Sự kiện giờ trái đất được tổ chức lần đầu tiên ở đâu?

* Lịch sử ra đời ngày Trái đất

Ngày Trái đất [Earth Day - ED] được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21/03/1970.

Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.

Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn".

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.

Năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận. 

* Ý nghĩa của Ngày Trái đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Ý nghĩa và nguồn gốc sự kiện “Giờ Trái Đất”

Giờ Trái Đất ra đời khi nào?
Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney [Australia], số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên [WWF - World Wildlife Fund], kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 tối [giờ địa phương] ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
 

Biểu trưng chính thức của Giờ Trái Đất là gì?
Logo của chương trình Giờ Trái Đất được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
 

Mục đích của Giờ Trái Đất?
Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Đã có bao nhiêu quốc gia tham gia sự kiện Giờ Trái đất?


Giờ Trái Đất là sự kiện duy nhất, lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên Trái Đất. Đến nay, chiến dịch Giờ Trái Đất đã nhận được sự hưởng ứng của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia trên thế giới với 2,2 tỷ người hưởng ứng trong đêm tắt đèn thông qua các mạng truyền thông xã hội. Việt Nam bắt đầu tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất từ năm 2008. 

Thông điệp của Giờ Trái Đất năm 2019 là gì? Khẩu hiệu của Chiến dịch Giờ Trái Đất 2019 là “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất”.

Giờ Trái Đất có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện?


Giờ Trái Đất chỉ yêu cầu mọi người tắt đèn không cần thiết trong một giờ, không tắt các đèn có ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Giờ Trái Đất nhắc nhở mọi người tiết kiệm điện không chỉ trong 1 giờ đồng hồ của ngày này mà mọi người hãy tiết kiệm điện bất cứ lúc nào có thể để bảo vệ Trái Đất.

Tắt điện 1 giờ/ngày đáp ứng được nhu cầu điện trong bao nhiêu ngày?

Nếu bạn tắt đèn 1 giờ/ngày và dùng số tiền đó để xây đập thủy điện ta có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn cầu trong khoảng thời gian là  8 tháng và 10 ngày [250 ngày].

Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?
Vì đây là khoảng thời gian của Mùa Xuân và Mùa Thu, điểm phân trong bán cầu bắc và phía nam tương ứng, cho phép thời gian mặt trời lặn gần trùng hợp ngẫu nhiên trong cả hai bán cầu, qua đó đảm bảo tác động trực quan nhất cho sự kiện toàn cầu 'tắt đèn'.

Giờ trái đất 2019 sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy 30 tháng 3, từ lúc 20:30 đến 9:30 theo múi giờ của địa phương.

Nguyễn Văn Thắng

In bài viết
Gửi mail
Lưu nội dung

Vào năm 2004, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế [WWF] của Australia tìm kiếm phương pháp truyền thông và tiếp cận mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền sau khi đối diện với hàng loạt các dữ liệu khoa học về hiện tượng này.

WWF Australia đã thảo luận với Công ty quảng cáo Leo Burnett Sydney về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Australia về vấn đề biến đổi khí hậu.

Chiến dịch dựa trên nền tảng hy vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của trái đất nơi chúng ta đang sinh sống.

Sang năm 2005, WWF Australia và Leo Burnett Sydney bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở qui mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng Tắt Lớn”.

Đến năm 2006, nhà quảng cáo Leo Burnett được giao một nhiệm vụ khó khăn: đặt tên cho chiến dịch, tên gọi đó không chỉ đại diện cho hành động tắt đèn đơn thuần - từ đó tên "Giờ Trái đất" ra đời và kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

Tên gọi Giờ Trái đất giúp chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn.

Chiến dịch Giờ Trái đất cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trưởng thành phố Sydney lúc đó là bà Clover Moore.

