Sốt bao nhiêu độ thì dùng miếng dán hạ sốt năm 2024

Miếng dán hạ sốt là một vật dụng phổ biến được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng cho trẻ bị sốt. Tuy nhiên, cũng có một nhóm các mẹ cho rằng, thực chất miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt, khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy, miếng dán hạ sốt bản chất là gì, có tốt không? Miếng dán hạ sốt có nên dùng cho trẻ trong các trường hợp sốt cao hay không?...Các mẹ hãy cùng Phòng khám 125 Thái Thịnh tìm hiểu ngay nhé!

Thành phần và tác dụng của miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chủ yếu của miếng dán hạ sốt là hydrogel, không tan trong nước, có khả năng hút nước ở vùng da mà miếng dán được dán lên. Ngoài ra, một số loại có chứa thêm tinh dầu bạc hà có khả năng làm mát da.

Miếng dán này hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài. Vì vậy, khi mới dán lên sẽ có cảm giác mát lạnh khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khả năng làm mát của miếng dán hạ sốt không duy trì được lâu.

Do không chứa thuốc hạ sốt nên loại miếng dán này không có tác dụng hạ nhiệt cho toàn cơ thể. Thế nên, khi bé sốt, mẹ không nên chỉ dùng mỗi miếng dán cho bé nhằm mục đích thay thế cho thuốc hạ sốt.

Đặc biệt, trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu dùng sản phẩm có tinh dầu bạc hà sẽ gây tác dụng phụ là ức chế hô hấp.

Tác hại của miếng dán hạ sốt nếu lạm dụng

- Có thể gây biến chứng nặng nề do sốt:

Miếng dán lạnh không có tác dụng hạ sốt, mà chỉ giúp giảm nhiệt độ vùng trán, khiến một số mẹ hiểu nhầm con mình đã hết sốt. Điều này rất nguy hiểm trong trường hợp bé sốt quá cao, việc chậm trễ dung thuốc hạ sốt cho bé có thể dẫn tới co giật hoặc các biến chứng về não khác.

- Kích ứng da:

Miếng dán hạ sốt sử dụng chất dính để dán tại chỗ trong khi da của bé mỏng và nhạy cảm. Do đó, miếng dán gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và kích ứng da bé.

- Ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ:

Một số miếng dán hạ sốt chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát da nhanh tuy nhiên lạm dụng miếng dán này cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi sẽ gây ức chế hô hấp thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nên làm gì khi trẻ bị sốt ?

  • Theo dõi sát nhiệt độ và sức khỏe trẻ.
  • Mẹ có thể dùng nước ấm thấp hơn 2°C so với thân nhiệt bé để lau người cho bé.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ [ liều lượng, loại thuốc, cách dùng].
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt, nằm ở nơi thoáng gió.
  • Với trẻ sơ sinh bị sốt, người mẹ cần cho bé bú đủ. Với trẻ lớn, bé cần uống đủ nước, uống thêm Oresol, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để làm mát cơ thể, tránh mất nước;

Đôi khi tình trạng sốt ở trẻ là một dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu trẻ có các biểu hiện sau, bạn cần đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín ngay để được các Bác sĩ khám và xử trí kịp thời:

  • Trẻ sốt > 38,5°C , kéo dài hơn 24h không đỡ
  • Trẻ có dấu hiệu cổ cứng, đau họng, đau tai, phát ban hoặc đau đầu dữ dội, quấy khóc không yên, bứt rứt hay phản xạ kém
  • Trẻ bỏ bú ngủ li bì, lơ mơ, co giật, tím tái

Như vậy, bản chất của miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt, mà có tác dụng tản nhiệt và làm mát tại chỗ. Các mẹ nên lưu ý và cân nhắc khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ.

Khi trẻ có các vấn đề bất thường về sức khỏe, các mẹ có thể cho bé tới thăm khám tại Phòng khám 125 Thái Thịnh. Với Chuyên Khoa Nhi Chất lượng cao, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bé và gia đình bạn!

Sử dụng miếng dán hạ sốt có tốt không? Trẻ sơ sinh thì có nên dùng miếng dán hạ sốt hay không và dùng trong trường hợp nào... là những băn khoăn của hầu hết các ông bố bà mẹ khi có con bị sốt? Vậy đâu là giải pháp đúng, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Miếng dán hạ sốt nên dùng trong trường hợp nào?

Khi trẻ sốt, thông thường chúng ta sẽ có hai cách để hạ sốt cho trẻ. Cách thứ nhất là dùng thuốc hạ sốt, cách thứ hai là làm mát từ bên ngoài cơ thể, như là lau người bằng nước ấm, đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn... của trẻ hoặc đơn giản hơn cả là chúng ta có thể dùng miếng dán hạ sốt có bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên sử dụng miếng hạ sốt như thế nào là đúng, dán ở vị trí nào sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn?

Theo bác sỹ Đào Ngọc Hoa, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hồng Ngọc thì miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt trong toàn cơ thể vì nó không chứa thuốc hạ sốt nhưng nó có tác dụng để làm thân nhiệt của chúng ta giảm xuống giống như chúng ta sử dụng khăn chườm vậy. Nó có bản chất là một cái hydrogen, không tan ở trong nước, có tác dụng để làm mát cho cơ thể. Nhưng chúng ta chú ý đối với em bé dưới 3 tháng tuổi thì không nên dùng loại chứa tinh dầu bạc hà vì không tốt cho đường hô hấp của em bé. Khi chúng ta dán tấm hạ nhiệt đấy chúng ta có thể dán vào gáy, vào nách, vào bẹn hoặc dán vào khoeo chân, khoeo tay, ở những chỗ có mạch máu lớn vì chúng ta biết rằng nguyên tắc của tấm dán hạ sốt đấy chính là truyền nhiệt, ở những chỗ nách, bẹn, đấy là những chỗ có mạch máu lớn, khi chúng ta dán những chỗ có mạch máu lớn như vậy thì khả năng truyền nhiệt nó sẽ tốt hơn và tác dụng hạ sốt cũng sẽ tốt hơn.

