Soạn giáo an theo hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh Tiểu học

Soạn giáo án là công việc quen thuộc và quan trọng của mỗi giáo viên để truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ, dễ hiểu cho học sinh. Vậy giáo viên cần có các phương pháp soạn giáo án nào vừa hiệu quả lại khiến cho các bài học dễ tiếp thu cho các em học sinh. Bài viết dưới đây hướng dẫn các bạn cách làm giáo án và những điều cần lưu ý khi soạn.

Các bước soạn giáo án

  • I. Căn cứ khi soạn giáo án
  • II. Các bước quan trọng khi soạn giáo án
  • III. Các bước cụ thể khi soạn giáo án
  • IV. Cấu trúc chung của một giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS
  • V. Những điều cần lưu ý khi soạn giáo án

Theo quan điểm công nghệ, quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ bản là thiết kế và thi công, trong đó giai đoạn thiết kế có tác dụng định hướng cho thi công. Thiết kế bài dạy - Soạn giáo án là khâu đầu tiên có tính quyết định thành công của quá trình dạy học. Soạn bài cách hợp lý sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn.

I. Căn cứ khi soạn giáo án

  • Phân phối chương chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
  • Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
  • Đặc điểm nội dung bài học, tiết học
  • Trình độ tiếp thu của học sinh

II. Các bước quan trọng khi soạn giáo án

  • Xác định mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ [dựa vào chuẩn của Bộ GD, đúng trọng tâm, tránh đi sai
    hướng, không rơi vào quá tải nội dung]
  • Xác định phương pháp chủ đạo [tùy theo từng hoàn cảnh, cơ sở vật chất của địa phương, tùy theo khả năng của học sinh, tùy vào nội dung của tiết học]
  • Trình bày từng hoạt động cụ thể [các hoạt động được xây dựng dựa trên mục tiêu của bài học, kết thúc các hoạt động là dần đi đến mục tiêu]

III. Các bước cụ thể khi soạn giáo án

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

  • Sau khi kết thúc bài học, tiết học; học sinh đạt được điều gì về: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
  • Căn cứ vào chuẩn kiến thức để xác định các mức độ [biết, hiểu, vận dụng] cụ thể của bài học [đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK, SGV].

Bước 2: Xác định phương pháp chủ đạo

  • Định hướng Phương pháp chính được áp dụng trong bài dạy.
  • Ngoài phương pháp chính thì đối với từng hoạt động cụ thể của bài học chúng ta có thể đưa ra các phương pháp khác cho phù hợp với đặc thù.
  • Để xác định đúng phương pháp để áp dụng thì chúng ta cần phải căn cứ vào:
    • Điều kiện cơ sở vật chất: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.
    • Đặc điểm nội dung bài học, tiết học
    • Trình độ tiếp thu của học sinh

Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy - học

  • Chuẩn bị cho giáo viên: Máy tính, máy in, máy chiếu, phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập,...
  • Chuẩn bị cho học sinh: tài liệu, sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu, ...

Bước 4: Tiến trình Các hoạt động dạy học

  • Phân biệt được hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt động một cách chi tiết cụ thể.
  • Không nên tạo ra nhiều hoạt động trong một tiết học, định hướng mục tiêu cho từng hoạt động.
  • Định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý

Bước 5: Tổng kết cuối bài: củng cố, giao nhiệm vụ, đánh giá, ..

  • Tóm tắt, nhấn mạnh các điểm chính của bài học.
  • Có thể dùng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.
  • Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà thực hiện.
  • Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác.
  • Đánh giá, nhận xét tiết học nhằm có được thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy.

IV. Cấu trúc chung của một giáo án theo định hướng phát triển năng lực HS

Mẫu 1:

Ngày soạn:..

Tiết PPCT: . TÊN BÀI HỌC:.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức

- Kĩ năng

- Thái độ

- Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển:

  • Năng lực chung
  • Năng lực chuyên biệt

- Phẩm chất

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

2. Chuẩn bị của học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu [MT cần đạt của hoạt động]:

Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hình thức tổ chức

Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vởThực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận, nhận xét Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu [MT cần đạt của hoạt động]

Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hình thức tổ chức

Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vởThực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu [MT cần đạt của hoạt động] Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vởThực hiện nhiệm vụ GV phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu [MT cần đạt của hoạt động]

Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hình thức tổ chức

Phương tiện dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào vở

- Thực hiện nhiệm vụ GV phân công

- Trao đổi, thảo luận

- Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học

Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Hướng dẫn học bài ở nhà [Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà]

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới

>> Tham khảo thêm: Khung kế hoạch bài dạy theo công văn 5512

V. Những điều cần lưu ý khi soạn giáo án

Việc soạn giáo án không phải là điều dễ dàng, đôi khi là vất vả đối với những giáo viên phải dạy nhiều lớp có trình độ khác nhau, thậm chí một giáo viên dạy nhiều môn. Với những giáo viên mới, giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều, dưới đây là một số lưu ý khi soạn giáo án cho các bạn cùng tham khảo

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho giáo viên trẻ khi thực hiện soạn giáo án:

  • Lồng ghép các thông tin liên quan trong giáo án, biết cách khiến các em tập trung vào bài học.
  • Có thể thường xuyên gọi trả lời với những em rụt rè.
  • Xem trước tài liệu học tập cùng học sinh và xây dựng mục tiêu cho tuần tới.
  • Giảng dạy đúng trọng tâm, dễ hiểu
  • Xem lại kế hoạch giảng dạy sau mỗi buổi học để rút kinh nghiệm và xem mình cần thay đổi gì không.
  • Xây dựng khung bài dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Tham khảo thêm các tài liệu soạn giáo án sau đây:

  • Kỹ thuật soạn mục tiêu bài giảng
  • 3 bước giúp giáo viên có một giáo án chất lượng
  • Kỹ năng soạn giáo án và viết mục tiêu cho bài học
  • Giáo án - Bài giảng các lớp

Video liên quan

Chủ Đề