So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Úc

SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ ÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [3.37 MB, 58 trang ]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
Khoa Sư phạm và Xã hội nhân văn

GIÁO DỤC SO SÁNH VÀ GIÁO DỤC BỀN VỮNG
GVHD: Nguyễn Ngọc Hân

Nhóm 4 – Lớp B16ST2

1. Nguyễn Thị Phương Tinh
2. Bùi Thùy Trang
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích
4. Lê Thị Tuyết Mai
5. Đoàn Khánh Vi
















Sơ lược về kinh tế và giáo dục Australia


Nội dung
So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và giáo dục Australia

Hệ thống giáo dục

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Giáo dục đại học

Phương pháp giáo dục

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục


I

Sơ lược về kinh tế và giáo dục Australia

Nước Úc [Australia] là quốc gia
thuộc châu Úc. Lãnh thổ úc bao
gồmđại lục Châu Úc, đảo lớn

Úc có một khu vực kinh tế tư nhân

Tasmania và nhiều đảo nhỏ khác.

hoạt động hiệu quả, một thị trường


Theo bảng xếp thứ hạng trên thế

lao động năng động và một khu vực

giới thì nước Úc có diện tích lớn

thương mại rất có tính cạnh tranh.Úc

thứ 6 thế giới với nền kinh tế và

là một quốc gia khơng chỉ mạnh về

bình qn GDP hàng đầu thế giới.

kinh tế mà còn dẫn đầu về giáo dục.

Hệ thống giáo dục của Australia hiện
nay đứng trong nhóm 10 quốc gia tốt
nhất trên thế giới. Phương pháp giảng
dạy chất lượngvới phương châm nổi
bật “Phát huy tối đa năng lực sáng tạo,
tư duy độc lập”.


Đại học New South Wales

Đại học Tây Úc

Đại học Sydney


Đại học Quốc gia Úc


II So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và

Hệ thống giáo dục

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Giáo dục đại học

Phương pháp giáo dục

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục

giáo dục Australia


HỆ THỐNG GIÁO DỤC
AUSTRALIA

VIỆT NAM




NGƠN NGỮ GIẢNG DẠY


AUSTRALIA

VIỆT NAM

Tiếng Anh là ngơn ngữ chính thức tại Australia và là

Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức tại Việt Nam và là

ngơn ngữ giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục.

ngơn ngữ giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục.




HỌC KÌ

AUSTRALIA

Hầu hết các trường trung học có ba hay bốn kỳ; các trường đại học, cao đẳng
nghề có hai học kỳ.

Các kỳ thi được tổ chức vào cuối mỗi học kỳ [tháng 6 và tháng 11], với khoảng
nghỉ 2-4 tuần giữa mỗi học kỳ

Và kỳ nghỉ dài hơn vào mùa hè từ tháng 11 tháng 12 đến tháng 2.

VIỆT NAM

Hầu hết các trường học từ tiểu học đến đại học và cao đẳng gồm hai học kỳ.


Các kỳ thi được tổ chức vào cuối mỗi học kỳ, với khoảng nghỉ 1-2 tuần giữa
mỗi học kỳ.

Và kỳ nghỉ dài hơn vào mùa hè từ tháng 5 hoặc tháng 6 đến cuối tháng 7 .




Hệ thống và đặc điểm các trường tại Úc


Đến trường là yêu cầu bắt buộc tại Australia đối với mọi trẻ em cho đến năm học lớp 10 hoặc đến 15 tuổi.

Bằng được cấp bắt đầu từ bậc trung học.

Hệ thống giáo dục của Australia được chia thành các dạng sau:


Trường Mẫu giáo
-Thời gian học: 1 năm
-Độ tuổi: 3 đến 4 tuổi [có thể học 2 năm trước khi vào lớp 1].
-Khơng bắt buộc phải theo học.
-Trường mẫu giáo có thể là trường công hoặc trường tư.


Sự khác nhau giữa nền giáo dục Úc và Việt Nam. Tại sao nên chọn Úc?

