So sánh kính ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiên biểu hiện tương đương trong tiếng Việt [Luận án tiến sĩ]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [767.61 KB, 293 trang ]

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ NGỌC

Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện
biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ NGỌC

Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện
biểu hiện tương đương trong tiếng Việt
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9222020
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và


kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng
ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm văn học và các kịch bản phim truyền
hình Hàn Quốc và Việt Nam theo phụ lục luận án. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Phạm Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2

2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 2
3.

Đối tượng, phạm vi, nguồn ngữ liệu nghiên cứu ........................................................ 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 3
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu..................................................................................................... 3
4.



Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5

5.

Đóng góp của luận án ................................................................................................... 5

5.1. Về mặt lý luận: ............................................................................................................. 5
5.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................................... 6
6.

Bố cục của luận án........................................................................................................ 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT........
........................................................................................................................................ 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 7
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ lịch sự ở nước ngoài ................................................ 7
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Trung. ........................................ 9
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn................................................................. 11
1.1.4. Lịch sử nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt........................................................... 14
1.1.5. Lịch sử nghiên cứu về kính ngữ tiếng Hàn trong so sánh - đối chiếu với tiếng Việt . 15
1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 17
1.2.1. Một số vấn đề về kính ngữ.......................................................................................... 17
1.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn h a liên quan đến kính ngữ ............................... 28
1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu kính ngữ tiếng Hàn với biểu thức tương đương trong tiếng
Việt. .................................................................................................................................... 31
1.2.4. Các yếu tố tác động và chi phối việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp.................... 33
1.3. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 41


[1]


CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN KÍNH NGỮ TIẾNG HÀN VÀ
NHỮNG BIỂU THỨC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT.................................. 42

2.1. Phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trong tương quan với tiếng Việt............. 42
2.1.1. Khát quát chung về phương tiện biểu kính ngữ tiếng Hàn ........................................ 42
2.1.2. Phương tiện biểu hiện cơ bản của kính ngữ tiếng Hàn.............................................. 43
2.1.3. Các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng Việt ........................................ 44
2.2. Kính ngữ tiếng Hàn biểu hiện qua ngữ ph p [통사적으로, by syntax] trong mối
tương quan với tiếng Việt .................................................................................................... 46
2.2.1. Ch p d nh các phụ tố vào thể t [
, honorific subjective nouns] trong cấu
tạo t phái sinh biểu thị kính ngữ tiếng Hàn....................................................................... 46
2.2.2. Ch p d nh đuôi t tiếng Hàn [
, predicate] và phương
, ending] vào vị t [
thức biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. ..................................................................... 66
2.2.3. Ch p d nh vị t b tr [

, honorific auxiliary predicates].................. 90

2.3. Kính ngữ tiếng Hàn biểu hiện bằng phương thức thay thế từ vựng [어휘적으로, by
lexicon] trong mối tương quan với tiếng Việt ..................................................................... 94
2.3.1. Phương thức thay thế thể t trong tiếng Hàn ............................................................ 94
2.3.2. Phương thức thay thế vị t ......................................................................................... 98
2.4. Tiếu kết chương 2 .................................................................................................... 104
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG KÍNH NGỮ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG HÀN VÀ PHƯƠNG
THỨC BIỂU THỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT [khảo sát trong phạm vi


giao tiếp gia đình] ............................................................................................................. 105

3.1. Khái quát chung về phạm vi hoạt động của kính ngữ tiếng Hàn ............................. 105
3.2. Kính ngữ trong giao tiếp gia đình Hàn Quốc........................................................... 106
3.2.1. Giao tiếp giữa cháu và ông bà ................................................................................. 107
3.2.2. Giao tiếp giữa con cái và bố mẹ .............................................................................. 109
3.2.3. Giao tiếp giữa v và ch ng ...................................................................................... 114
3.2.4. Trong quan hệ giao tiếp giữa các anh, chị và em.................................................... 119
3.3. Phương thức biểu hiện tương đương trong giao tiếp gia đình Việt.......................... 123
3.3.1. Giao tiếp giữa cháu và ông bà ................................................................................. 123
3.3.2. Giao tiếp giữa con cái và bố mẹ .............................................................................. 126
3.3.1. Giao tiếp giữa v và ch ng ...................................................................................... 131
3.3.2. Trong quan hệ giao tiếp giữa các anh chị và em..................................................... 138
3.4. Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 144

[2]


KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................ i
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ iii

Phụ lục 1. Phụ tố là Tiền tố ‘귀-’ [Kuy,

, quý] trong tiếng Hàn ........................................ 1

Phụ lục 2. Tiền tố quý trong tiếng Việt.................................................................................. 1
Phụ lục 3. Hậu tố Nim [님] trong tiếng Hàn ......................................................................... 1
Phụ lục IV. Các từ xưng hô chỉ chức vụ nghề nghiệp và thân tộc trong tiếng Việt ................. 50
Phụ lục V. Tiểu từ chỉ cách trong tiếng Hàn ....................................................................... 68


Phụ lục VI. Đuôi từ hàng trước [으]시 trong tiếng Hàn ..................................................... 70
Phụ lục VII. Thành phần phụ thưa, bẩm trong tiếng Việt ................................................... 91
Phụ lục VIII. Các tiểu từ tình thái ạ, nhé, nha trong tiếng Việt........................................... 91
Phụ lục IX. Các từ hồi đ p dạ, vâng trong tiếng Việt........................................................ 100
Phụ lục X. Vị từ bổ trợ [보조 용언] trong tiếng Hàn........................................................ 105
Phụ lục XI. Trợ động từ trong tiếng Việt .......................................................................... 110
Phụ lục XII. Từ vựng thay thế mang sắc thái lịch sự, đề cao, kính trọng trong
tiếng Hàn .......................................................................................................................... 111
Phụ lục XIII. Từ vựng thay thế mang sắc thái lịch sự, đề cao, kính trọng
trong tiếng Việt................................................................................................................. 121

[3]


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
§

[số...]

Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn [in thẳng].
Nội dung tham khảo được viết tóm lược lại dựa vào các
nội dung của tài liệu, không viết trong ngoặc kép. Ví dụ:
[19].

§

[số...,tr....]

Nguồn tài liệu tham khảo: Số tài liệu trích dẫn, số trang [in
thẳng] và các số được viết cách nhau bằng dấu phẩy [,].


Nội dung tham khảo được trích dẫn nguyên văn và viết
nghiêng trong ngoặc kép [“...”]. Ví dụ: [56, tr.9, tr56].

