So sánh mức chênh lệch của khối lượng lợi nhuận năm 2024

Download Free PDF

Download Free PDF

73 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI

73 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI

73 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI

73 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI

phạm trọng tận

Lợi nhuận ròng là yếu tố quan trọng, được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi phân tích tình hình kinh doanh của một tổ chức. Hiểu về lợi nhuận ròng sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra đánh giá chính xác hơn về tình hình và sức khỏe tài chính của một công ty. Vậy lợi nhuận ròng là gì, cách tính và ảnh hưởng của chỉ số này như thế nào?

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu trừ hết các chi phí, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông thường lợi nhuận ròng được tính dựa trên sự chênh lệch giữa chi phí hoạt động kinh doanh và doanh thu. Mặc dù vậy, cách tính lợi nhuận ròng có thể khá phức tạp trong một tổ chức lớn, hoạt động nhiều mảng vì họ cần phân loại, phân bổ doanh thu và chi phí đúng phạm vi, nội dung cụ thể.

Ở Mỹ, lợi nhuận ròng còn được hiểu theo hướng kết hợp với thu nhập ròng hoặc lợi nhuận sau thuế.

Những yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Trong đó, chi phí biến đổi sẽ là:

  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí đóng gói, bao bì
  • Chi phí vận chuyển
  • Chi phí trang thiết bị, máy móc tạo ra sản phẩm
  • Chi phí dành cho nhân công trực tiếp tạo ra sản phẩm
  • Chi phí những tiện ích cho không gian sản xuất

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, chi phí biến đổi chính là số tiền phải trả để mua sản phẩm mà tổ chức đang bán, và sản phẩm này tổ chức không tự sản xuất được.

Về chi phí cố định gồm:

  • Chi phí văn phòng, điện, nước.
  • Tiền lương cho những nhân viên không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất sản phẩm
  • Chi phí thuế
  • Chi phí tiếp thị marketing
  • Chi phí phúc lợi cho nhân viên
  • Chi phí thuê ngoài.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại sao phải xác định lợi nhuận ròng?

Lợi nhuận ròng có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp, mà bản thân nhà đầu tư cũng có thể dựa vào đó để phần nào xem xét, đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

Lợi nhuận ròng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc nội bộ của công ty

Lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc cổ đông được phép sử dụng, nó sẽ phản ánh tình trạng kinh doanh của công ty có tốt hay không.

Cụ thể các chủ sở hữu, cổ đông sẽ dựa vào lợi nhuận ròng để xem xét có nên tiếp tục để những người quản trị hiện tại tiếp tục thực hiện công việc hay không nếu lợi nhuận ròng không đạt kỳ vọng.

Phục vụ trong quá trình nghiên cứu và đầu tư

Lợi nhuận ròng là một yếu tố mà nhà đầu tư căn cứ vào đó để đánh giá xem doanh nghiệp có đang “khỏe” không. Nếu tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu càng lớn, công ty càng phát triển, kinh doanh có lãi. Từ đó ưu tiên đầu tư vào doanh nghiệp để kiếm lời tốt hơn.

Công ty dễ dàng vay vốn

Lợi nhuận ròng càng lớn, tiền sở hữu của công ty càng nhiều. Các ngân hàng sẽ dựa vào chỉ số này đó để xem xét, cân nhắc quyết định cho doanh nghiệp vay hay không.

Là căn cứ giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Mức lợi nhuận ròng cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp. Từ đó có thể xem xét, đánh giá hoạt động kinh doanh của tổ chức đang lãi hay lỗ.

Nếu giá trị sau thuế lớn hơn 0, doanh nghiệp càng lãi và ngược lại giá trị nhỏ hơn 0, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản, các nhà quản trị phải nhanh chóng tìm ra phương thức chiến lược mới đúng đắn hơn.

Lưu ý, khi phân tích tỷ số lợi nhuận ròng, cần căn cứ theo đặc điểm kinh doanh của mỗi ngành nghề, lĩnh vực. Bạn chỉ có thể so sánh doanh nghiệp với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, tại cùng một thời điểm.

Hướng dẫn cách tính lợi nhuận ròng chính xác

Để tính lợi nhuận ròng, có thể áp dụng các cách tính sau:

Cách 1: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Cách 2: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp chính là số tiền đã trừ đi khoản tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
  • Tổng chi phí kinh doanh bao gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí bán hàng, giao hàng, tiền vay kinh doanh, chi phí mua bán, chi phí sản xuất, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…

Ngoài ra, người ta còn tìm được một cách tính lợi nhuận ròng đặc biệt khác: Lấy tổng doanh thu nhân với số 0.48.