June 5, 2018printables0 comments

Úc với 22 triệu dân có 39 trường đại học, còn Việt Nam có 88 triệu dân với 412 trường đại học và cao đẳng. 7 trong số 39 trường Đại học Úc thuộc top 100 trường đại học hàng đầu thế giới còn Việt Nam chưa có trường nào lọt vào top 200 của các bảng xếp hạng quốc tế.

Nguồn: Internet

Khối thịnh vượng chungđạo luật hỗ trợ giáo dục đại học 2003 đề ra ba nhóm các nhà cung cấpgiáo dục đại học ở Úc là: các trường Đại học, các tổ chức giáo dục đại học tự công nhận, và cơ sở giáo dục đại học tiểu bang và vùng lãnh thổ được công nhận. Sinh viên học tập tại cả ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục trên đều có đủ điều kiện để vay phí giáo dục đại học, một khoản vay để trang trải các khoản chi phí và lệ phí học tập cũng như sinh hoạt.

Trường đại học đầu tiên của Úc là đại học Sydney được thành lập vào năm 1851. Để đạt đến con số 39 trường đại học, Úc đã mất gần 140 năm. Khi Úc bắt đầu đón sinh viên quốc tế vào thập niên 1980, chỉ có vẻn vẹn chín trường đại học được thành lập mới vào những năm 1987-1990 và phân bố đều trên khắp lãnh thổ Úc. Ngày nay, ngành công nghiệp giáo dục là một trong những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Úc, mỗi năm Úc có thể thu được đến 18 tỉ USD từ học phí và sinh hoạt phí của gần 500.000 lượt sinh viên quốc tế. Nhưng không có bất kỳ trường đại học nào được thành lập mới từ 21 năm trở lại đây. Trong số đó chỉ có hai trường là trường tư thục, không có ngành công nghiệp nào có riêng trường đại học của mình. Hằng năm, Chính phủ Úc dành khoảng 70% ngân sách nghiên cứu cho các trường thuộc nhóm tám trường đại học hàng đầu ở Úc [Go8], nơi tập trung những giáo sư, những nhà nghiên cứu giỏi và các trung tâm nghiên cứu quy mô lớn. Chính vì vậy, các trường thuộc Go8 luôn có tên trong bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu thế giới.

Ở Úc, khi bạn bước vào năm học bạn sẽ được phát sách giáo khoa của từng môn học dưới dạng bản mềm. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình, tổ chức các nhóm tranh luận hay hùng biện về chủ đề mà hiện tại vẫn còn tính chất trái chiều. Cách để giúp học sinh mình có thể cũng cố kiến thức thay vì phải làm bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết các giáo viên thường tổ chức những trò chơi. Phương pháp này làm cho môn học trở nên sinh động hơn, học sinh tích cực và nhớ được bài lâu hơn.

Để đạt được kết quả tốt nhất thì sinh viên cần nỗ lực phấn đấu nhiều. Thay vì học một cách thụ động thì sinh viên phải tư học, tìm hiểu và nghiên cứu là chính. Học sinh phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu vì trên lớp giáo viên chỉ giảng những ýchính. Tại Úc, sinh viên thường xuyên trao đổi với giáo viên trong khi ở Việt Nam học sinh thường ngần ngại trong việc trao đổi tiếp xúc với thầy cô của mình.

Với những thay đổi mới đây trong chính sách thị thực du học Úcdành cho sinh viên quốc tế theo hướng dành nhiều quyền lợi hơn cho người học đại học và sau đại học, Úc được dự báo sẽ là tâm điểm của nền giáo dục đại học thế giới nhưng không vì vậy mà trường đại học được lập mới dễ dàng. Mỗi trường Đại học của Úc có các thế mạnh riêng và đều đáp ứng các qui định khắt khe của Chính Phủ Úc về qui chế đào tạo. Hơn nữa môi trường học tập và sinh sống ở Úc khá an toàn, con người thân thiện và cởi mở.

