, theo hướng nam ít hơn nữ] nhưng đến năm 1999, "tỷ số giới tính" đó tăng lên 96,7, nghĩa là nhìn tổng thể, số lượng nam nữ đó gần cân bằng.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, tình trạng mất cân đối giới tính lại theo hướng ngược lại là các cháu trai được sinh ra nhiều hơn các cháu gái. Xin dẫn ra một số ví dụ:

[1] Theo Điều tra mức sống dân cư năm [1997 - 1998] ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao nhất nước: 116, nghĩa là, trong độ tuổi từ 1 đến 4, cứ có 100 cháu gái thì tương ứng có tới 116 cháu trai.

[2] Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, xử lý trên mẫu 3%, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao, như: An Giang: 128; Kiên Giang: 125; Kon Tum: 124; Hải Dương: 120; Bình Phước: 119; Quảng Ninh: 118; Thanh Hóa: 116; Ninh Bình: 113...

[3] Theo cuộc điều tra biến động dân số - KHHGĐ năm 2006, do Tổng cục Thống kê tiến hành, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh lên tới 110. Đây là mức cao vào hàng thứ 4 trên thế giới [Ac-mê-ni-a: 117; Gru-di-a: 116, Trung Quốc:112; Việt Nam, An-ba-ni-a: 110].

Từ những số liệu trên và kết quả của nhiều cuộc điều tra khác có thể nêu giả thiết đáng tin cậy rằng: đã có sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp của y tế để sinh được con trai. Hậu quả của tình trạng "lựa chọn" này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng trong thế hệ trẻ. Đây là sự mất cân bằng vật chất rất dễ dẫn đến hậu quả xã hội rất nặng nề, như tình trạng buôn bán phụ nữ, mại dâm,...

Như vậy, cần tổ chức nghiên cứu thẩm định tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về giới tính của trẻ sơ sinh, xác định nguyên nhân của tình trạng này; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; phê phán mạnh mẽ những hủ tục biểu hiện "trọng nam khinh nữ". Khi xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội cần chú ý khía cạnh bình đẳng giới và thực hiện nghiêm khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh Dân số về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức [tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi, phá thai...]. Có giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống tội phạm đối với phụ nữ.

4 - Dân số phân bố không đều, di dân ngày càng sôi động

Trong 8 vùng kinh tế - sinh thái, 42,4% dân số tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, diện tích đất đai của hai vùng này chỉ chiếm 16,6%. Mật độ dân số ở các tỉnh rất khác nhau. Năm 2006, trung bình trên mỗi km2 đất ở Hưng Yên có 1.237 người sinh sống, trong khi đó ở Kon Tum chỉ có 40 người/km2. Mặt khác, vốn pháp định đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 - 2006 vào đồng bằng sông Hồng gấp 40 lần vào Tây Nguyên, vào Đông Nam Bộ gấp 81 lần. Thực trạng này chứa đựng tiềm năng di cư lớn. Những đặc trưng của di dân hiện nay, đã khác so với trước đây:

Về động lực: việc làm, thu nhập [không nhất thiết là đất canh tác], hôn nhân và đoàn tụ gia đình. Về hướng: nông thôn - đô thị, Bắc - Nam; Về hình thức: đa dạng, di dân kinh tế mới, di dân định canh, định cư, di dân ổn định biên giới và di dân tự phát. Về quy mô di chuyển: ngày càng lớn. Riêng giai đoạn 1961 - 1997, đã có 5,9 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án. ở Thành phố Hồ Chí Minh, luồng di dân tự do đến không ngừng tăng lên. Thí dụ, trong giai đoạn 1986 - 1990, số dân nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh là 178.196 người; giai đoạn 1994 - 1999: đã tăng lên 415.387 người, và chỉ tính riêng từ ngày 1-4-2002 đến 1-4-2003, con số này đã là 106.197 người. Sau 26 năm từ 1999 đến 2005, dân số Tây Nguyên đã tăng hơn 3 lần, chủ yếu do dân nhập cư. Tây Nguyên trở thành nơi hội tụ dân di cư từ nhiều tỉnh, thành, nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo.

Hướng di dân cũng đã thay đổi đáng kể, từ nông thôn - nông thôn phía Bắc trước năm 1975 đến di dân Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng di dân nông thôn - đô thị và trong nước ra nước ngoài những năm gần đây. Khoảng 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài khá lớn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hôn với người nước ngoài là một nguyên nhân mới, đáng kể của di dân và đang gây ra những hậu quả phức tạp về các mặt dân số, pháp lý, tâm lý xã hội.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước, di cư sẽ ngày càng sôi động. Vì vậy, cần có chính sách phân bố dân số cân đối với tài nguyên môi trường của các vùng kinh tế - sinh thái. Thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính để khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai, tài nguyên, giải tỏa sức ép dân số quá lớn ở đồng bằng sông Hồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và tách chức năng kinh tế, xã hội ra khỏi "Sổ hộ khẩu". Đẩy mạnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư nói chung và di dân tự do nói riêng, đặc biệt phòng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người di cư. Phổ biến những kiến thức cần thiết khi di cư [đăng ký hộ khẩu, tìm việc, ký kết hợp đồng lao động, bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm, ...]. Nêu những tấm gương di cư xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chân chính.

