So sánh mức tiêu thụ điện năng giữa máy giặt năm 2024

Khi mua máy giặt chúng ta thường chú trọng đến ngoại hình, giá cả, tính năng, số kg... mà quên đi trên nhãn năng lượng còn có thông số biểu đạt khả năng tiêu thụ điện của thiết bị - hiệu suất năng lượng. Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu hiệu suất năng lượng là gì nhé!

Nói một cách đơn giản, hiệu suất năng lượng là thông số cho biết máy giặt sẽ tiêu hao bao nhiêu điện năng để giặt xong mỗi kg quần áo. Giả sử, nhãn năng lượng trên máy có thông số "Hiệu suất năng lượng: 11 Wh/kg". Vậy thì, máy giặt sẽ tiêu thụ hết 11 Wh điện với mỗi kg quần áo cho vào. Nếu bạn bỏ vào 7kg quần áo, thiết bị tiêu thụ: 11 x 7 = 77 Wh [0,077 kWh]. Tức là dù bạn giặt 10 lần cũng chưa hết 1 số điện [1 kWh].

Bạn có thể xem hiệu suất năng lượng qua nhãn năng lượng dán trên máy giặt

Hiệu suất năng lượng được đo và công bố bởi Bộ Công Thương. Khi đo thường sử dụng chế độ giặt thường, thế nên trong thực tế sử dụng, tùy theo chương trình giặt bạn chọn mà thông số này có thể sai lệch. Mặc dù không chính xác tuyệt đối, nhưng bạn có thể dùng hiệu suất năng lượng để so sánh khả năng tiết kiệm điện giữa 2 chiếc máy giặt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến khả năng tiêu thụ nước trong một lần giặt khi chọn mua thiết bị. Vì chi phí sử dụng điện của máy giặt thường không cao, thứ gây tốn kém chủ yếu là chi phí sử dụng nước.

Bạn đang muốn lựa chọn cho gia đình 1 chiếc máy giặt nhưng chưa biết nên mua máy giặt lồng đứng hay lồng ngang? Máy giặt nào tốt và phù hợp? Hiểu được những băn khoăn lo lắng của bạn, trong bài viết này Siêu thị điện máy HC sẽ nêu ra ưu nhược điểm của hai loại máy giặt lồng đứng và lồng ngang, giúp bạn dễ dàng lựa chọn chiếc máy giặt phù hợp với gia đình bạn.

1. Máy giặt lồng đứng

Ưu điểm của máy giặt lồng đứng

Máy giặt lồng đứng có thiết kế nhỏ gọn, nắp máy ở phía trên kết hợp với lồng giặt đứng, giúp tiết kiệm được nhiều không gian diện tích. Nếu nhà bạn có ít không gian thì máy giặt lồng đứng là sự lựa chọn khá phù hợp.

Chiếc máy giặt lồng đứng với bảng điều khiển dễ sử dụng, nút bấm đơn giản cũng là một điểm cộng lớn, bởi với thiết kế đơn giản giúp những người lớn tuổi cũng có thể dễ dàng thao tác và sử dụng.

Nói về mức tiền, giá của một chiếc máy giặt lồng đứng rất hợp lý, trung bình chỉ từ 4- hơn 20 triệu tùy loại, phù hợp với điều kiện tài chính kinh tế của mọi gia đình.

Nhược điểm của máy giặt lồng đứng

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì máy giặt lồng đứng cũng có những nhược điểm.

Quần áo dễ bị xoắn rối vào nhau nên lúc lấy đồ ra khỏi lồng giặt cũng sẽ gặp khó khăn, đồng thời dễ làm dãn quần áo khi giặt nhiều lần.

Bảng điều khiển của máy giặt lồng đứng được thiết kế đơn giản, cũng vì vậy máy không có nhiều chế độ giặt khác nhau.

Theo thời gian, máy giặt lồng đứng khi vắt sẽ dễ bị rung lắc, gây tiếng ồn.

2. Máy giặt lồng ngang

Ưu điểm của máy giặt lồng ngang

Lý do khiến nhiều người lựa chọn máy giặt lồng ngang là bởi dòng máy giặt lồng ngang giúp bảo vệ quần áo tốt, ít bị xoắn rối và dãn vải như máy giặt lồng đứng.

