Soạn văn 7 bài luyện tập lập luận chứng minh

Với Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

A. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh [ngắn nhất]

  1. - Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết nhớ đến công ơn những người làm ra thành quả cho ta hưởng thụ hôm nay.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:Khi ăn những trái thơm ngọt lành phải biết nhớ đến người trồng nó

“Uống nước nhớ nguồn”: Khi uống những dòng nước mát phải biết nhớ đến cội nguồn của nước.

- Lập luận chứng minh ở đây:

+ Giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ

+ Đưa ra các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề bằng dẫn chứng lí lẽ.

+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.

  1. Đạo lí trong hai câu tục ngữ có nội dung thể hiệu lòng biết ơn, tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.
  1. Những biểu hiện.

- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên: giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch, giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.

- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa: tưởng nhớ, biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha ông.

- Những ngày: Thương binh liệt sĩ, nhà giáo Việt Nam, quốc tế Phụ nữ tôn vinh những người có công lao với đất nước, xã hội.

- Người Việt Nam không thể sống thiếu những phong tục, lễ hội ấy bởi nó in sâu trong tiềm thức, văn hóa người Việt

  1. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ: lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người, là truyền thống đạo lí cao đẹp, của dân tộc Việt Nam, là tấm gương để soi đường cho những hành động, việc làm của bản thân

B. Kiến thức trọng tâm

1. Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn chứng minh vào việc giải quyết một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 dưới đây với bài: Luyện tập lập luận chứng minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

  1. Tìm hiểu đề và tìm ý
  1. Lập dàn ý
  1. Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.

2. Thực hành trên lớp

  1. Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo
  1. Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng thực tế
  1. Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?

Gợi ý:

  • Hai câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" nói lên điều gì?
  • Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.

  • Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;
  • Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:
    • Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết [Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn];
    • Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?
    • Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam...;
    • Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,...
  • Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam không?
  • Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn"? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạo lí ấy?

2. Xác định các ý cho từng phần [Mở bài, Thân bài, Kết luận] theo lập luận nhất định. Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần, vừa thiết lập được mối quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài

Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Luyện tập lập luận chứng minh

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Chủ Đề