Hậu tố

HT

Tiểu từ chủ cách

TTCC

Tiểu từ tặng cách

TTTC

Vị từ bổ trợ

VTBT

Trợ động từ

TrĐT

Đuôi từ
Đuôi kết thúc

ĐT
ĐKT

Đuôi từ hàng trước



ĐTHT

Đuôi từ hàng sau

ĐTHS

Tiểu từ tình thái

TTTT

Đại từ nhân xưng

ĐTNX


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Minh hoạ cấu trúc câu tiếng Hàn khi các thành phần câu gắn với các yếu
tố ngữ pháp biểu thị ý nghĩa đề cao.......................................................................... 43
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kh i qu t c c phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn ............. 45

Bảng 2.1: Công thức chắp dính hậu tố ‘-님’ [nim] vào c c từ chỉ tên riêng trong
xưng hô tiếng Hàn. ................................................................................................... 49
Bảng 2.2: Công thức chắp dính hậu tố ‘-님’ [nim] vào c c danh từ chỉ chức vụ,
nghề nghiệp và các vai quan hệ xã hội trong tiếng Hàn........................................... 51
Bảng 2.3: Tỷ lệ c c lượt danh từ kính ngữ theo công thức 1 xuất hiện trong các kịch
bản phim Hàn Quốc.................................................................................................. 52
Bảng 2.4: Tỷ lệ c c lượt danh từ kính ngữ theo công thức 2 xuất hiện trong các kịch
bản phim Hàn Quốc.................................................................................................. 52
Bảng 2.5: Tỷ lệ c c lượt danh từ kính ngữ theo công thức 3 xuất hiện trong các kịch


bản phim Hàn Quốc.................................................................................................. 53
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ xuất hiện các nhóm từ xưng hô kính ngữ chỉ chức vụ, cấp bậc,
cấp hàm; nghề nghiệp; vai quan hệ xã hội trong kịch bản phim Hàn Quốc............. 54
Bảng 2.6: Công thức sử dụng c c danh từ chỉ học hàm, học vị, chức vụ, nghề nghiệp
khi xưng hô, giới thiệu đại biểu tại các hội nghị, hội thảo, sự kiện trong tiếng Việt .....54
Bảng 2.7: Công thức sử dụng c c từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp khi xưng hô giao tiếp
xã hội trong tiếng Việt .............................................................................................. 56
Bảng 2.8: Tỷ lệ c c ‘từ thân tộc [친족어] + Nim [–님]’ xuất hiện trong kịch bản
phim và tác phẩm văn học Hàn Quốc....................................................................... 58
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ sử dụng c c lượt ‘từ thân tộc [친족어] + Nim [–님]’ trong giao
tiếp gia đình và ngoài xã hội của người Hàn............................................................ 58
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ sử dụng c c lượt ‘từ thân tộc trong giao tiếp gia đình và ngoài xã
hội của người Việt .................................................................................................... 62
Bảng 2.9: Công thức sử dụng c c từ thân tộc biểu thị sự đề cao trong xưng hô giao
tiếp xã hội của người Việt ........................................................................................ 63
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát tỷ lệ sử dụng đuôi từ hàng trước [으]시 ở vị từ so với
phương thức thay thế từ vựng trong phép kính ngữ chủ thể .................................... 68
Biểu đồ 2.5: Kết quả kháo sát tỷ lệ đuôi kết thúc kính trọng bậc nhất 합쇼체 ở các
dạng câu trong tiếng Hàn.......................................................................................... 75


Bảng 2.10: Công thức chung của biểu thức ‘thưa gọi’, ‘thưa bẩm’ trong tiếng Việt
.................................................................................................................................. 83
Hình 2.2: Công thức chung của vị từ bổ trợ tiếng Hàn ............................................ 90
Bảng 2.11: C c động từ thường dùng làm vị từ biểu thị sự đề cao vai chủ thể
trong tiếng Hàn ......................................................................................................... 99
Bảng 2.12: C c động từ làm vị từ biểu thị sự đề cao vai chủ thể thường dùng
trong tiếng Việt....................................................................................................... 100
Bảng 2.13: C c động từ làm vị từ biểu thị sự đề cao vai khách thể thường dùng
trong tiếng Hàn ....................................................................................................... 102


Bảng 2.14: C c động từ làm vị từ biểu thị sự đề cao vai khách thể thường dùng
trong tiếng Việt....................................................................................................... 103
Bảng 3.1. Kết quả kháo sát về mức độ dùng các từ xưng hô với bố mẹ của người
Hàn Quốc [năm 2010] ............................................................................................ 110
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các dạng đuôi kết thúc của con cái
với bố mẹ trong giao tiếp gia đình ở kịch bản phim Gia đình chồng tôi................ 111
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các dạng đuôi kết thúc của bố mẹ với
con cái trong giao tiếp gia đình Hàn Quốc ở kịch bản phim “Gia đình chồng tôi”. ... 113
Bảng 3.4. Kết quả kháo sát về thực tế dùng các từ xưng hô giữa vợ và chồng khi
mới kết hôn chưa có con của người Hàn Quốc [năm 2010] ................................... 115
Bảng 3.5. Kết quả kháo sát về thực tế dùng các từ xưng hô giữa vợ và chồng khi đã
có con của người Hàn Quốc [năm 2010] ................................................................ 116


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam và Hàn Quốc cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa
nên người dân hai nước khá coi trọng tình cảm, trọng thể diện và tôn ti trật tự trong
gia đình và ngoài xã hội. Hệ thống kính ngữ tiếng Hàn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
văn hóa Nho gi o truyền thống Hàn nên phát triển và phức tạp hơn so với ngôn từ
thể hiện lịch sự trong tiếng Việt. Kính ngữ tiếng Hàn là yếu tố ngôn ngữ không thể
thiếu và có sự chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động giao tiếp hằng ngày của
người Hàn gắn với các mối quan hệ liên nhân trong gia đình và ngoài xã hội.
Phương thức biểu hiện của kính ngữ tiếng Hàn được thể hiện trên hai phương
diện là từ vựng và ngữ pháp trong đó phương thức biểu hiện qua ngữ ph p được thể
hiện rõ ở các dạng đuôi kết thúc trong câu tiếng Hàn. Do đó người Hàn có thể phân
biệt được tuổi tác, vị thế của các vai giao tiếp; th i độ lễ phép, kính trọng, lịch sự
của người nói đối với người nghe cũng như có thể nhận biết được những biểu hiện
kính ngữ dựa trên các lớp từ vựng và ngữ ph p được sử dụng trong phát ngôn tiếng


Hàn. Hệ thống kính ngữ tiếng Hàn có phạm vi sử dụng tương đối rộng trong các
hoạt động giao tiếp của người Hàn Quốc gắn với các mối quan hệ liên cá nhân khác
nhau như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em;
hay quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ thầy trò và
các mối quan hệ khác v.v.. Chính vì thế không thể phủ nhận vai trò quan trọng của
kính ngữ tiếng Hàn trong hoạt động giao tiếp của người Hàn ở xã hội cả xưa và nay.