Khác với Úc, Việt Nam có tới 412 trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước. Việt Nam có nhiều hình thức quản lý các cơ sở giáo dục. Có thể thuộc quản lýnhà nước [công lập] hoặctư thục có thể đào tạo tuyển sinh cả nước, theo vùng hay tỉnh. Số trường đại học thành lập mới, nâng cấp lên đại học tăng rất nhanh, quy mô trường nhỏ lẻ, cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn nhân lực thiếu thốn.

Nguồn: Internet

Phương pháp học tại Việt Nam theo nguyên tắc khuôn khổ có sẵn, phần nhiều đều học theo kiểu thầy đọc trò chép. Rất ít học sinh chăm chú nghe giảng nhưng khi giáo viên bắt đầu đọc thì lại tập trung rất cao độ. Tương tự với bài thi, kiểm tra chỉ cần học hết từ đầu đến cuối những gì giáo viết cho chép trong sách giáo khoa không bỏ sót bất cứ chi tiết nào thì sẽ đạt điểm cao. Đây là kiểu học tập nhồi nhét hoàn toàn không có lợi và khiến cho học sinh không ứng dụng được vào thực tế sau khi ra trường. Tại Việt Nam, rất ít khi có những buổi tranh luận giữa học sinh và giáo viên.

Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐHQG Hà Nội] thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau [ra trường từ năm 2006-2010] của ba đại học: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Các khảo sát trên đây đa số được thực hiện tại các đại học quốc gia, đại học vùng – những đại học “đầu tàu” của Việt Nam. Thực trạng này ở các trường đại học khác có lẽ cũng không khả quan hơn. Những con số trên đây đã cho thấy ít nhất hai vấn đề nghiêm trọng. Một là chất lượng giáo dục hiểu theo ý nghĩa hẹp nhất là năng lực, kỹ năng thụ đắc được sau bốn năm học ở bậc đại học, đã thấp đến nỗi hơn một phần tư sinh viên sau khi ra trường từ một đến năm năm vẫn chưa tìm được việc làm.

Hai là giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn. Trong lúc các doanh nghiệp không ngớt than phiền thiếu người làm được việc và khẳng định nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là chỗ “thắt cổ chai” cản trở những kế hoạch phát triển của họ, thì các cô cậu cử nhân mà các trường đại học tạo ra vẫn không lấp được chỗ trống ấy vì họ đã không được học những gì thực sự cần thiết đối với thị trường lao động. Vì vậy điều đương nhiên là chưa có và chưa biết đến bao giờ Việt Nam có trường đại học lọt vào danh sách các trường đại học hàng đầu khu vực hoặc thế giới.

Quả thật, với quá nhiều vấn đề của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, du học Úclà lựa chọn sáng suốt cho những bạn muốn có một nền tảng kiến thức vững chắc, một công việc tốt sau khi ra trường. Tại sao nên chọn nước Úc?

  • Thứ nhất,giáo dục Úc là một trong những nền giáo dục được thế giới công nhận đạt chất lượng cao, cũng như đạt xuất sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu, đa số các trường đại học tại úc là các trường công lập. Hàng năm, chính phủ Úc đã giành rất nhiều ngân sách đầu cho lĩnh vực nghiên cứu.
  • Thứ hai,cùng rất nhiều các cấp học, khóa học đa dạng để học sinh, sinh viên lựa chọn. Từ các chương trình tiểu học, phổ thông tới các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành. Với hàng trăm ngành đào tạo như: Kinh tế, tài chính ngân hàng, du lịch-khách sạn,…phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nói chung và hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng.
  • Thứ ba, chất lượng giáo dục của Úc được đánh giá cao với môi trường sư phạm mang tính chuyên nghiệp, nền giáo dục của Úc được công nhận khắp nơi trên thế giới với phương châm nổi bật là “Phát huy tối đa năng lực sáng tạo, tư duy độc lập” và trang bị cho sinh viên khả năng làm việc hiệu quả.
  • Thứ tư, ưu điểm nổi bật của giáo dục Úc là tính liên thông, điều này có nghĩa các bạn học sinh, du học sinh có thể theo đuổi mục đích học tập của mình bằng nhiều con đường khác nhau.
  • Cuối cùng, luật pháp của úc đều có chính sách ưu đãi giành cho các bạn sinh viên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng giành cho các du học sinh Úc bằng những đạo luật rất cụ thể. Chỉ có các trường được cấp phép mới được quyền tuyển sinh viên quốc tế theo học.