Cũng trong năm đó, phim tài liệu “Sự thật bất tiện” của Al Gore được trình chiếu cùng với báo cáo của Tiến sĩ Lord Stern công bố đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của trái đất đối với kinh tế thế giới. Điều đáng lưu ý đây là lời cảnh báo từ chuyên gia kinh tế học chứ không phải từ các nhà khoa học. Bản báo cáo cho biết: "Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại đến GDP toàn cầu đến 20% nếu không cố gắng khắc phục - trong khi đó những cố gắng giảm tác nhân gây ra biến đổi khí hậu chỉ làm giảm 1% GDP toàn cầu" đã khiến người dân trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề Biến đổi khí hậu.

Vào ngày 31/3/2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức tại Sydney, Australia với sự tham gia của 2,2 triệu người dân và 2.100 doanh nghiệp tại đây, sự kiện kéo dài 1 tiếng đồng hồ từ 19h30 đến 20h30.

Đến thời điểm này, Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu [IPCC] đưa ra báo cáo nhấn mạnh các rủi ro khi nhiệt độ tăng, và  những giải pháp cấp bách môi trường. IPCC đánh giá và đưa ra kết luận rằng hơn 90% tác nhân gây ra biến đổi khí hậu ngày nay là do hoạt động của con người trong đó bao gồm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Chiến dịch Giờ Trái đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch trong phạm vi quốc gia của Australia nhưng đã thực sự thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu tham gia vào chiến dịch Giờ Trái đất những năm sau đó.

Vào ngày 29/3/2008, Chiến dịch Giờ Trái đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người.

Một năm sau đó [2009], chiến dịch Giờ Trái đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người tại hơn 4.000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ để tạo ra sứ mệnh hành động rõ nét nhất về hành động trước sự biến đổi khí hậu một cách hiệu quả, khởi động cho cuộc bầu chọn cho trái đất lần thứ nhất.

Chiến dịch Bầu chọn Trái đất của Giờ Trái đất đã sử dụng biểu tượng Bầu chọn Trái đất nhằm kêu gọi người dân trên toàn thế giới thể hiện sự quan tâm [hoặc bầu chọn] của mình đối với hành tinh này trước hiện tượng trái đất nóng lên.

"Giờ Trái đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn, mà đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh", ông Andy Ridley, Giám đốc và là người sáng lập chiến dịch Giờ Trái đất toàn cầu cho biết.

Đến tháng 11/2009, Chiến dịch Bầu chọn trái đất của Giờ Trái đất đã chọn Khối cầu Tập thể, một quả cầu bằng bạc bên trong chứa đĩa cứng 350 Gigabyte với đoạn phim, hình ảnh và tài liệu với đại diện sự bầu chọn trái đất của hàng trăm triệu người trên thế giới, nhằm kêu gọi mọi người cùng nhau ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu. Đại diện cho tiếng nói của người dân trên thế giới, Khối cầu Tập thể được chuyển từ Sydney tới Copenhagen bởi những người bảo vệ danh dự.

Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được đưa lên một cấp độ chưa từng thấy trong lich sử, khi cuộc họp của 192 quốc gia tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc [COP] diễn ra tại Copenhaghen, Đan Mạch. Chiến dịch Bầu chọn trái đất lên đến cực điểm vào ngày 16/12/2009 với sự kiện Giờ Trái đất diễn ra tại Copenhaghen. Tại đây, khối cầu Tập thể được giao cho Phó tổng Thư ký Liên Hợp Quốc –  Vijay Nambiar để gửi tới các nhà lãnh đạo thế giới.

Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

Năm nay, chiến dịch Giờ Trái đất có thông điệp "Hãy hành động để Trái đất thêm xanh".

Theo Bộ Công thương, đơn vị tổ chức thì nghi thức tắt đèn hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 từ 20h00 đến 21h30 ngày 29/3 từ Quảng trường Cách mạng tháng Tám trước Nhà hát lớn Hà Nội.

Tiết kiệm năng lượng: Vẫn chờ vận động

[Baodautu.vn] Giờ Trái đất với hoạt động tắt đèn trong vòng 1 tiếng đồng hồ của tối thứ Bảy cuối cùng trong tháng 3 hàng năm sẽ diễn ra vào ngày mai [29/3].

Hải Đăng

Video liên quan

Chủ Đề