So sánh do chieu cao thap năm 2024

– Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, so sánh chiều cao của 2 đối tượng, biết so sánh cao- thấp các đối tượng thông qua các trò chơi.

– Giáo dục trẻ có ý thức học tập, biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

  1. CHUẨN BỊ.

– Giáo án điện tử, que chỉ

– Mỗi trẻ 1 bảng con, rổ đồ dùng có một cây cao màu xanh và 1 cây thấp màu đỏ

– Cây xanh, quả cho trẻ chơi trò chơi, bảng to

– Nhạc bài hát: Em yêu cây xanh

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

  1. Hoạt động mở đầu.

– Hôm nay thời tiết đẹp, cô con mình cùng đi thăm vườn cây nhé

– Cô và trẻ hát bài: Em yêu cây xanh

– Chúng mình đã đến vườn cây xanh rồi

– Chúng mình cùng nhìn xem vườn cây có gì?

– Con nhìn xem cây này như thế nào

– Muốn cây luôn xanh tươi tốt ra nhiều hoa thơm quả ngọt các con phải làm gì?

– Trong vườn có nhiều loại cây khác nhau, có cây cao, cây thấp để biết được cây nào cao hơn cây nào thấp hơn thì hôm nay cô con mình cùng nhau học bài: So sánh chiều cao của hai đối tượng.

  1. Hoạt động trọng tâm.
  2. a] So sánh chiều cao 2 đối tượng

– Cho trẻ lấy rổ ngồi thành 3 hàng và nhìn lên máy tính

– Bây giờ các con hãy nhìn lên màn hình xem cô có gì nào

– Cây màu gì? Có mấy cái cây?

– Cho trẻ đếm và xếp cây ra trước mặt, 2 cây đứng cạnh nhau, chú ý đặt 2 gốc cây bằng nhau trên cùng một mặt phẳng

– Các con thấy 2 cây như thế nào với nhau?

– Cây màu xanh so với cây màu đỏ như thế nào?

– Cây màu đỏ so với cây màu xanh như thế nào?

– Vì sao con biết cây màu xanh cao hơn?

– Vì sao con biết cây màu đỏ thấp hơn?

– Cô hỏi cả lớp? Mời cá nhân?

– Cô khái quát: Đúng rồi cây màu xanh có phần thừa ra ở phía trên, nên cây màu xanh cao hơn, cây màu đỏ thấp hơn vì cây màu đỏ thấp hơn một đoạn nên không có phần thừa ra.

  1. b] Trò chơi: Luyện tập củng cố

* Trò chơi 1: Ai thông minh hơn

– Lần 1: Khi cô nói màu cây thì các con nói chiều cao của cây

– Lần 2: Khi cô nói chiều cao của cây thì các con nói màu sắc của cây

* Trò chơi 2: Gắn quả cho cây

– Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội: Đội số 1 và đội số 2, lần lượt từng bạn ở 2 đội sẽ lên lấy quả màu đỏ để gắn cho cây cao hơn và quả màu vàng để gắn cho cây thấp hơn, thời gian là 1 bản nhạc, đội nào gắn được nhiều hoa đúng sẽ giành chiến thắng.

“Có một bạn nhỏ rất là thích trồng và chăm sóc cây. Hàng ngày, bạn tưới nước, nhổ cỏ chăm sóc cây, chẳng bao lâu sau, vườn cây nhà bạn đã tươi tốt, ra hoa kết quả và đã đến mùa thu hoạch, bạn muốn nhờ chúng mình đến giúp bạn đấy. Chúng mình có đồng ý giúp bạn không? Vậy cô con mình sẽ cùng đến vườn cây của bạn nhé!

2. Hoạt động 2: Nội dung

2.1. Ôn so sánh chiều cao 2 đối tượng

- Đã đến vườn cây nhà bạn rồi các con thấy vườn nhà bạn có nhiều cây không?

- Đây là cây gì?

- Cây táo và cây xoài có nhiều quả chín rồi, bạn nào xung phong lên hái quả nào?

- Cô mời một trẻ lên hái quả?