Sơ lược hệ thống Giáo dục Úc

Hệ thống giáo dục nước Úc có đủ các bậc học từ tiểu học, trung học nghề, đến cao đẳng-đại học. Nước Úc được xem là có hệ thống đại học công lập mạnh với 39 trường, và chỉ có 3 trường đại học tư thục và một lượng lớn khác các trường cao đẳng và học viện đào tạo. Ngoài cơ sở đào tạo ở Úc, một số lớn trường đại học Úc có sở đào tạo đóng tại nước khác, hoặc có liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước và nước ngoài. Mỗi bang và vùng lãnh thổ của Úc tự quản lý hệ giáo dục của mình [kể cả trường công lập và tư thục] về các mặt tài chính, chính sách, chương trình, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chung giáo dục quốc gia được quy định bởi chính phủ và bang. Giáo dục đại học Úc theo xu hướng đa ngành chú trọng tính thực hành và hàn lâm, nghiên cứu chuyên sâu. Học phí tại các trường có khác nhau, theo quy định của từng bang. Chính phủ Úc có hỗ trợ tài chính và học bổng [hàng năm] trên diện rộng và sâu cho giáo dục đại học và sau đại học. Sinh viên cũng có nhiều cơ hội tìm được học bổng tài trợ từ các chương trình này.

Năm học:Năm học của Úc bắt đầu tứ tháng 2 [với bậc phổ thông] và tháng 3 [bậc cao đẳng-đại học]. Kỳ nghỉ hè bắt đầu tháng 11 hay tháng 12. Đối với sinh viên quốc tế, có thể có bắt đầu học kỳ Thu, tháng 8 hay 9.

Bảng bên dưới tóm tắt các bậc học ở Úc và giúp bạn dễ so sánh với hệ thống giáo dục Việt Nam [đang cập nhật]

Cấp học

Loại hình trường

Phương thức đào đạo

Bậc đào tạo và số năm

Bằng cấp

Tiểu học

[Primary school]

Công lập,

Tư thục,

Liên kết tôn giáo

Chính quy, tập trung

Lớp 1- 6 hay 7, tùy bang

Trung học cơ sở [junior secondary school]

Công lập

Tư thục

Liên kết tôn giáo

Chính quy, tập trung

Lớp 7 /8 đến 10

Chứng chỉ hết lớp 10 hoặc cấp bảng điểm

Trung học phổ thông[1][senior secondary school]

Công lập

Tư thục

Liên kết tôn giáo

Chính quy, tập trung bán tập trung

Lớp 11 và 12

Chứng chỉ hết phổ thông trung học hoặc bảng điểm

Một số trường có Tú tài Quốc tế

Học sinh có thể học chứng chỉ nghề trong trường

Giáo dục bậc cao, hướng nghiệp: Cao đẳng[2]

Học viện

Cao đẳng công lập

Cao đẳng tư thục

Học viện đào tạo

Liên kết tôn giáo

Chính quy, tập trung bán tập trung và e-learming

3-9 tháng

1-2 năm

1-2 ½ năm

Chứng chỉ nghề

Bằng cao đẳng Diploma

Cao đẳng nâng cao [Advanced Diploma]

Phần lớn có thể liên thông lên đại học

Giáo dục bậc cao: Đại học[3]

Công lập

Tư thục

Liên kết tôn giáo

Học viện nghiên cứu

Úc hiện có 39 trường công lập và 3 trường tư thục.