Kính ngữ tiếng Hàn là một phạm trù khá quan trọng trên cả bình diện ngôn
ngữ và bình diện văn hóa. Xét trên bình diện ngôn ngữ, tiếng Hàn thuộc loại hình
ngôn ngữ chắp dính và có cấu trúc câu khác với tiếng Việt là “Chủ ngữ- Tân ngữ Vị ngữ” trong đó từ được bổ nghĩa luôn đứng sau từ bổ nghĩa nên động từ thường
đứng ở cuối câu. Động từ trong câu tiếng Hàn biểu thị ngữ pháp kính ngữ thường
thể hiện ở sau thân của động từ bằng cách chắp dính c c đuôi từ. Ngoài yếu tố ngữ
pháp biểu thị ở đuôi từ thì từ vựng cũng là phương tiện biểu thị kính ngữ tiếng Hàn
với các lớp từ xưng hô và các từ thay thế biểu thị sự đề cao chủ thể. Kính ngữ tiếng
Hàn phức tạp không chỉ ở phương tiện biểu hiện gồm ngữ pháp và từ vựng mà còn
chịu sự chi phối và t c động của các yếu tố kh c như hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng
giao tiếp, mục đích giao tiếp và chiến lược giao tiếp. Xét ở phương diện văn ho ,
kính ngữ tiếng Hàn chịu sự t c động của các yếu tố văn ho truyền thống Hàn Quốc
nên mang những đặc trưng riêng rất đa dạng, phong phú nhưng cũng kh phức tạp.
Những yếu tố văn hóa truyền thống của xã hội Hàn Quốc vốn coi trọng thể diện,
tính tôn ti và trật tự trên dưới trong cả gia đình và ngoài xã hội đều được thể hiện
qua kính ngữ tiếng Hàn trong quá trình giao tiếp. Kính ngữ tiếng Hàn được xem

1


như một phương tiện để lưu giữ những phép tắc, lễ nghi Nho giáo chuẩn mực từ xa
xưa của xã hội Hàn Quốc được truyền bá và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, kính ngữ tiếng Hàn đã ph t triển và có những thay đổi
nhất định về diện mạo mà nhiều học giả Hàn Quốc đã đề cập trong các công trình


liên cứu liên quan của mình.

Các nội dung phân tích trên cho thấy hệ thống kính ngữ tiếng Hàn có những
đặc trưng phức tạp, khó nắm bắt so với những phương tiện ngôn ngữ biểu hiện lịch
sự trong tiếng Việt nên không ít người Việt đã gặp khó khăn và phạm lỗi trong qua
trình giao tiếp tiếng Hàn. Điều này dẫn đến việc người học thiếu tự tin khi sử dụng
kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn. Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu liên quan
cũng đã chỉ ra rằng không chỉ người nước ngoài mà ngay cả người Hàn Quốc cũng
có sự nhầm lẫn, phạm lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Hàn. Xuất phát từ những thực
tế hạn chế đó, chúng tôi cho rằng phải có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
kính ngữ tiếng Hàn và đặt nó trong mối tương quan với các biểu hiện tương đương
của tiếng Việt để đ p ứng nhu cầu ứng dụng trong nghiên cứu, dịch thuật đặc biệt là
trong dạy và học tiếng Hàn có chất lượng ở Việt Nam. Kính ngữ tiếng Hàn được
xem là một trong những phương tiện ngôn ngữ quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất của
tiếng Hàn trong hoạt động giao tiếp nên không thể bị xem nhẹ trong quá trình dạy
và học tiếng Hàn. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của công trình luận án với đề tài
“Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương trong tiếng
Việt” nhằm đ p ứng nhu cầu nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Hàn
hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chính của luận án là đưa ra và phân tích một cách có hệ
thống, toàn diện, chuyên sâu về những đặc trưng cơ bản và c c phương tiện biểu
hiện của kính ngữ tiếng Hàn trên cả hai phương diện ngữ pháp và từ vựng đặt trong
mối tương quan với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được ứng dụng
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Hàn hiệu quả cho người Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận n đặt ra các nhiệm vụ nghiên


cứu chính như sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kính ngữ tiếng Hàn.
- Khẳng định kính ngữ là một phạm trù của chỉ xuất xã hội [Social Deixis] liên
quan đến các yếu tố ngữ dụng.
- Tìm ra các nhân tố, yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lựa chọn và sử
dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp.
2


- Dựa trên c c phương thức biểu hiện cơ bản của kính ngữ tiếng Hàn trên các
phương diện ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng học, luận án sẽ tiến hành so s nh, đối
chiếu với phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt để tìm ra điểm tương
đồng và khác biệt.
- Đối chiếu, so sánh các chức năng, hoạt động của kính ngữ và xem xét việc sử
dụng kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn với c c phương thức biểu hiện tương
đương của tiếng Việt qua các khảo sát các tình huống giao tiếp gia đình Hàn- Việt
trong các mối quan hệ liên nhân kh c nhau để từ đó đề xuất c c phương thức lựa
chọn và sử dụng kính ngữ phù hợp nhằm hướng tới hiệu quả giao tiếp tiếng Hàn tốt
nhất cho người học Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi, nguồn ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án gồm c c đặc trưng cơ bản và phương
thức biểu hiện của kính ngữ tiếng Hàn trong mối tương quan với tiếng Việt; và thực tế
sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong các mối quan hệ giao tiếp liên cá nhân ở gia đình
Hàn có đối chiếu với các biểu hiện tương đương trong giao tiếp gia đình Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu c c phương tiện biểu


hiện kính ngữ tiếng Hàn trên phương diện ngôn ngữ mà không xem xét tới c c phương
tiện biểu hiện khác liên quan đến phương diện văn ho như tư thế, tác phong, thái độ
và ngữ vực v.v.. Do đó, luận án sẽ tập trung đề cập và phân tích hai phương thức biểu
hiện trên phương diện ngôn ngữ của kính ngữ tiếng Hàn gồm [1] phương thức ngữ
pháp [hình thái học] và [2] phương thức thay thế t vựng có quy chiếu với c c phương
thức biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Luận n cũng sẽ tiến hành khảo sát, phân
tích, so s nh, đối chiếu cách sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp gia đình của
người Hàn Quốc có xét tương quan với tiếng Việt để từ đó tìm ra c c điểm tương đồng
và khác biệt trong giao tiếp lịch sự, giao tiếp chuẩn mực của tiếng Hàn với tiếng Việt.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đưa ra c c các tiêu chí khi lựa chọn các nguồn ngữ liệu
khảo sát tiếng Hàn và tiếng Việt trong luận án như sau:
[1] Nguồn ngữ liệu phải mang tính đa dạng, tiêu biểu và chuẩn mực bao gồm
các câu hội thoại khác nhau trong giao tiếp hàng ngày ở gia đình và ngoài xã hội
của người dân hai nước trong xã hội hiện đại Việt Nam – Hàn Quốc.
[2] Nguồn ngữ liệu phải bao gồm cả các tình huống giao tiếp hội thoại ở xã hội
xưa [trước 1945], thể hiện rõ những giao tiếp trong đời sống xã hội hiện thực của
người dân lao động nghèo với tầng lớp áp bức cường quyền trong xã hội phong kiến
và thực dân đô hộ ở Hàn Quốc và Việt Nam thời xưa.
3