- Bạn đã hái được quả gì đây? [quả táo]

- Tại sao bạn lại không hái được quả xoài? [ 2-3 trẻ nhận xét].

- Cô khẳng định: Vì cây Táo thấp hơn cây Xoài nên bạn đã hái được, còn cây Xoài cao hơn cây Táo nên bạn không hái được đấy.

- Bạn nào xung phong lên hái quả tiếp nào?

- Bạn B hái được quả gì đây?

- Vì sao bạn A chỉ hái được quả Táo mà bạn B lại hái được cả 2 quả Táo và Xoài? So sánh 2 bạn.

- Cô khẳng định: Bạn A thấp hơn bạn B nên chỉ hái được quả táo, bạn B cao hơn bạn A nên bạn hái được cả quả táo và quả xoài.

\=> Chúng mình vừa thăm vườn và hái quả nhà bạn nhỏ rồi. Chúng mình có muốn học tập bạn để trồng những vườn cây thật đẹp không. Để trồng được vườn cây, chúng mình nhẹ nhàng lên lấy đồ dùng và về chỗ nào.

2 .2. Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng.

+ Bạn A tặng rổ đồ chơi các con xem trong rổ có gì?

- Bây giờ cô con mình cùng trồng cây nhé.

Trước tiên chúng mình trồng cây xoài nào, tiếp theo lấy cây táo để trồng nhé. Trong rổ chúng mình cây gì?

CM lấy cây cam trồng bên cạnh cây táo nào.

- Các con vừa trồng được mấy cây? Cho trẻ đếm.

- Các con thấy 3 cây này như thế nào với nhau

+ Ai có nhận xét gì về chiều cao của cây táo, cây xoài, cây cam nào? Vì sao con biết ?

+ Cây táo như thế nào so với cây xoài và cây cam? [Cây táo cao hơn cây xoài và cây cam]

- Vì sao con biết?

\=> Cô chính xác lại kết quả: Cây táo cao hơn cây xoài và cây cam vì khi để 3 cây cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng, cây táo có phần thừa ra so với cây xoài và cây cây cam.

- Như vậy cây táo như thế nào các con?

\=> Vậy cây táo cao hơn so với cây xoài và cây cam nên cây táo được gọi là cao nhất.

- Cây xoài so với cây táo và cây cam thì như thế nào?

\=> Vậy cây xoài cao hơn cây cam và thấp hơn cây táo nên được gọi là cây thấp hơn.

+ Còn cây cam so với cây táo và cây xoài thì như thế nào?

\=> Cô chốt lại: Cây cam thấp nhất so với cây táo và cây xoài nên gọi là cây thấp nhất

\=> Củng cố lại bằng cách nói nhanh

- Cô chỉ cây táo

- Cây xoài

- Cây cam

\=> Cô chỉ ngược lại

\=> Các bạn học rất giỏi bạn nào cũng nhận biết được chiều cao của 3 cây, giờ các bạn hãy tìm giúp bạn An một số đồ dùng ở xung quanh lớp có chiều cao khác nhau.

3. Hoạt động 3: Trò chơi, củng cố:

* TC 1:“Ai giỏi hơn” .

- Cô nói cây táo/xoài/cam, trẻ nói cao nhất/ thấp hơn/ thấp nhất và giơ lên.

Ví dụ: Cô nói: “Cây táo” -Trẻ nói: “Cao nhất”

- Cô nói: “Cao nhất”, “Thấp nhất” - Trẻ nói tên cây và giơ lên.

* TC 2: “Đội nào nhanh nhất” .

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành ba đội. Mỗi đội 8-10 bạn lên chơi. Trên mỗi bảng có 3 cây: cây cao nhất – cây thấp hơn – cây thấp nhất. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt chạy lên tìm gắn một quả dưới một cây mà cô yêu cầu 9 quả màu đỏ gắn lên cây cao nhất, quả màu vàng gắn lên cây thấp hơn, quả màu xanh gắn lên cây thấp nhất]. Sau đó trẻ chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ chạy lên chơi.

- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả. Đội nào tìm và gắn đúng quả theo yêu cầu được nhiều nhất, sẽ giành chiến thắng.

Chủ Đề