Tốc độ quay vắt của máy giặt cửa ngang cao gấp 2 lần so với đa số các loại máy giặt cửa trên, giúp quần áo khô nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian phơi khô.

Một ưu điểm nữa của máy giặt lồng ngang đó là, ngoài những chế độ giặt thông thường, máy còn có nhiều chế độ và chức năng tùy chỉnh khác nhau như giặt ngâm, giặt đồ dày, giặt nước nóng…mang đến hiệu quả giặt sạch tốt hơn.

Nhược điểm của máy giặt lồng ngang

Máy giặt lồng ngang có kích thước lớn, cửa được thiết kế mở rộng ra phía trước, vì vậy tốn nhiều không gian diện tích hơn, phù hợp với gia đình có không gian rộng rãi để thuận tiện đóng mở cánh cửa.

Mức tiền đầu tư 1 chiếc máy giặt lồng ngang thường có giá thành khá cao, chi phí sửa chữa linh kiện cũng không ít. Đây chính là lý do khiến cho máy giặt lồng ngang chưa thực sự phổ biến trong các gia đình Việt Nam.

3. So sánh 1 số tiêu chí giữa máy giặt lồng đứng và lồng ngang giúp bạn lựa chọn máy giặt phù hợp

Thiết kế và an toàn

Cả hai dòng máy giặt lồng đứng và lồng ngang đều có những thiết kế và mẫu mã đa dạng, đẹp mắt. Tuy nhiên xét về tính tiện lợi thì máy giặt lồng đứng nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, an toàn với trẻ nhỏ vì tầm với cao nên trẻ không với được. Trong khi đó, máy giặt lồng ngang có thiết kế to và cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích, lồng giặt thấp khiến trẻ tò mò có thể chui vào lồng giặt gây nguy hiểm. Vì vậy, về mặt thiết kế và an toàn, máy giặt lồng đứng chiếm ưu thế hơn.

Về chức năng

Máy giặt lồng ngang vận hành êm ái, không gây nhiều tiếng ồn dù trong quá trình vắt mạnh. Máy có rất nhiều chức năng và công nghệ hiện đại như giặt nước nóng, giặt hơi nước….giúp làm sạch quần áo, bảo vệ quần áo bền đẹp hơn. Tốc độ quay vắt của máy giặt cửa trước cũng cao hơn, giúp tiết kiệm thời gian phơi khô đáng kể. Trong khi đó, máy giặt cửa đứng thường chỉ có những chức năng giặt thông thường và cơ bản, quần áo dễ xoắn rối vào nhau dễ làm dãn hỏng quần áo, tốc độ quay chỉ khoảng 700 vòng [trong khi máy giặt cửa trước là khoảng 1400 vòng], vì vậy khi lấy đồ ra khỏi lồng giặt vẫn còn ẩm. Xét về tiêu chí chức năng thì máy giặt cửa ngang có phần nổi trội hơn.

Về giá cả và điện năng tiêu thụ

Về giá cả, chi phí đầu tư 1 chiếc máy giặt lồng đứng chỉ khoảng 4 – 20tr tùy loại, còn máy giặt lồng ngang là khoảng 7 – 45tr tùy loại.

Về hao phí điện nước, máy giặt lồng ngang hao phí nhiều điện hơn nhưng lại tiêu tốn ít nước hơn so với máy giặt lồng đứng.

Vì vậy ở tiêu chí này 2 dòng máy giặt ngang nhau.

Về tuổi thọ của máy

Trong khi máy giặt lồng đứng có tuổi thọ trung bình lên đến 11 năm thì máy giặt lồng ngang chỉ có tuổi thọ trung bình khoảng 5 năm. Ở tiêu chí này, máy giặt lồng đứng được nhiều người ưa thích hơn.

Mỗi loại máy giặt đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn sẽ dễ dàng so sánh và lựa chọn chiếc máy giặt phù hợp với nhu cầu và tài chính kinh tế của gia đình.

Chủ Đề