Xuất phát từ các tiêu chí trên, chúng tôi quyết định lựa chọn 06 kịch bản phim
truyền hình và 6 tác phẩm văn học của cả Hàn Quốc và Việt Nam làm ngữ liệu khảo
sát và nghiên cứu được nêu cụ thể ở bảng danh mục ngữ liệu khảo sát [tham khảo
trang xii]. Các ngữ liệu khảo s t này đều chứa các tình huống hội thoại mang tính
tiêu biểu cho từng mảng giao tiếp trong xã hội xưa và nay gồm các hoạt động giao
tiếp trong gia đình và giao tiếp ngoài xã hội.
Đối với hoạt động giao tiếp trong gia đình, chúng tôi lựa chọn nội dung các


kịch bản phim Hàn Quốc và Việt Nam tập trung khai thác các mối quan hệ trong
giao tiếp gia đình trong đó có đề cập tới những mẫu thuẫn khó giải quyết giữa nàng
dâu mới với c c thành viên gia đình nhà chồng, đặc biệt là với mẹ chồng. Những lời
thoại của các nhân vật trong phim sẽ là tư liệu thực tế có giá trị cao trong nghiên
cứu khảo sát về các biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp gia đình có đối
chiếu tương quan với tiếng Việt.
Đối với hoạt động giao tiếp ngoài xã hội, chúng tôi lựa chọn các kịch bản
phim Hàn Quốc và phim Việt Nam liên quan tới mảng hội thoại giao tiếp nơi làm
việc, cơ quan, công sở. Nội dung và cách thể hiện lời thoại của các vai giao tiếp
trong kịch bản phim là nguồn ngữ liệu có giá trị thực tế cao khi xem xét và khảo sát
c c phương tiện biểu hiện kính ngữ của tiếng Hàn và tiếng Việt nơi công sở, đặc
biệt là các hoạt động giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, nhân viên cùng cấp bậc,
cấp hàm ở cơ quan công an, quân đội cho thấy những đặc trưng riêng trong môi
trường làm việc đặc thù.
Thêm vào đó c c bối cảnh và tình tiết lời thoại xuất hiện trong các tác phẩm
văn học hiện đại Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1920 ~ trước 1945 được lựa
chọn khảo sát trong luận án [tham khảo trang xii] cũng là nguồn ngữ liệu thực tế
quan trọng để chúng tôi thực hiện đối chiếu không chỉ giữa c c phương tiện biểu
hiện kính ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ ở xã hội xưa và xã hội hiện đại ngày nay mà
còn cả những đối chiếu giữa c c phương tiện biểu hiện kính ngữ sử dụng trong văn
chương và trong giao tiếp ngôn ngữ đời thường.

Trong luận án, các câu hội thoại được lựa chọn và trích ra từ các ngữ liệu trên
sẽ được chúng tôi trực tiếp chuyển nghĩa từ tiếng Hàn sang tiếng Việt trong đó có
một số các câu thoại được chuyển nghĩa nguyên gốc để thuận lợi cho việc phân tích,
giải thích, chứng minh các luận cứ, luận điểm liên quan đến c c phương tiện biểu
hiện kính ngữ tiếng Hàn. Kết quả khảo sát các ngữ liệu tiếng Hàn và tiếng Việt trên
sẽ là căn cứ quan trọng giúp chúng tôi tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện và chuyên sâu về c c phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn trên cả hai
phương diện ngữ pháp và từ vựng đặt trong mối tương quan với tiếng Việt.


4


4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra trong luận án, chúng tôi sử
dụng phối hợp nhiều phương ph p nghiên cứu trong đó có một số phương ph p và
thủ pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp miêu tả được áp dụng để mô tả c c phương tiện biểu hiện kính
ngữ tiếng Hàn qua ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng học có quy chiếu với c c phương
thức biểu đạt tương đương của tiếng Việt trong giao tiếp gia đình và xã hội.
Phương pháp phân t ch diễn ngôn là phương ph p quan trọng để phân tích,
xem xét các tình huống hội thoại cụ thể, trong đó các vai giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, mục đích giao tiếp và chiến lược lược giao tiếp là những yếu tố có t c động và
chi phối mạnh mẽ tới việc lựa chọn và sử dụng kính ngữ tiếng Hàn phù hợp theo
từng tình huống và ngữ cảnh giao tiếp thực tế.
Phương pháp so sánh - đối chiếu là phương ph p được sử dụng trong phân
tích, đối chiếu ngôn ngữ để tìm ra những đặc trưng giống và khác nhau trong phép
kính ngữ, phép lịch sự trong ngôn ngữ của hai nước. Kết quả so sánh - đối chiếu là
cơ sở để chúng tôi chứng minh, khẳng định sự tương đồng và khác biệt trong tư duy,
văn ho và quan niệm sống của người dân hai nước Việt – Hàn được phản ánh trong
ngôn ngữ, đặc biệt trong phép kính ngữ của tiếng Hàn và , phép lịch sự trong giao
tiếp của tiếng Việt.
Phương pháp khảo sát của ngôn ngữ học xã hội cũng là phương ph p không
thể thiếu khi tiến hành các khảo sát các nguồn ngữ liệu khác nhau trong hội thoại
giao tiếp và trong văn bản tiếng Hàn và tiếng Việt được nêu trong luận án.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số các thủ ph p kh c như thống kê, phân
loại, phân tích định lượng và định tính các dữ liệu thu thập được trong quá trình
khảo sát ngữ liệu gồm 6 bộ phim truyền hình và 6 tác phẩm văn học Hàn Quốc và
Việt Nam như đã nêu trên.


5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về những khía cạnh mới chưa được xem xét
và nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam liên quan đến những đặc trưng cơ bản và hệ
thống nhất của kính ngữ tiếng Hàn trên phương diện ngữ pháp, từ vựng, ngữ dụng
học và phương diện văn hóa, cấu trúc xã hội, đặc trưng dân tộc đặt trong mối tương
quan với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khẳng định thêm mối quan hệ
chặt chẽ, không thể tách rời giữa ngôn ngữ và văn hóa vốn có sự tương hỗ và tác
động qua lại với nhau. Những phép tắc, quy ước xã hội và những chuẩn mực chung
5