Phân biệt lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp

Rất nhiều người hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, đây là 2 chỉ số khác nhau, phản ánh những thông tin khác nhau của doanh nghiệp:

Sự tác động của lợi nhuận ròng tới các chỉ số tài chính khác

Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ [RE]

Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ là chỉ số tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến các thông số khác trong báo cáo tài chính. Không chỉ được trình bày thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi ròng còn được sử dụng tại bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Và nó là yếu tố quan trọng để xác định lợi nhuận giữ lại cuối kỳ:

RE cuối kỳ = RE đầu kỳ + Lợi nhuận ròng – Cổ tức

Riêng đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lợi nhuận ròng được dùng để tính toán các dòng tiền hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp.

Khả năng sinh lời và lợi tức trên vốn chủ sở hữu [ROE]

Người ta sử dụng lợi nhuận ròng để xác định tỷ suất lợi nhuận ròng. Đây là một thước đo rất hữu ích giúp đánh giá mức độ lợi nhuận của công ty trên cơ sở tỷ lệ phần trăm, khi cần so sánh với công ty giai đoạn trước đây hoặc với các công ty khác.

Tỷ suất lợi nhuận ròng cũng được sử dụng trong phương pháp DuPont để phân tích ROE – tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Công thức DuPont cụ thể là:

ROE = Biên lợi nhuận ròng * Tổng doanh thu tài sản * Đòn bẩy tài chính

Phân tích chỉ số ROE sẽ giúp chủ doanh nghiệp tìm được một chiến lược kinh doanh hợp lý. Cụ thể nếu công ty của bạn có ROE cao do tỷ suất lợi nhuận ròng cao sẽ vận hành chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm. Ngoài ra, chỉ số này còn được sử dụng để đánh giá “sức khoẻ” tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên số vốn có sẵn.

Lợi nhuận ròng so sánh với dòng tiền

Lợi nhuận ròng được sử dụng như là một thước đo kế toán, không đại diện cho lợi nhuận kinh tế hoặc dòng tiền doanh nghiệp. Bởi vì chỉ số này bao gồm luôn cả chi phí không phải tiền như khấu hao, bồi thường dựa trên cổ phiếu, …

Làm sao cải thiện lãi ròng doanh nghiệp

Dựa theo công thức nói trên, lãi ròng sẽ phụ thuộc phần lớn vào doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của tổ chức. Như vậy, dựa vào đó doanh nghiệp sẽ tìm được những cách tốt để cải thiện lãi ròng:

Cân nhắc mức giá sản phẩm

Để định giá được một sản phẩm bán ra thị trường không phải chuyện dễ dàng. Từ yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất, nhân công, công tác quản lý, truyền thông,… và phải cân nhắc với giá cả của những doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Đây là hoạt động quản trọng để đảm bảo định giá sản phẩm một cách cạnh tranh với tỷ suất lợi nhuận chấp nhận, có lợi cho doanh nghiệp.

Dù chỉ tăng giá ở mức rất nhỏ thì bạn cũng đã tác động đáng kể đến lãi ròng của công ty. Biện pháp ở đây là duy trì thúc thu hút sản phẩm, cố gắng giữ chân khách hàng của mình.

Loại bỏ các sản phẩm và dịch vụ không có khả năng sinh lời

Là một nhà quản trị giỏi, bạn cần xác định đâu là mặt hàng có khả năng tạo lợi nhuận cao nhất và những mặt hàng không sinh lời cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung vào sản xuất sản phẩm mang lại giá trị cao, từ đó ban điều hành đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Kiểm soát hàng tồn kho

Quản lý cẩn thận hàng tồn kho góp phần tăng dòng tiền, cải thiện lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp của bạn. Không nên để quá nhiều hàng tồn kho trong kho hàng, tránh chiếm chỗ, hao mòn trong thời gian dài. Tất nhiên nếu số lượng hàng tồn kho không đủ sẽ gây ra tình trạng thiếu hàng nếu cần gấp. Đây cũng là một bài toán khó cho các nhà quản trị, theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho và lưu ý đến chi phí sẽ giúp bạn đặt hàng với số lượng phù hợp trong từng thời điểm.

Giảm chi phí và giảm tổng chi phí trực tiếp

Rà soát các chi phí chung là cách đơn giản để cải thiện lợi nhuận ròng của công ty. Ngoài ra, một trong những cách để giảm giá vốn là nỗ lực thương lượng giá tốt nhất với nhà cung cấp, nên hủy bỏ các giao dịch mua không cần thiết để tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

Có thể thấy, lợi nhuận ròng là một chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi đầu tư, bạn nhất định không nên bỏ qua việc phân tích chỉ số này để có thể đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất, từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý. Hy vọng những thông tin Chứng khoán Vina cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về chỉ số lợi nhuận ròng, cách tính và ý nghĩa của chỉ số này, từ đó giúp ích cho quá trình đầu tư của mình.

Chủ Đề