So sánh latex và word sample năm 2024

Soạn thảo bằng Word hay sử dụng ngôn ngữ đánh dấu Latex là 2 cách phổ biến để trình bày văn bản hiện nay. Mỗi cách có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sau khi sử dụng song song 2 cách này, tôi mới thực sự có những cái nhìn rõ ràng và chọn cho mình những cách tốt nhất để trình bày văn bản.

1. So sánh giữa Word và Latex

Word nhập thế nào hiện thị như thế, đọc và hiển thị ngay lập tức [WYSIWYG], nhất là những văn bản có cấu trúc đơn giản, dung lượng nhỏ. Còn Latex phải viết theo những quy định có sẵn do đó và thiếu trực quan hơn Word [trừ việc sử dụng phần mềm LyX]. Khi viết lệnh xong phải biên dịch và tạo ra 1 tập tin để hiển thị, nên chậm hơn. Ngoài ra, việc chèn hình của word cũng dễ dàng và dễ tùy chỉnh hơn Latex.

Word có vẻ dễ dàng và tiện dụng để trình bày văn bản theo ý muốn. Tuy nhiên với những loại như văn bản khoa học, báo cáo, bài viết báo… cần những dạng cố định thì việc tùy chỉnh word theo những định dạng cho trước có thể rất khó khăn và mất thời gian, như là định dạng tiêu đề, đề mục, hình ảnh… Còn Latex đã chuẩn bị sẵn tất cả những định dạng như thế, nên việc cần làm chỉ là nhập thô nội dung, còn lại trình bày được hiển thị chuyên nghiệp như mong muốn.

Điểm tiện lợi nhất khi sử dụng Latex mà bản thân tôi nhận thấy chính là công thức toán học. Word bạn phải chọn bằng chuột từng loại mẫu, điền vào chỗ còn thiếu từng kí tự, thao tác rất phức tạp và tốn thời gian. Việc sao chép văn bản word có công thức toán học thường xuyên gặp lỗi. Tuy nhiên, với latex, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Khi sao chép word sang powerpoint hoặc các chương trình dùng để hiển thị và trình bày văn bản khác, cần phải tùy chỉnh rất nhiều. Còn Latex chỉ cần đổi vài thiết lập từ các lệnh.

Vậy nên, với những văn bản cần tính chuyên nghiệp cao, Latex là lựa chọn tốt nhất. Nhưng nếu chỉ soạn thảo những mẫu văn bản nhỏ, không đòi hỏi tính chuyên nghiệp, hoặc thậm chí cần những công cụ hỗ trợ về nghệ thuật như word art thì sử dụng word tiện lợi hơn.

Tuy nhiên, để sử dụng Latex, cần cài gói Miktex tạo môi trường cho máy tính [đã nói ở bài viết trước]. Việc sử dụng các gói dữ liệu để chạy chương trình cũng gặp nhiều khó khăn. Và để sử dụng Latex được hiệu quả và phát huy tối đa tính năng của nó, cần học cách sử dụng để nắm bắt những lệnh và quy tắc.

Bạn phân vân không biết vì sao nhiều người lại sử dụng Latex thay cho Word trong khi nó cực kỳ phức tạp? Bạn không biết khi nào nên dùng Word hay Latex? Bạn không biết cái nào tốt hơn?

Trước khi có một nhận xét, đánh giá, hay so sánh 2 công cụ trên, tôi xin tóm lược những chức năng cơ bản của cả 2 phần mềm trên để các bạn có một cái nhìn khái quát về chúng.

I/ Microsoft Word

MS Word hay gọi tắt Word, là một công cụ thông dụng được cung cấp trong bộ phần mềm Mircrosoft Office. Word cho phép người dùng soạn thảo văn bản [như viết báo cáo, tài liệu học tập, bài báo, ...]. Bên cạnh đó, nó còn cho phép người dùng định dạng văn bản để trông đẹp mắt hơn. Ngoài ra word cung cấp thêm cho người dùng các chức năng khác như chèn hình ảnh, video, liên kết, hay chức năng in ấn mà không cần thông qua menu của máy in.

II/ Latex

Latex cũng có chức năng tương tự Word, ngoài ra nó còn cung cấp cho người dùng nhiều định dạng văn bản khác như article, report, book, slide, ... Điểm khác biệt duy nhất là người dùng phải xử lý văn bản bằng code chứ không có các công cụ trực quan như Word.

III/ So sánh Word và Latex

Nếu chỉ mới đọc 2 phần trên mà đã vội đánh giá thì quả một sự thiếu sót. Do đó, tôi xin đi sâu họcơn vào ưu nhược điểm của từng phần

Word

*Ưu điểm - Môi trường soạn thảo trực quan sinh động. - Cung cấp nhiều công cụ hữu ích, cách sử dụng đơn giản, dễ dàng. - Dễ học, dễ sử dụng ngay cả cho người chưa biết gì về tin học.

Nhược điểm - Gặp khó khăn trong việc xây dựng các công thức toán, hóa học, vật lý, ....d

Latex

*Ưu điểm - Môi trường soạn thảo chuyên nghiệp, đặc biệt cho những người vốn quen thuộc với lập trình, xử lý trực tiếp trên code. - Có thể tạo ra nhưng công thức toán học phức tạp, công thức hóa học, hình ảnh về các phân [nguyên] tử, và nhiều biểu tượng phức tạp khác KHÔNG THỂ SOẠN THẢO TRONG WORD.

Nhược điểm - Rắc rối, khó có thể sử dụng nhuần nhuyễn trong thời gian ngắn. - Khó có thể soạn thảo những văn bản với các định dạng phức tạp [chiếm rất nhiều thời gian của người dùng]

IV/ Vậy khi nào nên dùng Word hay Latex

Nếu như bạn chỉ đơn giản là muốn lưu trữ một văn bản thô, hay văn bản có nhiều định dạng phức tạp, đòi hỏi đẹp cầu kỳ thì nên sử dụng word. Còn đối với những bài báo khoa học, đặc biệt là những bài báo, bài viết có nhiều công thức phức tạp, ta nên sử dụng Latex để có thể soạn thảo tiện lợi hơn chứ không cần soạn thảo trên Math Type sau đó chép hình ảnh qua [mà theo tôi nghĩ là tương đối phức tạp], đồng thời nó còn làm nặng file văn bản do chứa quá nhiều hình ảnh. Ngoài ra, bây giờ một số hội nghị khoa học còn yêu cầu người viết bài chỉ được sử dụng latex. [đó cũng là 1 trong những lý do khiến chúng ta nên biết sử dụng Latex].

V/ Kết luận

Cả 2 phần mềm đều có ưu nhược điểm riêng nên chúng ta nên biết sử dụng và phối hợp nhuần nhuyễn cả 2 công cụ này để có thể linh hoạt đối phó với từng tình huống nhất định chứ không nên quá cứng nhắc: như đừng vì Word khó soạn công thức hay Latex khó sử dụng mà chỉ dùng 1 trong 2 công cụ này, vì cả 2 đều là những phần mềm soạn thảo rất mạnh. Chính vì điều này mà cho đến bây giờ chúng vẫn được sử dụng song song chứ không có hiện tượng loại bỏ lẫn nhau như một số phần mềm khác.

Chủ Đề