Tập trung, bán tập trung, online

Đại học: 3-4 năm, có trường đến

Cao học: 1 ½ - 2 ½ năm

Nghiên cứu sinh: 3-5 năm

Bán cử nhân [Associate Degree]

Cử nhân [Bachelor, 3 năm]

Cứ nhân danh dự [Bachelor, Honours, 4 năm]

Sau đại học [Graduate Diploma]

Thạc sĩ [Master]

Tiến sĩ [Doctor]

[1] Một số trường cao đẳng hay dự bị đại học Úc chấp nhận tuyển sinh học sinh từ 11 của một số trường THPT của Việt Nam

[2] [3] Lưu ý đối học sinh quốc tế, chỉ có các trường được chính phủ cấp phép mã số CRICOS [chứng nhận cho việc đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng] được phép tuyển sinh. Đến năm 2014, chỉ có 60 trường cao đẳng đại học được cấp mã số này.

Liên hệchúng tôi để được tư vấn thông tin, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin học và visa du học.

Tin liên quan [1]
  • Hồ sơ nộp đơn Du học Úc[2014-11-27]

"Thông tư 30" ở Úc khác với Việt Nam như thế nào?

Vào năm học mới, không ít giáo viên vẫn kiến nghị bỏ Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học.

Nhằm giúp thầy cô giáo có cái nhìn thiện cảm hơn đối với thông tư này, đồng thời đóng góp nguồn tham khảo trong việc thực hiện thông tư trong những năm học sắp tới, ThS Giáo dục học, anh Lư Thành Long, chia sẻ một số điểm so sánh đánh giá học sinh tiểu học ở Việt Nam với Úc.

VietNamNet xin giới thiệu bài viết của anh Long.

Cũng giống như Việt Nam, Úc áp dụng chương trình khung [Australian Qualifications Framework] cho toàn hệ thống giáo dục. Mặc dù sách giáo khoa không bắt buộc dùng chung như ở Việt Nam, nhưng giáo viên phải soạn bài học có nội dung thuộc chương trình khung. Khi thực hiện công tác đánh giá, giáo viên phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của hệ thống chương trình khung kết hợp với giáo án mà nhà trường đưa ra.

Ảnh minh họa [Ảnh: Văn Chung]

So sánh cách đánh giá của Úc và Việt Nam

Theo những quy định trong Thông tư 30, việc đánh giá học sinh tiểu học ở Việt Nam có một số điểm tương đồng với Úc như: Định nghĩa đánh giá, Mục đích đánh giá, Đánh giá theo chuẩn chương trình khung, Đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm, Báo cáo định kỳ cho nhà trường hai lần một năm, Tuân thủ những quy định đánh giá của nhà nước, và Sử dụng kết quả đánh giá làm dữ kiện để điều chỉnh và đặt kế hoạch cho quá trình dạy và học trong tương lai.

Tuy nhiên, việc đánh giá giữa hai nước cũng có những điểm khác biệt nhau. Sau đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai nước:

Điểm khác biệt

Việt Nam

Úc

Nguyên tắc đánh giá

Thiên về động lực thúc đẩy phát triển. Nhấn mạnh xây dựng động viên, khuyến khích học tập.

Nhấn mạnh tính chính xác năng lực. Phân tích chi tiết những khiếm khuyết cần cải thiện

Thang đánh giá

10 bậc [từ 1 đến 10]

5 bậc [A, B, C, D, E]

Cách thức

- Đánh giá thường xuyên bằng lời góp ý tích cực khuyến khích học tập sau mỗi buổi học. Không cho điểm số.

- Đánh giá theo tiêu chí chung trong thông tư 30

- Đánh giá thường xuyên chi tiết năng lực sau mỗi bài học. Cho điểm số, nhưng không tiết lộ cho học sinh và phụ huynh.

- Đánh giá theo nội dung bài học

Vai trò học sinh

Nhấn mạnh tự đánh giá

Không nhấn mạnh tự đánh giá

Vai trò bạn bè

Tham gia đánh giá

Không tham gia đánh giá

Vai trò phụ huynh

Tham gia đánh giá

Không tham gia đánh giá

Điều kiện của học sinh

Đánh giá theo tiêu chuẩn toàn thể lớp học, không phân loại và xem xét theo từng trường hợp cụ thể.

Đánh giá theo tiêu chuẩn từng nhóm có cùng điều kiện.

Báo cáo

- Ngoài báo cáo định kỳ, giáo viên phải báo cáo hàng tháng trong sổ liên lạc cho nhà trường và phụ huynh học sinh.

- Kết quả học tập của học sinh và lời nhận xét của giáo viên được công bố cho học sinh và phụ huynh trong những kỳ báo cáo chính thức [hai lần một năm]

- Chỉ báo cáo định kỳ

- Kết quả đánh giá như điểm số, chỉ được báo cáo cho nhà trường. Những góp ý tích cực bằng lời để cải thiện năng lực và thái độ học tập được gửi cho học sinh và phụ huynh xem.

Hướng dẫn thực hiện đánh giá

Lời hướng dẫn chung trong Thông tư 30, không chi tiết cụ thể.

Hướng dẫn chi tiết cụ thể có mẫu kèm theo.

Qua bảng so sánh trên, đánh giá học sinh tiểu học ở Việt Nam và Úc đều có mặt tích cực và hạn chế riêng.

Những điểm tích cực cụ thể là:

Việt Nam

Úc

- Tạo tinh thần học tập của học sinh, làm cho học sinh cảm thấy tự tin để học tập phát triển mà không mặc cảm và chán nản.

- Học sinh tự đánh giá, giúp học sinh rèn luyện cá tính, làm chủ bản thân, tự nhận xét về mình tự chịu trách nhiệm

- Đánh giá hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh kịp thời điều chỉnh phương pháp và thái độ học tập.

- Thang điểm 10 đánh giá năng lực chính xác và chi tiết hơn

- Việc đánh giá chi tiết sau mỗi bài học cung cấp dữ liệu chính xác để vẽ lên biểu đồ tiến bộ từng học sinh.

- Đánh giá học sinh theo từ nhóm có cùng điều kiện, thể hiện giá trị công bằng trong giáo dục.

- Kết quả đánh giá điểm số không báo cáo cho học sinh và phụ huynh. Điều này làm cho các em cảm thấy không mặc cảm, đố kỵ lẫn nhau hoặc xem thường nhau.

- Hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, cụ thể giúp giáo viên dễ dàng phân tích đánh giá năng lực và thái độ học sinh trong từng bài học.

Còn những điểm hạn chế là:

- Đánh giá thường xuyên bằng lời sau mỗi buổi học chỉ mang tích chất xây dựng tinh thần học tập, không thể hiện năng lực chính xác của học sinh.

- Đánh giá năng lực học sinh định kỳ [sau một học kỳ] rồi kết luận cho cả quá trình học tập, điều đó không thể hiện được chính xác năng lực học sinh của toàn quá trình học.

- Bạn bè tham gia quá trình đánh giá sẽ gây ra sự mất đoàn kết, nghi kị lẫn nhau gây cản trở tham gia hoạt động nhóm.

- Phụ huynh tham gia quá trình đánh giá mà không hiểu biết sư phạm sẽ đưa ra những định hướng sai cho hoạt động học tập của học sinh.

- Báo cáo kết quả điểm số định kỳ được học sinh và phụ huynh xem, làm cho học sinh mặc cảm và xem thường lẫn nhau, dẫn đến chán nản học tập.

- Chú trọng quá kết quả năng lực, không nhấn mạnh động lực học tập.

- Không báo cáo thường xuyên cho học sinh và phụ huynh. Do đó, học sinh không kịp thời điều chỉnh quá trình học tập sau thời gian dài tồn tại những mặt hạn chế.

- Không quan tâm nhiều tự đánh giá. Điều này làm cho các em mất tự do làm chủ bản thân, lúc nào cũng ở trạng thái gò bó trong khuôn khổ từ người khác.

5 kiến nghị sửa đổi

Như vậy, những chủ trương và quy định trong Thông tư 30 đã thể hiện sự nỗ lực của Bộ GD-ĐT về cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học phù hợp với xu thế hiện đại. Nhìn chung, khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện Thông tư 30 là cách thức thực hiện.

Khi Thông tư 30 được bắt đầu triển khai từ tháng 8/2014, giáo viên chỉ biết thực hiện theo Thông tư 30 là đáng giá thường xuyên bằng lời, thay vì cho điểm như trước đây. Điều đó làm cho giáo viên cảm thấy rất khó khăn để thực hiện vì không có đủ thời gian làm việc đó và không hiểu rõ tiểu chuẩn đánh giá của bài học. Và, nó cũng không thể tránh khỏi việc đánh giá chỉ mang tính chất đối phó, cảm tính thiếu cơ sở thực tế với những lời nhận xét như "Chăm ngoan", "Cần cố gắng hơn", "Tốt nhưng cần tham gia tích cực hơn"…

Do đó, để việc đánh giá học sinh tiểu học có hiệu quả hơn và thực hiện được những quy định trong thông tư 30, những điều sau cần nên được quan tâm:

Một là, bên cạnh lời nhận xét tích cực từ giáo viên, năng lực và học sinh cũng cần được đánh giá chính xác và khách quan sau khi kết thúc mỗi bài học.

Hai là, thành tích của học sinh phải là tổng hợp toàn bộ bao gồm tất cả những thành tích từng đơn vị bài học trong quá trình học tập của học sinh. Quá trình tiến bộ cũng học sinh cũng cần được cập nhật thường xuyên và vẻ thành biểu đồ giúp giáo viên, nhà quản lý và phụ huynh quan sát và hiểu rõ khả năng phát triển của học sinh.

Ba là,bạn bè và phụ huynh học sinh không nên tham gia vào việc đánh giá học sinh. Vì điều đó sẽ gây ra mặt tiêu cực sau: Việc bạn bè xung quanh và phụ huynh không có kiến thức sư phạm, sẽ dễ dàng được ra nhận xét sai và định hướng không đúng đắn. Việc bạn bè xung quanh đánh giá sẽ làm cho học sinh ganh ghét và đố kị lẫn nhau, gây cản trở cho việc hợp tác học tập trong nhóm.

Bốn là, việc báo cáo kết quả học tập bằng điểm số không nên cho học sinh và phụ huynh xem, chỉ nên báo những điều học sinh đã đạt và những điều cần học tập và phát huy hơn nữa. Nếu học sinh biết được kết quả học tập bằng điểm số, thì không thể tránh khỏi sự kiêu căng và tự mãn của học sinh giỏi, sự mặc cảm của học sinh kém, xem thường và đố kỵ lẫn nhau, vì học sinh sẽ so sánh điểm với nhau.

Năm là, quan trọng hơn hết kèm theo thông tư 30, Bộ GD-ĐT phải có những hướng dẫn rõ ràng cho từng môn học về việc phân tích đánh giá trên mỗi đơn vị bài học như Úc đã làm.

Ở Việt Nam, sách giáo khoa được dùng chung cho toàn hệ thống giáo dục phổ thông. Điều đó rất thuận tiện để Bộ xây dựng phân tích bài đánh giá mẫu trên từng bài học dùng chung cho toàn thể giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông.

ThS Lư Thành Long

Có gì khác nhau giữa giáo dục đại học Úc và Việt Nam?

1. Vài nét sơ lược

Úc với 22 triệu dân có 39 trường đại học, còn Việt Nam có 88 triệu dân với hơn 300 trường đại học. 7 trong số 39 trường Đại học Úc thuộc top 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Còn Việt Nam chưa có trường nào lọt vào top 200 của các bảng xếp hạng quốc tế.

Trường đại học trẻ tuổi nhất được thành lập vào năm 1990 [Úc] và trường đại học mới ra đời: có lẽ… tuần trước [Việt Nam]. Đó là một vài dữ kiện so sánh giữagiáo dục đại học Úc và Việt Nam.