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng hàn hiện đại

  • pdf
  • 13 trang

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU GIANG

Kính ngữ và các phƣơng thức biểu hiện của nó trong tiếng
Hàn hiện đại

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

HÀ NỘI - 2003

MỞ ĐẦU
1. Nói đến chức năng của ngôn ngữ thì cho đến nay, ngoài quan điểm coi
ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, là công cụ của tư duy
vẫn là quan điểm được chấp nhận và phổ biến hơn cả thì cùng với sự phát triển
của các ngành khoa học có tính liên ngành, chức năng của ngôn ngữ không còn
chỉ dừng lại ở mức độ khái quát như vậy nữa. Chẳng hạn, dưới góc độ của ngành
ngôn ngữ - tâm lý học hay ngôn ngữ - xã hội học..., ngôn ngữ còn có hàng loạt
các chức năng khác như chức năng điều khiển hành vi, chức năng liên kết các
thành viên trong cộng đồng, chức năng thể hiện sự tôn trọng, đề cao....
Trong tiếng Hàn, khi nói đến chức năng thể hiện sự kính trọng, đề cao
hay khiêm nhường đối với các đối tượng giao tiếp, người ta không thể không nói
tới kính ngữ. Không có tài liệu nào khẳng định việc người Hàn Quốc [1] nói riêng
và những người dân trên bán đảo Triều Tiên nói chung đã bắt đầu sử dụng kính
ngữ như một phương tiện thể hiện sự kính trọng từ bao giờ song kể từ khi chữ
Hangul được ra đời vào năm 1443 cho đến nay, mặc dù hệ thống kính ngữ trong
tiếng Hàn đã có nhiều thay đổi ở nhiều mặt nhưng có thể nói, tiếng Hàn hiện nay
vẫn là ngôn ngữ có hệ thống kính ngữ rất phát triển và phức tạp. Giải thích về
hiện tượng này, người ta thường nhìn ở hai khía cạnh: ngôn ngữ và văn hoá. Xét
trên khía cạnh ngôn ngữ thì phải nói rằng trong bản thân đặc điểm và cấu trúc nội
tại của tiếng Hàn đã cho phép những hình thức biểu hiện kính trọng có thể tồn tại
và phát triển. Nghĩa là, trong bản thân hệ thống từ vựng cũng như cấu trúc ngữ
pháp của tiếng Hàn đã tồn tại sự quy định và phân biệt những yếu tố có và không
có khả năng biểu hiện được sự kính trọng. Sự phân biệt này có được bởi quy ước

[1]

Tiếng Hà n là ngôn ngữ chung cho cả dâ n tộc Hà n và được sử dụng trê n toà n bộ bá n đảo Triều Tiê n. Nhưng do tà i

liệu chú ng tôi sử dụng để nghiê n cứu đều được thu thập chủ yếu ở Đại Hà n dâ n quốc nê n tiếng Hà n mà luận văn
đề cập chỉ dừng lại ở khá i niệm là ngôn ngữ đang được sử dụng ở quốc gia nà y hiện nay.

chung của toàn xã hội. Nó cho phép với dấu hiệu nào thì ý nghĩa nào được bộc
lộ, thậm chí cả mức độ của từng ý nghĩa đó.
Bên cạnh sự cho phép của bản thân đặc điểm của tiếng Hàn, yếu tố văn
hoá cũng đóng vai trò quan trọng. Kính ngữ là phương tiện ngôn ngữ biểu hiện
các mức độ đề cao, kính trọng nên nhìn chung chúng thường chỉ được dùng khi
xã hội đã có sự phát triển về trình độ văn hoá đến một mức độ nào đó, ít nhất là
có sự phân hoá trên dưới và thứ bậc xã hội. Người dân Hàn không chỉ đã tiếp thu
rất sớm mà còn tiếp thu rất mạnh và trung thành những ảnh hưởng của Nho giáo.
Ngay cả đến thời điểm chữ Hangul - hệ thống chữ cái ghi âm tiếng Hàn ngày nay
được sáng tạo [1334] - thì Nho giáo cũng đã vào bán đảo này được hơn 1300
năm. Cùng với quá trình tiếp thu ảnh hưởng trên nhiều mặt như thiết chế chính
trị, chế độ thi cử, quan niệm đạo đức của Nho giáo.... xã hội truyền thống Hàn
Quốc đã phát triển trên cơ sở sự phân biệt về giai tầng được thực hiện rất rõ ràng
và nghiêm ngặt. Tư tưởng “ nam tôn nữ ti ”, “ trưởng ấu hữu tự ” cùng với chế độ
đại gia tộc đã thiết lập nên một trật tự rất chặt chẽ trong quan hệ gia đình cũng
như xã hội. Với lý do đó, người Hàn Quốc khi ở trong gia đình hay ra ngoài xã
hội bao giờ cũng cần phải xác định đúng vị trí của mình để có những hành vi và
lời nói cho phù hợp và đúng lễ nghĩa. Điều này thể hiện rõ trong quan niệm đạo
đức, phong cách sinh hoạt và cả trong đời sống ngôn ngữ mà một trong những
biểu hiện rõ nhất đó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống kính ngữ.
Kính ngữ được duy trì không chỉ như một phương tiện cần thiết trong
giao tiếp mà còn là cơ sở để đánh giá và công nhận phẩm chất, tư cách đạo đức
của người đó trong cộng đồng. Việc sử dụng kính ngữ đúng lúc, đúng chỗ vì thế
còn chịu thêm áp lực của dư luận cộng đồng và chuẩn mực xã hội. Với đặc trưng
của một xã hội còn mang nhiều nét ảnh hưởng của những quy chuẩn đạo đức
truyền thống, có thể nói, kính ngữ trong tiếng Hàn là một bộ phận quan trọng,
không thể bỏ qua trong sinh hoạt ngôn ngữ cũng như văn hoá của người Hàn
Quốc nhưng đồng thời nó cũng là một hệ thống rất phức tạp và luôn biến đổi. Vì
thế, ngay từ đầu những thập niên 60 - 70, đây đã là vấn đề được nhiều nhà ngôn