5 - Tỷ lệ dân đô thị hiện còn thấp nhưng sẽ tăng mạnh trong tương lai

Tỷ lệ dân đô thị phản ảnh trình độ phát triển của quốc gia. Năm 2005, tỷ lệ dân đô thị của thế giới là 47%. Nếu tính theo các châu, thì châu Âu có tỷ lệ dân đô thị là 74%, châu á: 38%, châu Phi thấp nhất cũng đạt 36%. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2006, tỷ lệ dân đô thị ở nước ta mới chỉ đạt 27,12%. Ngay vùng đồng bằng sông Hồng có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, nhưng tỷ lệ dân đô thị cũng chỉ có 23,8%. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân đô thị chỉ chưa đến 10%, như Thái Bình: 7,2%, Hà Nam: 9,6%,... Như vậy, về đại thể, Việt Nam vẫn là mảnh đất "tam nông": nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Quá trình công nghiệp hóa và di dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và dân số tích tụ trong khu vực đô thị sẽ tăng lên. Bộ mặt lãnh thổ, không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ.

Rõ ràng, cần có kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang... để tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên.

6 - Mức sinh, mức chết đều giảm mạnh nhưng còn khác nhau giữa các vùng

Để đo lường mức sinh, người ta dùng nhiều chỉ tiêu, thông thường nhất là "tỷ suất sinh thô". Tỷ suất này biểu thị số trẻ được sinh ra trong 1 năm, tính trung bình trên 1.000 dân. Tỷ suất sinh thô của Việt Nam năm 1957 là 44 phần nghìn, sau 50 năm đẩy mạnh KHHGĐ, tỷ suất này giảm xuống còn 17,2 phần nghìn vào năm 2007. Tuy "tỷ suất sinh thô" giảm nhiều nhưng với số dân lớn nên số trẻ em sinh ra trong một năm hiện nay vẫn tới khoảng 1,5 triệu.

Số con trung bình của mỗi phụ nữ Việt Nam cũng không ngừng giảm xuống. Từ chỗ mỗi phụ nữ đến hết tuổi sinh đẻ trung bình có 6 đến 7 con, mấy năm nay gần đây, chỉ sinh 2 con tức là đã đạt "mức sinh thay thế". Việc mỗi phụ nữ chỉ sinh 2 con, chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến sức khỏe, học vấn, việc làm, thu nhập, địa vị xã hội của họ mà còn ảnh hưởng theo hướng tích cực tới việc nuôi, dạy con cái, hạnh phúc gia đình, sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, mức sinh ở các vùng còn khác nhau: Tây Bắc, Tây Nguyên có mức sinh cao khoảng gấp rưỡi vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Năm 2007, "tỷ suất chết thô" [số người chết tính trên 1.000 dân trong năm] của toàn quốc là 5,4 phần nghìn - vào loại thấp so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Tây Bắc, tỷ lệ này cao gấp 1,5 lần Đông Nam Bộ. Đặc biệt là tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh rất khác nhau giữa các vùng. Nếu tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 10 phần nghìn thì ở Tây Bắc cao gần gấp 3 lần, tới 29 phần nghìn. Tuổi thọ trung bình ở nước ta không ngừng được nâng cao, hiện đã đạt khoảng 71 tuổi.

Hiện nay, cần chú trọng cung ứng đầy đủ và liên tục phương tiện và dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cao để giữ vững tỷ lệ tránh thai, mức sinh đã đạt được, tức là đẩy mạnh Chương trình KHHGĐ đi vào chiều sâu hơn là bề rộng. Chương trình KHHGĐ cần có sự tập trung, ưu tiên trước hết cho Tây Nguyên, Tây Bắc nói riêng và nông thôn nói chung; KHHGĐ ở miền núi phải đồng thời với việc ưu tiên xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em, giảm thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nói riêng và tỷ lệ tử vong ở trẻ em nói chung.

7 - Chất lượng dân số có cải thiện nhưng vẫn chưa cao

Chỉ số phát triển con người [The Human Development Index - HDI] được tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, có thể coi là một chỉ báo về chất lượng dân số [Chỉ số này cao nhất là 1, thấp nhất là 0]. Chỉ số HDI của nước ta không ngừng tăng lên, từ 0,539 năm 1992 đã tăng lên 0,733 năm 2005. Tuy nhiên so với thế giới, chỉ số HDI của Việt Nam vẫn ở thứ hạng thấp, năm 2005 chỉ xếp thứ 105 trên 177 nước được so sánh.

Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, hiện nay cần xây dựng chính sách nâng cao chất lượng dân số. Nên thay mục tiêu "mỗi gia đình có 2 con" [đã đạt được] sang mục tiêu "2 con chất lượng cao" hay "2 con khỏe mạnh, có giáo dục và được đào tạo". Cần tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện việc nuôi, dạy con cái. Đây cần được coi là nhiệm vụ mới của các cộng tác viên dân số - KHHGĐ. Sớm nghiên cứu, phổ biến, triển khai thực hiện Điều 21 Pháp lệnh Dân số: "Biện pháp nâng cao chất lượng dân số"./.

Chủ Đề