Như vậy, có thể thấy lợi ích đầu tiên khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ đó là tính tiện lợi. Phụ huynh chỉ cần bóc lớp vỏ, dán miếng dán vào trán, nách hay bẹn của trẻ. Lúc này miếng dán sẽ giúp thoát hơi nước ra khỏi cơ thể theo cơ chế khuếch tán ra ngoài, từ đó mà nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, miếng dán hạ sốt cũng sẽ phù hợp với những em bé khó uống thuốc, đặc biệt là những em bé hay bị nôn trớ... Thêm vào đó, khả năng làm mát kéo dài từ 8-10 tiếng cũng là một trong những đặc tính được phụ huynh an tâm lựa chọn.

Lưu ý cho cha mẹ khi dùng miếng dán hạ sốt

Với trẻ sơ sinh thì da của trẻ vô cùng non nớt, nhạy cảm, do vậy mẹ cũng cần lựa chọn những sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín, có độ an toàn cao, không chứa chất gây kích ứng cho da của trẻ và phần gel để dán lên da cũng không quá dính chắc vì khi gỡ ra sẽ làm cho bé bị đau.

Cha mẹ nên lựa chọn miếng dán hạ sốt của nhà sản xuất uy tín

Cha mẹ cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm về cách dùng, thời gian và đối tượng sử dụng; đồng thời cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh cũng không được dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm chủng hoặc vùng da bị tổn thương;

Nếu bé có tiền sử dị ứng hoặc gặp các vấn đề về hô hấp thì không nên sử dụng miếng dán hạ sốt để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm. Và các mẹ cũng lưu ý không lấy hạt làm mát ra ngoài vì hạt có thể bị vỡ và nước trong hạt bắn vào mắt và cũng tránh để trẻ tiếp xúc, ăn hoặc dính vào mũi, miệng.

Hơn nữa, các mẹ cũng nên chú ý, nếu trẻ sốt cao trên 38,5°C, ngoài việc dùng miếng dán hạ sốt cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng và lứa tuổi. Khi trẻ sốt cao liên tục 2-3 ngày hoặc kèm theo nhiều biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, nôn trớ, ho, khó thở... thì cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm, để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Khi trẻ sốt cao liên tục kèm theo nhiều biển hiện khác nên đưa trẻ đến bác sỹ sớm

Cha mẹ cũng cần theo dõi trẻ trong quá trình dùng miếng dán hạ sốt, nếu có triệu chứng kích ứng thì hãy ngưng sử dụng ngay và gặp bác sỹ để được khám và chữa trị.

Với những người có con nhỏ thì ác mộng với họ là chăm con sốt. Ngoài việc bé mệt mỏi, quấy khóc thì thì các mẹ cũng không được yên giấc mỗi đêm vì phải thức trông chừng con, chườm mát cho con, kiểm tra thân nhiệt... Nhưng từ khi miếng dán hạ sốt ra đời thì việc chăm sóc bé khi sốt của các mẹ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Miếng dán hạ sốt chỉ việc dán vào trán, thậm chí có thể cắt đôi ra để dán vào nách, bẹn... giúp thân nhiệt của bé trở lại bình thường. Thế nhưng việc sử dụng cũng phải tùy từng trường hợp và tuân thủ các lưu ý như chúng tôi vừa đề cập đến nhé! Chúc các bậc cha mẹ luôn là những “thầy thuốc tại gia” thông thái và chăm sóc bé yêu nhà mình thật khoa học, đúng cách.

Miếng dán hạ sốt bao lâu thay 1 lần?

Vậy phụ huynh nên cho trẻ sơ sinh sử dụng miếng dán hạ sốt Aikido dán trong bao lâu? Theo khuyến cáo của của các chuyên gia khoa nhi và nhà sản xuất, bạn nên dán miếng dán hạ sốt trong vòng 10 tiếng đồng hồ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của sản phẩm, bạn có thể bảo quản gói chứa miếng dán trong ngăn mát của tủ lạnh.

Tại sao không nên dùng miếng dán hạ sốt?

Tác hại khi sử dụng miếng dán hạ sốt Trong khi đó, miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh, tác dụng giảm thân nhiệt cho trẻ rất hạn chế; Gây biến chứng nặng nề do sốt: Khả năng hạ sốt của miếng dán rất hạn chế. Vì vậy, nếu trong trường hợp trẻ sốt cao mà phụ huynh chỉ dùng miếng dán hạ sốt thì sẽ vô tác dụng.

Sau khi uống thuốc bao lâu thì hạ sốt?

Đối với thuốc hạ sốt dạng viên, thông thường sau 30 phút thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Nếu sau 30-60 phút thuốc không hạ sốt, bạn cần xem lại thuốc có bị đổi màu, quá hạn sử dụng hay không. Nếu thuốc vẫn đảm bảo chất lượng bạn có thể uống tiếp liều thứ 2.

Khi nào thì sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Theo các chuyên gia y tế nên dùng miếng dán hạ sốt khi trẻ sốt từ 37,5 - 38,5 °C. Nếu trẻ sốt từ 38,5 °C trở lên thì cần sử dụng thuốc để hạ sốt nhanh cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ gây biến chứng co giật, suy hô hấp do sốt cao.

Chủ Đề