ngữ Hàn Quốc quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
Có thể nói, trong hầu hết các công trình nghiên cứu tổng hợp về ngữ
pháp tiếng Hàn, do tính liên quan chặt chẽ cả trên phương diện ngữ pháp và từ
vựng nên kính ngữ luôn được đề cập tới như một phần không thể thiếu [ Lee Ik
Seop, Im Hong Bin.1983; Wang Mun Yong, Min Hyeon Sik.1993; Nam Ki Sim.
1978, 1985, 1996; Baek Bong Cha. 1999; Heo Ung. 1983.....]. Trong đó vai trò
quan trọng cũng như các phương thức biểu hiện tiêu biểu của kính ngữ đều được
phân tích và khẳng định một cách có hệ thống. Nét nổi bật của các công trình này
đồng thời cũng là của hầu hết các sách nghiên cứu về ngôn ngữ của các nhà ngôn
ngữ học Hàn Quốc từ trước đến nay là kính ngữ được tiếp cận và tìm hiểu chủ
yếu dựa trên cơ sở đối tượng tiếp nhận sự đề cao. Với cách tiếp cận này, kính
ngữ được nhìn như một hệ thống gồm ba phép đề cao: đề cao chủ thể, đề cao
khách thể và đề cao đối tượng tiếp nhận. Trong mỗi phép đề cao đó , tuỳ theo sự
tham gia của các yếu tố ngữ pháp và từ vựng mà ý nghĩa, phương thức biểu hiện
và phạm vi hoạt động của kính ngữ ... được đi sâu phân tích và nhìn nhận rõ ràng
hơn. Dựa trên quan điểm có tính thống nhất và phổ biến như vậy, các công trình
nghiên cứu riêng có tầm sâu hơn về kính ngữ hoặc về một phép đề cao cũng lần
lượt xuất hiện [ Ko Yeong Keun. 1974; Seo Jung Soo. 1983; Im Hong Bin. 1990;
Seong Ki Ch’eol. 1990; Kim Ch’ung Hoe. 1990.....].
Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình đã tìm một hướng đi mới cho việc
nghiên cứu kính ngữ: tìm hiểu phương thức biểu hiện của kính ngữ trên phương
diện hoạt động ngữ pháp. Wang Mun Yong - Min Hyeon Sik [1993 ] đã chia
phương thức biểu hiện của kính ngữ thành hai loại: phương thức ngữ pháp và
phương thức từ vựng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ dừng lại ở những công
trình lẻ tẻ và tầm ảnh hưởng của cách tiếp cận theo đối tượng tiếp nhận sự đề cao
vẫn là xu hướng có thể khẳng định.
Không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu đồng đại, các nhà ngôn
ngữ học Hàn Quốc còn tìm hiểu quá trình biến đổi, hình thành cũng như mất đi

của các yếu tố biểu hiện cho kính ngữ theo lịch đại [ Ahn Byeong Hee. 1961;
Heo Ung. 1963, 1975; Kwon Jae Il. 1998....]. Bằng việc miêu tả, phân tích, so
sánh đặc điểm hoạt động của kính ngữ trong từng thời kỳ, hướng nghiên cứu này
đã giúp cho bức tranh về kính ngữ trong tiếng Hàn được hiện lên một cách toàn
diện và đầy đặn hơn. Với tình hình nghiên cứu được chú trọng ở cả chiều rộng và
chiều sâu như vậy, có thể nói, các nhà nghiên cứu ngô n ngữ Hàn Quốc đã nhìn
thấy và đánh giá cao tầm quan trọng của kính ngữ trong sinh hoạt giao tiếp ở
cộng đồng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cũng như bản thân tiếng Hàn, kính ngữ vẫn
còn là một vấn đề rất mới.
Kể từ khi hai nhà nước Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức đến nay đã được tròn mười năm. Trong mười năm qua, cùng với
sự hợp tác phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá.... việc đào
tạo và nghiên cứu về tiếng Hàn cũng như về Hàn học tại Việt Nam cũng đã gặt
hái được nhiều thành tựu. Nhưng trong khi tầm quan trọng của tiếng Hàn nói
chung và kính ngữ nói riêng với tư cách là một phương tiện rất quan trọng và cơ
bản trong việc tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc
đã được khẳng định thì việc nghiên cứu về kính ngữ trong tiếng Hàn ở Việt Nam
vẫn mới chỉ dừng lại ở những bước đi đầu tiên. Tính đến thời điểm hiện nay,
ngoài các bài viết có tính chất tổng hợp về tiếng Hàn, ở Việt Nam chỉ có hai công
trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề kí nh ngữ trong tiếng Hàn nhưng mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu và khái quát. Đó là khoá luận tốt nghiệp với đề tài
“ Một số biểu hiện của kính ngữ trong tiếng Hàn ” của cử nhân Nguyễn Thị Thu
Ngân, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Hà Nội thực hiện năm 1998 và báo cáo tham gia hội thảo “ Những vấn đề văn
hoá - ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc ” được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 của Nguyễn Thị Hương
Sen với nhan đề “ Kính ngữ thông dụng trong tiếng Hàn so với tiếng Việt ”. Xuất
phát từ mâu thuẫn giữa tầm quan trọng của kính ngữ trong sinh hoạt giao tiếp và
thực tế nghiên cứu về vấn đề kính ngữ ở Việt Nam, chúng tôi đã chọn kính ngữ

và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại làm đề tài nghiên
cứu của mình. Mục đích của chúng tôi khi tiến hành thực hiện luân văn này là:
- Tìm hiểu một cách sâu sắc, cơ bản và có hệ thống về các phương thức
biểu hiện của kính ngữ trong tiếng Hàn hiện đại.
- Thử nghiệm một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu về kính ngữ
trong tiếng Hàn ở Việt Nam.
- Cố gắng để luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho việc giảng
dạy và học tập tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam học ngành Hàn học, Khoa
Đông phương học nói riêng và những người có quan tâm đến tiếng Hàn nói
chung.
Với những mục đích thiết thực trên, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ góp
một phần nhỏ vào nỗ lực phát triển việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu tiếng
Hàn và Hàn học ở Việt Nam.
2. Nhìn chung, kính ngữ được các nhà nghiên cứu thống nhất coi là
phương tiện ngôn ngữ được dùng để biểu hiện sự kính trọng, khiêm nhường đối
với các đối tượng tham gia giao tiếp. Như vậy, kính ngữ chỉ là một trong các
phương thức thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp mà người ta có thể sử dụng
riêng rẽ hoặc đồng thời cùng với các hành vi phi ngôn ngữ như âm giọng, sắc
mặt, thái độ, cử chỉ..... Nghiên cứu về kính ngữ trong tiếng Hàn, chúng tôi chủ
yếu nghiên cứu về các phương thức biểu hiện trên cơ sở hoạt động ngôn ngữ và ý
nghĩa nội dung của kính ngữ trong từng phương thức đó.
Trong tiếng Hàn, kính ngữ chỉ là một trong các phương thức biểu hiện
tính lịch sự trong giao tiếp thông qua hành vi ngôn ngữ chứ không bao gồm tất cả
các cách nói lịch sự. Có nhiều cách thể hiện phép lịch sự thông qua hành vi ngôn
ngữ và kính ngữ chỉ là một trong các cách thể hiện đó. Để thể hiện phép lịch sự
trong giao tiếp, người Hàn Quốc có thể sử dụng các lối nói giảm, nói tránh hay
các lối diễn đạt mang tính lịch sự khác như thực hiện lối nói gián tiếp đối với
những hành vi ngôn ngữ có tính áp đặt và xúc phạm cao...v.v.. nhưng các hình
thức đó không được coi là biểu hiện của kính ngữ. Qua việc khảo sát một số công