2. Tìm hiểu về hệ thống giáo dục đại học của Úc

Đặc điểm của các trường Đại học Australia

Khối thịnh vượng chungĐạo luật Hỗ trợ giáo dục đại học 2003 đề ra ba nhóm các nhà cung cấpGiáo dục đại học ở Úc là: Các trường Đại học, các tổ chức giáo dục đại học tự công nhận, và cơ sở giáo dục đại học tiểu bang và vùng lãnh thổ được công nhận. Sinh viên học tập tại cả ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục trên đều có đủ điều kiện để vay Phí giáo dục đại học, một khoản vay để trang trải các khoản chi phí và lệ phí học tập cũng như sinh hoạt.

Trường ĐH đầu tiên của Úc là ĐH Sydney được thành lập vào năm 1851. Để đạt đến con số 39 trường đại học, Úc đã mất gần 140 năm. Khi Úc bắt đầu đón sinh viên quốc tế vào thập niên 1980, chỉ có vẻn vẹn chín trường đại học được thành lập mới vào những năm 1987-1990 và phân bố đều trên khắp lãnh thổ Úc.

Ngày nay, ngành công nghiệp giáo dục là một trong những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Úc, mỗi năm Úc có thể thu được đến 18 tỉ USD từ học phí và sinh hoạt phí của gần 500.000 lượt sinh viên quốc tế [trừ năm nay, con số này có giảm đi]. Vậy nhưng không có bất kỳ trường đại học nào được thành lập mới từ 21 năm trở lại đây.

So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Mỹ

Chừng đó con số thôi cũng đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về nền giáo dục của Mỹ. Phải thừa nhận rằng, thành quả mà nền giáo dục của Mỹ mang đến là quá vượt trội so với hầu hết các quốc gia còn lại trên toàn thế giới.

Mỹ là đất nước có chất lượng đào tạo tiến sĩ tốt nhất trên thế giới và luôn là môi trường giáo dục được lựa chọn số 1 của các du học sinh quốc tế.

Nếu đem so sánh với Việt Nam thì nền giáo dục của đất nước chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều.

Phương pháp dạy và học

Nền giáo dục Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào?

Quay trở lại với đề bài kiểm mà chúng ta đã đề cập ở phần đầu tiên, đối với học sinh Mỹ, đó là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đem đề bài đó cho học sinh Việt Nam, thì chắc chắn đây sẽ là cả một sự lạ lùng rất lớn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nền giáo dục Mỹ và Việt Nam là ở chỗ đó.

Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy nền tảng ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho mình. Cách dạy “thầy đọc, trò chép” như ở Việt Nam là hoàn toàn không có ở Mỹ.

Học sinh tại Mỹ rất chủ động về mặt thời gian học cũng như được phép lựa chọn giáo viên cho mình. Những bài tập về nhà cao như núi là điều khá xa lạ với học sinh nơi đây.

Học sinh Mỹ học vì điều đó cần thiết cho tương lai, học sinh Việt Nam học vì điểm

Cũng như các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới là Anh, Pháp, Đức…nền giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tư cách con người bằng rất nhiều những hoạt động ngoài trường lớp. Thông qua những hoạt động này, các giáo viên cũng sẽ phát hiện ra tố chất của mỗi học sinh, qua đó có định hướng để tập trung phát triển tố chất đó. Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý…hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được quan tâm như nhau chứ không chỉ là đơn giản là những môn phụ như ở Việt Nam.

Học sinh Việt Nam học vì điểm, học sinh Mỹ học vì cảm thấy cần thiết cho tương lai.

Trường học Việt Nam chú trọng thành tích, trường học ở Mỹ chỉ quan tâm đến thành tựu.

Nền giáo dục Việt Nam hướng dẫn học sinh tìm kiếm một công việc tốt, nền giáo dục Mỹ dạy cách làm ông chủ.

Mặc dù bất cứ sự so sánh nào cũng sẽ có những khập khuyễn bởi còn tùy thuộc vào mức sống và nền văn hóa của mỗi nước, nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng, để đạt được những thành công như những nước tiên tiến, nền giáo dục của chúng ta cần phải học tập và tiếp thu những cái tốt nhất và phù hợp với thực tiễn nước nhà.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề