So sánh việt nam và lào

Nói về mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng dẫn lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nói khi tiếp các đoàn Việt Nam gần đây: “Giữa Lào và Việt Nam có bốn chữ tình, đó là: Tình đồng chí cùng chung lý tưởng cộng sản; Tình anh em cùng chung một cha mẹ là Đảng Cộng sản Đông Dương; Tình bạn là những người bạn thân thiết, vui buồn có nhau; và Tình đoàn kết đặc biệt, keo sơn gắn bó, thủy chung son sắt”.

Theo Đại sứ Nguyễn Bá Hùng, có một số nguyên nhân khiến quan hệ giữa hai nước thật sự đặc biệt, độc nhất.

Thứ nhất, về mặt địa lý và lịch sử, Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống chung dòng nước Mê Công. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, hai dân tộc Việt Nam và Lào phần lớn sống bên nhau hòa bình, có những lúc chống kẻ thù chung để bảo vệ đất nước.

Thứ hai, nhân dân hai nước đều được chính đảng tiền phong của giai cấp công nhân có nguồn gốc chung là Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo.

Chính vì vậy, vun đắp và tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã trở thành chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán và lâu dài của hai Đảng, hai Nhà nước, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiếp tục được truyền tiếp cho các thế hệ tương lai.

Thứ ba, hai nước Việt Nam và Lào đã phải đổ xương máu, mồ hôi của hàng vạn cán bộ chiến sĩ bộ đội Việt Nam và Lào, hàng vạn cán bộ chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam để xây dựng mối quan hệ đặc biệt này.

“Như Lãnh đạo hai nước đã nói: Máu của bộ đội Việt Nam và Lào đã hòa quyện vào nhau chảy trên các con sông, con suối trên đất nước Lào”, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng cho biết.

Thứ tư, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc còn được xây dựng từ những giọt mồ hôi, nước mắt và dòng sữa ngọt của rất nhiều bà mẹ Lào để cứu bộ đội Việt Nam, và những bà mẹ Việt Nam tiễn chồng, con, những người lên đường sang Lào chiến đấu và không bao giờ trở về.

“Đến hôm nay, nước mắt của bà mẹ Việt Nam vẫn không ngừng rơi khi nhiều chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam vẫn còn nằm lại trên đất nước Lào”, Đại sứ xúc động nói.

Thứ năm, quan hệ Việt Nam-Lào thật đặc biệt vì hai nước luôn luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau một cách chân thành, vô tư, trong sáng, chí tình chí nghĩa, không vẩn đục bởi tư tưởng vụ lợi hay nước lớn nước nhỏ.

“Chúng ta không chỉ thương yêu mà còn luôn tôn trọng, quan hệ với nhau thật sự bình đẳng”, Đại sứ nhấn mạnh.

Thứ sáu, trong khi luôn khát vọng đưa dân tộc mình vươn lên sánh ngang các cường quốc, nhân dân Việt Nam luôn ước vọng đất nước và nhân dân Lào anh em được sống trong hòa bình, độc lập tự do, phát triển phồn vinh. Ước vọng đó là hoàn toàn tự nhiên và chỉ có giữa những người anh em thân thiết và tin cậy nhất.

Thứ bảy, giữa hai nước Việt Nam và Lào luôn có sự gắn bó, lòng tin chính trị, lòng tin chiến lược thật sự sâu sắc và vững chắc.

Đề cập tình hình thế giới và khu vực châu Á hiện chuyển biến hết sức nhanh chóng và khó lường, đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh việc lãnh đạo hai nước nhất trí lấy năm 2022 là Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào có ý nghĩa hết sức quan trọng và chiến lược mang tính chất sống còn của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.

“Đây là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là nhân tố bảo đảm sự tồn tại, phát triển của hai nước”, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng khẳng định và cho biết dù tình hình thế giới có thay đổi thế nào thì Đảng, Nhà nước Việt Nam cùng với Đảng, Nhà nước Lào luôn phấn đấu, quyết tâm vun đắp quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển hơn cả về chiều rộng và chiều sâu.

TPO - Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu thực tế Việt Nam chỉ có 30% người trưởng thành có hiểu biết về tài chính, thấp hơn bình quân ASEAN, chỉ cao hơn Lào và Campuchia theo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD].

Việt Nam có thể trở thành nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới [WB], thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao.