trình nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc về kính ngữ chúng tôi thấy, các hình
thức diễn đạt này c hỉ được coi là một lối nói mang tính lịch sự chứ không được
coi là một bộ phận của kính ngữ.
Xét trên phương diện ngôn ngữ học, kính ngữ trong tiếng Hàn thực chất
chỉ được xét trong phạm vi nhỏ của một số phụ tố, tiểu từ .... và hệ thống từ vựng
mang sắc thái kính trọng chuyên dùng. Như vậy, nói một cách cụ thể, khi xem
xét vấn đề kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó, chúng tôi sẽ tập trung
tìm hiểu hệ thống các hình vị ngữ pháp và từ vựng chuyên dùng mang sắc thái đề
cao hoặc hạ thấp khác nhau được sử dụng theo những quy tắc nhất định nhằm thể
hiện sự kính trọng hoặc không kính trọng đối với các đối tượng tham gia hoạt
động giao tiếp.
Là một sản phẩm xã hội, cũng như bản thân tiếng Hàn, kính ngữ đã trải
qua nhiều quá trình phát triển và biến đổi tương ứng với xu thế phát triển của
từng thời đại. Trong quá trình đó, song song với những phương thức biểu hiện
ngày càng được tinh tế hoá thì cũng có những phương thức ngày càng bị suy
thoái mặc dù nó đã từng phát triển và được sử dụng rất rộng rãi tro ng quá khứ.
Diện mạo của kính ngữ trong tiếng Hàn như thế nào khi chữ Hangul bắt đầu
được truyền bá? Quá trình sử dụng và biến đổi của kính ngữ đã diễn ra ra sao?
Cái gì trong hệ thống đó đã mất đi và cái gì đang được phát huy mạnh mẽ? Tại
sao lại có hiện tượng đó?.... Có rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh cần phải làm
sáng tỏ khi nói về kính ngữ. Tuy nhiên, với đề tài kính ngữ và phương thức biểu
hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại, luận văn này của chúng tôi không lấy việc
làm nổi rõ các biến động cũng như sự phát triển của kính ngữ trong các giai đoạn
lịch sử xã hội làm trọng tâm mà chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện, phân tích, miêu
tả, tổng hợp và hệ thống lại diện mạo của kính ngữ trong lát cắt đồng đại là đời
sống sinh hoạt xã hội hiện nay của người dân Hàn Quốc.
3. Nếu nói “ngôn ngữ chỉ nảy sinh ra do nhu cầu, do sự cần thiết, cấp
bách phải giao tiếp với những người khác.” [ K. Marx] thì kính ngữ cũng chỉ
được sử dụng đối với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và hướng tới những đối tượng

giao tiếp cụ thể. Thậm chí, có những phương thức biểu hiện có thể trở thành
phương thức đặc trưng cho từng hoàn cảnh hay đối tượng giao tiếp nào đó. Vì
thế, mặc dù luận văn lấy phương thức biểu hiện của kính ngữ làm nội dung chính
nhưng vì đặc trưng của kính ngữ là luôn gắn với những đối tượng và hoàn cảnh
cụ thể nên chúng tôi cũng sẽ tiến hành khảo sát những đối tượng giao tiếp và
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể gắn với từng phương thức biểu hiện của kính ngữ để
từ đó tìm ra nội dung ý nghĩa cũng như phạm vi hoạt động của kính ngữ trong
từng phương thức biểu hiện.
Để nhận diện các phương thức biểu hiện của kính ngữ, ngoài việc chú ý
tập trung khai thác các hiện thực văn bản bằng tiếng Hàn cũng như các tài liệu
nghiên cứu có liên quan bằng các phương pháp thường dùng của khoa học n gôn
ngữ, chúng tôi còn sử dụng các mẩu đối thoại cũng như các dạng văn bản thường
gặp trong đời sống sinh hoạt giao tiếp hàng ngày của người Hàn Quốc.
Như chúng tôi đã trình bày, khi nghiên cứu về vấn đề kính ngữ trong
tiếng Hàn hiện đại, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc thường có xu hướng tiếp cận
theo đối tượng tiếp nhận sự kính trọng để quy thành các phép đề cao và chỉ ra các
phương thức biểu hiện của kính ngữ trong mỗi phép đề cao đó. Ngoài ra, tuy
không phổ biến nhưng không thể không nhắc tới một cách tiếp cận khác, đó là
cách tiếp cận theo các phương thức hoạt động của kính ngữ với tư cách là một
phương tiện ngôn ngữ. Cụ thể với trường hợp của tiếng Hàn là thông qua con
đường thay thế từ vựng và chắp dính các yếu tố ngữ pháp.
Trong hai cách tiếp cận trên, vì cách tiếp cận thứ nhất lấy đối tượng được
tiếp nhận sự kính trọng, đề cao làm cơ sở xem xét nên nó cho phép hình dung
một cách dễ dàng và trực giác về phép đề cao đối với từng đối tượng giao tiếp
đồng thời có thể so sánh được sự khác biệt về phương thức biểu hiện của kính
ngữ giữa các đối tượng giao tiếp khác nhau. Xuất phát từ suy nghĩ phương thức
biểu hiện của kính ngữ có thể và nên được nhìn nhận trực tiếp từ góc độ ngôn
ngữ, chúng tôi đã quyết định lựa chọn cách tiếp cận thứ hai để tiến hành tìm hiểu
các cách thức, phương pháp biểu hiện ý nghĩa kính trọng của kính ngữ trong

tiếng Hàn. Từ sự nhìn nhận, xem xét một cách độc lập và cụ thể về các phương
thức biểu hiện trên bình diện ngữ pháp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nội dung
biểu hiện và phạm vi hoạt động của các phương thức đó trong tương quan với các
yếu tố ngôn ngữ khác khi tham gia vào các thành phần câu cũng như với từng đối
tượng và hoàn cảnh giao tiếp có liên quan. Cách tiếp cận này so với cách tiếp cận
trước tuy có phức tạp và ít phổ biến hơn song nó cho phép tìm hiểu và phân biệt
được các phương thức biểu hiện của kính ngữ không chỉ trên phương diện đối
tượng giao tiếp mà còn cả trên phương diện hoạt động ngôn ngữ. Hơn nữa, sự lựa
chọn này cũng là cố gắng của chúng tôi trong việc thử tìm ra mộ t cách tiếp cận
khác trước một vấn đề đã có lịch sử nghiên cứu tương đối dài trong giới ngôn
ngữ học Hàn Quốc.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp quan
sát, miêu tả đồng đại - một phương pháp mang tính chất truyền thống, chuyên
dụng của ngôn ngữ học. Ngoài ra, ở một mức độ nào đó, chúng tôi cũng sử dụng
phương pháp so sánh, đối chiếu với quan niệm cũng như tình hình sử dụng kính
ngữ ở Việt Nam nhưng không đặt việc này làm yêu cầu chính.
4. Với mục đích tìm hiểu về phương thức biểu hiện của kính ngữ trong
tiếng Hàn hiện đại ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng I: Dẫn luận chung về kính ngữ trong tiếng Hàn: Bàn về khái
niệm kính ngữ cũng như chức năng và các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn sử
dụng kính ngữ trong tiếng Hàn.
Chƣơng II: Kính ngữ biểu hiện bằng phƣơng thức ngữ pháp: Miêu
tả và khảo sát các phương thức biểu hiện của kính ngữ được tạo lập bằng cách
chắp dính các yếu tố biểu hiện sắc thái kính trọng hoặc không kính trọng. Đây là
phương thức biểu hiện chính của kính ngữ trong tiếng Hàn đồng thời cũng là
phương thức thể hiện rõ đặc trưng của loại hình ngôn ngữ chắp dính.
Chƣơng III: Kính ngữ biểu hiện bằng phƣơng thức thay thế từ
vựng: Khảo sát và liệt kê các từ mang sắc thái kính trọng thường dùng. Mặc dù
không phải là phương thức biểu hiện chủ yếu song việc thay thế, sử dụng các từ

