So sánh hoạt động thanh tra tài chính công năm 2024

Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bài viết sau nhầm giúp người đọc phân biệt cơ bản các loại thanh tra

Tiêu chí

Thanh tra hành chính

Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra nhân dân

Khái niệm

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao [Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra]

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó [Khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra]

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước [Khoản 8 Điều 3]

Lĩnh vực hoạt động

Nội bộ hệ thống

Theo ngành lĩnh vực

Xã hội

Thẩm quyền quyết định thanh tra

Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra [Khoản 2 Điều 43].

Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra [Khoản 1 Điều 51].

Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động ̣[Khoản 1 Điều 69]

Thời hạn thanh tra

Thanh tra Chính phủ tiến hành: không quá 60 ngày, có thể kéo dài không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt không quá 150 ngày.

Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành: không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày

Thanh tra huyện: không quá 30 ngày, kéo dài không quá 45 ngày.

[Điều 45 Luật Thanh tra 2010]

Đối với đoàn thanh tra:

Thanh tra cấp trung ương [bộ, tổng cục, cục thuộc bộ]: không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày

Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; nhưng không quá 45 ngày.

Thanh tra độc lập: Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.

[Điều 56 Luật Thanh tra 2010, Điều 16, 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP]

Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó [Điều 74]

Quyền hạn

Quyền hạn lớn, kể cả quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi về nhân sự [cụ thể xem thêm ở Điều 46]

Không có quyền áp dụng chế tài kỷ luật, thay đổi nhân sự nhưng có quyền xử phạt hành chính. Thực hiện thanh tra các vụ vi phạm phức tạp, nghiêm trọng [cụ thể xem ở Điều 15, 18, 19, 21, 24, 27]

Quyền hạn thanh tra chỉ hạn chế ở quyền kiến nghị.

Đôi khí tổ chức thanh tra nhân dân cũng thực hiện quyết định thanh tra của thủ trưởng [cụ thể xem tại Điều 47]

[ThanhtraHatinh] - Ở bài viết này chỉ đề cập đến hoạt động thanh tra Nhà nước, không đề cập đến hoạt động thanh tra nhân dân, thanh tra trách nhiệm, thanh tra công vụ…

Về khái niệm:

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Như vậy thanh tra và kiểm toán có điểm chung là kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật của đơn vị. Tuy nhiên giữa thanh tra và kiểm toán có rất nhiều điểm khác nhau.

Về phân loại:

Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Dựa theo loại hình tổ chức kiểm toán thì kiểm toán được chia làm ba loại: Kiểm toán nội bộ được tổ chức bên trong mỗi đơn vị, thực hiện kiểm tra và cho ý kiến về các đối tượng được kiểm toán nhằm giúp đơn vị thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính tối cao của quốc gia [Ở Việt Nam trực thuộc Quốc Hội], thực hiện việc kiểm tra và báo cáo về việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của Nhà nước ở các đơn vị. Kiểm toán độc lập được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp kiểm toán nhằm cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có tính chuyên môn cho xã hội.

Về tính chất:

Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và các quy chế của cấp có thẩm quyền, do đó mang tính bắt buộc đối với đơn vị được thanh tra.

Hoạt động kiểm toán chỉ trong trường hợp do tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức kiểm toán nhà nước thực hiện mới có tính bắt buộc đối với đơn vị được kiểm toán. Hiện nay có một số loại hình doanh nghiệp và các tổ chức [các công ty, doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức tài chinh và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm…] cũng bắt buộc phải được kiểm toán độc lập kiểm toán nhưng con số này không nhiều.

Về Chủ thể thực hiện:

Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên [có thể là kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên nội bộ].

Như vậy chủ thể của thanh tra phải là Nhà nước còn chủ thể kiểm toán có thể là nhà nước [kiểm toán viên nhà nước] hoặc phi nhà nước [kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ].

Về Mục đích:

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tùy từng loại kiểm toán mà mục đích kiểm toán có thể khác nhau. Mục đích của kiểm toán nội bộ là cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thắng lợi trong cạnh tranh, khai thác triệt để và sử dụng mọi nguồn lực trong doanh nghiệp. Mục đích của kiểm toán nhà nước là phục vụ việc quản lý vĩ mô của nhà nước, đảm bảo duy trì kỷ cương, thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất luật pháp, chính sách, chế độ, đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn, tài sản và kinh phí của nhà nước. Mục đích của kiểm toán độc lập nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan và sử dụng thông tin của đơn vị được kiểm toán như Chính phủ, cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư… và cũng rất hữu ích cho chính các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán.

Về Thời gian tiến hành:

Tùy vào cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra bộ hay thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành và tùy vào tính chất công việc mà thời hạn thanh tra có thể khác nhau nhưng nói chung kéo dài hơn thời gian của một cuộc kiểm toán. Sở dĩ như vậy vì hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đề phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ. Mặt khác trước khi tới kiểm toán tại đơn vị, các kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục như tham gia quan sát kiểm kê hàng tồn kho cùng đơn vị vào thời điểm cuối kỳ, gửi thư xác nhận số dư tới ngân hàng và các đối tượng có số dư công nợ, từ đó giảm thiểu được thời gian kiểm toán mà vẫn có các bằng chứng đáng tin cậy.

Chủ Đề