Tuy nhiên, tại tọa đàm "Đổi mới thể kinh tế Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030" diễn ra sáng 1/3, các chuyên gia chỉ ra rằng đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện… Chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

GS.TS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân - cho biết, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 “nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp”. Tuy nhiên, điều khiến GS. Chương lo ngại là loạt hạn chế của nền kinh tế thị trường đã, đang bộc lộ.

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội [ảnh: DĐDN].

Ông Chương dẫn chứng việc nhà nước còn can thiệp nhiều vào cơ chế giá thị trường các ngành như xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, y tế… Hệ quả thiếu hụt xăng dầu, hãng hàng không quốc gia và tập đoàn điện lực bị thua lỗ nặng nề, các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi…

Theo ông Chương, việc bảo vệ quyền sở hữu ở Việt Nam vẫn chưa được tốt. Cụ thể, đất đai nhiều nơi vẫn bị thu hồi phục vụ mục đích kinh tế của các tập đoàn bất động sản tư nhân. Hay nhiều loại thị trường hiện đại chưa được hình thành hoặc còn hạn chế sự tham gia của người dân, như các thị trường ngoại hối, vàng phái sinh, hàng hóa phái sinh.

“Khu vực DNNN vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước [DNNN] trong những năm vừa qua bị chững lại”, ông Chương lo ngại. Bất cập trong hệ thống pháp luật cũng được Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân nêu rõ. Trường hợp các doanh nghiệp bất động sản gần đây là một ví dụ. Rất nhiều dự án không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý”, ông Chương nói.

GS. Phạm Hồng Chương cho rằng, đứng trước loạt khó khăn hiện nay, Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ. Điều này là “chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong, lẫn ngoài nước”.

Việt Nam thua kém gì với Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc?

Tham luận tại tọa đàm, TS. Đinh Tuấn Minh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội [MASSEI] - nói, để xác định bất cập trong hệ thống thể chế nền kinh tế khi hướng tới nước thu nhập trung bình cao, cần có cách tiếp cận mới.

Ông Đinh Tuấn Minh - Giám đốc MASSEI.

Theo ông Minh, cách thức tiếp cận truyền thống là tìm ra điểm chưa tốt so với mức tối ưu và chỉ ra bất cập. Với cách tiếp cận mới, sẽ so sánh với các quốc gia khác, có trình độ tốt hơn. Từ đó, xem xét thể chế kinh tế Việt Nam có những vấn đề gì gây thua kém, từ đó đi vào cải cách. Ông cho biết thêm, cách này được Chính phủ thực hiện thông qua nhiều Nghị quyết, liên tục rà soát môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam, “thúc” các Bộ, ngành, địa phương cải thiện.

Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… có thể là những quốc gia tương đồng thuộc nhóm thu nhập trung bình cao mà Việt Nam có thể so sánh. Hoặc có thể so với một số quốc gia thành công, thất bại trong việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình như Hàn Quốc, Argentina, ông Minh nói.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cũng cho rằng, đa số người dân đều tích luỹ tài sản. Theo đó, vấn đề lớn của nền kinh tế hiện nay không phải là giải phóng sức lao động thông qua đẩy mạnh thu hút FDI trên cơ sở lao động giá rẻ như giai đoạn trước nữa. Thay vào đó, trọng tâm chính sách kinh tế trong giai đoạn mới phải làm sao để tài sản có thể tìm đến địa chỉ tốt để sinh lời, thông qua môi trường đầu tư an toàn, các kênh đầu tư có độ mở.

"Cần phải xây dựng hệ thống thể chế để các thị trường tài chính hiện đại hình thành và hoạt động hiệu quả để mọi người dân đều có cơ hội tham gia", ông Minh nói.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nêu thực tế Việt Nam chỉ có 30% người trưởng thành có hiểu biết về tài chính, thấp hơn bình quân ASEAN, chỉ cao hơn Lào và Campuchia theo khảo sát của OECD. Giáo dục tài chính chủ yếu ở dạng thí điểm, manh mún, thiếu định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể.

Do thiếu hiểu biết, vừa qua không ít trường hợp mắc rủi ro do hệ quả từ đầu tư lãi suất cao, rủi ro lớn. Ông Lực cũng chỉ ra rằng, hiện vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng đang thảo luận về luật bảo vệ người tiêu dùng.

Chủ Đề