cùng nghĩa mang sắc thái kính trọng cũng được sử dụng tương đối phổ biến. Đặc
biệt, xét trên phương diện đối tượng giao tiếp, đây là phương thức biểu hiện qu an
trọng nhất của kính ngữ trong tiếng Hàn đối với đối tượng giao tiếp là vai khách
thể.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Lưu Tuấn Anh [2000], " Phụ tố trong tiếng Hàn, một ngôn ngữ thuộ c loại
hình chắp dính", Kỷ yếu Hội thảo Đông phương học Việt Nam lần
thứ nhất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 279 - 282.

2.

Lưu Tuấn Anh [2001 a], " Kính ngữ ", Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 283 - 288.

3.

Lưu Tuấn Anh, [2001 b]. " Bước đầu tìm hiểu về ngôn từ ứng xử trong hội
thoại tiếng Hàn ". Kỷ yếu hội thảo quốc gia Đông phương học Việt
Nam lần thứ hai, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 509 - 540.

4.

Diệp Quang Ban [1996], Ngữ pháp tiếng Việt [2], Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5.

Đỗ Hữu Châu [2001], Đại cương ngôn ngữ học [1- 2 ], Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

6.

Cao Xuân Hạo [2001], Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Nxb Trẻ, thành
phố Hồ Chí Minh.

7.

Vũ Thị Thanh Hương [2000]. " Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch
sự trong lời cầu khiến tiếng Việt ". Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ
thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 135 - 178.

8.

Vũ Thị Thanh Hương [2000 b], "Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến
tiếng Việt". Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt,
Nxb Khoa học Xã hội, tr. 179 - 211.

9.

Ahn Kyeong Hwan [1996], “ Tiểu từ cách trong tiếng Hàn ”, Tạp chí
Ngôn ngữ [2], tr. 30 - 35.

10.

Lương Văn Hy [2000], " Ngôn từ, giới và nhóm xã hội: Dẫn nhập những
vấn đề cơ bản và những trường phái lý thuyết chính ", Ngôn từ,
giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội,
tr. 9 - 38.

11.

Nguyễn Văn Khang [2002], “ Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hành
chính, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội tương tác ”. Tiếng Việt
trong giao tiếp hành chính, Nxb Văn hoá Thông tin, tr. 80 - 116.

12.

Đinh Trọng Lạc [2001], Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

13.

Hồ Lê [1996 ], Quy luật ngôn ngữ - Tính quy luật của cơ chế ngôn giao 2,
Nxb Khoa học xã hội, TP HCM.

14.

Nguyễn Thị Thu Ngân [1998 ], Một số biểu hiện của kính ngữ trong tiếng
Hàn, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Khoa Đông phương học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

15.

Nguyễn Thị Hương Sen [ 2001 ], “ Kính ngữ thông dụng trong tiếng Hàn
so với tiếng Việt ”, Những vấn đề văn hoá xã hội và ngôn ngữ Hàn
Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 248 271.

16.

Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp [1998], Thành phần câu tiếng
Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17.

Nguyễn Thị Việt Thanh [ 2001], " Tiếng Nhật ". Các ngôn ngữ phương
Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 65 - 156.

18.

Viện thông tin khoa học xã hội [2002], Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp,
Chuyên đề thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19.

Bùi Minh Yến [2002], " Ngôn ngữ xưng hô trong giao tiếp công sở [ Khảo
sát trên địa bàn Hà Nội ] ". Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính,
Nxb Văn hoá Thông tin , tr 143 - 199.

Tài liệu tiếng Anh
20.

C. Paul Dredge [1983], What is politeness in Korean speech?, Korean
Linguistics, Vo.3, Hanshin Publishing Company, Seoul, pp. 21 32.

21.

Ho - min Sohn [1983], Power and Solidarity in Korean language, Korean
linguistics, Vo.3, Hanshin Publishing Company, Seoul, pp. 97 122.

22.

Ho-min Sohn - Kyoko Hijirida [1986], Cross - Cultural Patterns of
Honorifics and Sociolinguistic Sensitivity to Honorifics Variables:
Evidence from English, Japanese and Korean,

Linguistics

Expeditions, Hanshin Publishing Company, Seoul, pp. 411 - 432.

Tài liệu tiếng Hàn

23.

권재일 [ 1996 ], 한국어 문법? 사, 박이?정 출 â 판사, 서울.

24.

남기심 [1996 ], 국어문법? 의 탐구 II, 태학?사, 서울.

25.

남기심 - 고영근 [1985], 표준국어문법?론?, 탑 출 â 판사,서울.

26.

백봉자 [ 1999 ], 외국인을 위한 한국어 문법? 사전, 연세대학?교
출 â 판사, 서울.

27.

조규빈 [ 1995 ], 고교문법? [ 고등학?교 자습서], 지학?사, 서울.

28.

왕?문용 - 민현식 [1993], 국어문법?론?의 이?해, 개문사, 서울.

29.

이?병혁? [1996], “ 한국인의 말과 사고 “, 한국인의 일상문화,
한국일상문화연구원, pp. 193 - 222.

30.

이?익섭 - 이?상역 [1996], 한국의 언?어, 신구문화사, 서울.

31.

이?익섭 - 임홍빈 [1997 ], 국어문법? 론? [ 國 ? 語 ? 文? 法論 ], 學恩社,
서울.

32.

임호빈 - 홍경표 - 장숙인 - 공저 [ 1997 ], 외국인을 위한 한국어 문법?,
연세대학?교출 â 판부, 성울.

33.

성기절? [2002], “ 한국어 문법? 교유론? ”, 동남아시?아에서는 한국어

교육 - 현재와 미?래 워크숍, pp. 39 - 69.
34.

서울대학?교 사범대학? - 국어교육연구원 [1996], 문법? [고등학?교

교과서], 대한교과서 주식회사, 서울.
35.

성균?관 대학?교 - 대동문화언?구원 [1991], 문법? [고등학?교

교과서], 대한교과서 주식회사, 서울.
36.

성균?관 대학?교 - 대동문화언?구원 [1994], 문법? [고등학?교 교사용

지도서], 대한교과서 주식회사, 서울.
37.

조선일보, 국립 국어 연구원 [1996], 우?리말의 예절?, 조선일보사,
서울.

Tải về bản full

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề