Tại sao bị bệnh sán chó

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sán chó. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người nuôi thú cưng, dễ lây nhiễm bệnh từ chó mèo. Những người hay ăn rau sống, thực phẩm tái sống, người làm vườn, người chơi thể thao tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng... đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó Toxocara.

Nguồn lây nhiễm của bệnh sán chó?

Phân của chó và mèo bị nhiễm Toxocara phát tán ra môi trường, con người có thể bị nhiễm sán bởi vô tình nuốt phải trứng sán chó Toxocara qua đường miệng do ăn rau sống, thịt tái sống, qua đồ chơi. Ấu trùng Toxocara tồn tại trong đất có thể xâm nhập qua da trầy xước khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng.

Phân của chó và mèo bị nhiễm Toxocara phát tán ra môi trường là nguồn lây nhiễm mạnh nhất

Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán chó:

  • Thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo,…
  • Không vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với đất cát.
  • Không rửa sạch rau sống và nấu chín thực phẩm trước khi ăn.
  • Sinh sống trong điều kiện kém, không khí, đất và nguồn nước ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó?

Nhiễm bệnh sán chó thường diễn biến âm thầm, ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rầm rộ. Ở người có cơ địa dị ứng và hệ miễn dịch yếu thường có biểu hiện mẩn ngứa da, kèm theo mệt mỏi, uể oải, mất ngủ,… Ấu trùng sán chó Toxocara vào máu, chu du khắp cơ thể, nhiễm lâu ngày có thể đến gan, phổi, tim, thận, da, niêm mạc, mắt, não.

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara ở da: Gây mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng kéo dài, thường phát hiện sau khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Nhiễm sán chó gây ngứa, nổi mề đai kéo dài 

Nhiễm sán chó có thể gây u gan, áp xe gan, tổn thương tim, phổi, thận,… các tổn thương thực thể tại gan được phát hiện qua siêu âm, với những khối u, ổ mủ ở một số hạ phân thùy gan. Khi có những dấu hiệu đau tức vùng gan, nếu siêu âm thấy khối u, cần xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh giun sán.

Không nên vội vàng kết luận chẩn đoán, có thể sẽ vô tình gây hoang mang lo lắng cho người bệnh và gia đình. Do đó, sau khi phát hiện những bất thường qua hình ảnh siêu âm tại gan, cần xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara, bệnh Amip, bệnh sán lá gan Faciola để dùng thuốc diệt ký sinh trùng giúp trị khối u ở gan do bệnh giun sán gây ra.

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara ở mắt: Gây giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên. Các dấu hiệu triệu chứng về mắt do nhiễm sán chó Toxocara ít được chẩn đoán trên làm sàng, thường phát hiện khi soi đáy mắt hoặc xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara.

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara tổn thương hệ thần kinh trung ương [sán não]: Gây mệt mỏi, đau đầu, hay quên, tê tay nhức chân, giảm vận động, liệt, thậm chí dẫn tới tử vong khi ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển đến não.

Điều trị bệnh sán chó cần lưu ý điều gì?

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó, bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng.

Tùy vào đối tượng bệnh nhân mà có cách điều trị bệnh sán chó khác nhau

Bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi người bệnh nên có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi nên cho người bệnh tái khám khi nào? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Mục đích của xét nghiệm đó để làm gì? Tình trạng hiện tại như thế nào? Cần chữa trị bao lâu nữa, giúp bệnh nhân yên tâm. 

Thời gian điều trị bệnh sán chó bao lâu?

Thời gian trị bệnh sán chó từ một đến ba liệu trình, mỗi liễu trình từ một đến hai tuần. Tái khám xét nghiệm lại sáu 1 đến 2 tháng. Thông thường sau khi sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng từ 5 đến 7 ngày, các dấu hiệu triệu chứng như: Mẩn ngứa da, đau đầu, mệt mỏi, uể oải nếu có sẽ cải thiện nhiều. Sau đó các dấu hiệu mất dần khi ký sinh trùng bị diệt bởi thuốc trị giun sán.

Lam Ngọc

Nguồn: Tổng hợp

Bệnh sán chó hay còn gọi là ấu trùng giun đũa chó toxocara là một bệnh có thể gặp phải ở trẻ em và những người nuôi chó mèo. Theo thống kê, tại Việt Nam có 20% dân số có kháng thể đối với toxocara. Có thể khẳng định, đây là một bệnh mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với ký sinh trùng toxocara. Vậy bệnh sán chó có lây không, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh kén sán chó, sán dây chó, nang sán chó… Do một loại giun tròn được gọi là giun đũa chó mèo do một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis hay toxocara cati gây ra.

Loại sán này phát triển trong cơ thể chó mèo, khi giun đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường và hóa phôi sau 1 – 2 tuần. Nếu nuốt phải trứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Triệu chứng của bệnh sán chó thường ẩn, khó nhận biết và không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy:

– Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, thường đau bụng, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân, người nóng sốt, ho, thở khò khè…

– Nếu di chuyển lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn, khó thở.

– Nếu di chuyển lên mắt sẽ gây viêm xung quanh mắt và các bệnh ở võng mạc.

– Nếu di chuyển lên não sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, người mệt mỏi, lờ đờ, có triệu chứng viêm não.

– Nếu ký sinh ở da sẽ tạo nên những cục u với sự tập trung của một lượng lớn các thể nang sán chó.

Sán chó gây ngứa trên da người

Bệnh sán chó có lây không?

Sán chó có lây không, sán chó lây qua người như thế nào là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, sán chó là một bệnh có thể lây từ chó sang người. Con đường lây truyền như sau:

– Sau khi sán đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường phát tán vào đất, bụi, rau…

– Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc dùng rau chưa được rửa sạch, rau sống sẽ dễ nuốt trứng sán vào miệng.

– Sau khi nuốt trứng, các ấu trùng giun được phóng thích, xuyên qua thành ruột và di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh theo đường máu. Các ấu trùng sống sót sẽ gây bệnh và bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt.

– Lúc này, chúng sẽ ngừng phát triển nhưng lại gây ra các tổn thương tại mô.

Ngứa, nổi mề đay là một trong những triệu chứng điển hình của nhiễm bệnh sán chó

Bệnh sán chó có lây từ người sang người không?

Như đã phân tích, sán chó có thể lây từ chó sang người thông qua tiếp xúc, sử dụng thức ăn có trứng sán gây bệnh. Tuy nhiên, sán chó không phải là bệnh lây từ người sang người. Nhưng lại có thể lây nhiễm cho người vô tình nuốt phải sán chó bị dính trong thức ăn.

Khi trong gia đình có người mắc bệnh, thì các thành viên khác vẫn nên tiến hành xét nghiệm vì sử dụng chung một nguồn thức ăn chứa sán chó. Vì vậy nguyên nhân khiến nhiều người cùng mắc bệnh là do sử dụng thức ăn nhiễm sán chứ không phải do lây nhiễm từ người sang người.

Bệnh sán chó có lây từ mẹ sang con không?

Có thể khẳng định, sán chó là bệnh không lây nhiễm từ người sang người kể cả từ mẹ sang con. Sán chó chỉ lây nhiễm ở chó sang người do ăn uống những thức ăn có dính trứng sán hoặc thường xuyên tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa sạch tay trước khi ăn, uống.

Tuy chưa có ghi nhận dị tật nào cho thai nhi khi bị nhiễm ký sinh trùng sán chó nhưng nó lại làm tăng tỷ lệ hư và sẩy thai. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám để điều trị và theo dõi tình hình sức khỏe.

Ngoài ra, với thắc mắc sán chó có lây từ người qua người không thì có thể khẳng định là không. Bệnh này không hề lây nhiễm qua đường nước bọt hay quan hệ. Việc ôm hôn, quan hệ vợ chồng không hề khiến bạn hoặc đối phương nhiễm sán chó được.

Bệnh sán chó nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người nhưng nguy cơ mắc sán chó là rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Tổn thương ở mắt: Thường gặp ở trẻ từ 5 – 10 tuổi với các triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không điều trị có thể gây lé hoặc mù lòa.

– Tổn thương nội tạng: Hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây ra các triệu chứng co giật, tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu di chuyển đến não.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Sán chó là bệnh có thể lây lan qua đường ăn uống hoặc lây trực tiếp sang người nếu tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa tay sạch sẽ. Cho nên có thể phòng tránh bệnh bằng cách:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Thực hiện ăn chín uống sôi, sơ chế thực phẩm kĩ, hạn chế sử dụng các loại rau sống.

Tẩy giun định kỳ, tắm cho chó thường xuyên, không nên cho trẻ ngủ chung với thú cưng.

Không cho chó thường xuyên vào nhà nhất là những gia đình có trẻ tập bò, đi đứng.

Không cho bé nghịch đất, rửa sạch đồ chơi cho trẻ, tránh để bé ngậm đồ chơi hoặc đưa tay vào miệng khi tiếp xúc với chó mèo.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Tiếp xúc với chó thường xuyên nhưng không rửa tay sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó

Xét nghiệm bệnh sán chó ở đâu tại Buôn Ma Thuột

Bạn nên đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để khám và xét máu, sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ kê toa thuốc cho bạn về nhà điều trị và hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại.

Tại ĐăkLăk, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm Bệnh Sán chó – xét nghiệm Ký sinh trùng tại BMT, hãy đến Trung tâm xét nghiệm BMT. Chúng tôi chuyên các xét nghiệm Ký Sinh Trùng – Chỉ trong 2h xét nghiệm sẽ có kết quả. Sẽ có Bác sĩ chuyên ngành Ký Sinh Trùng tư vấn trước và sau khi xét nhiệm.

Quan tâm xét nghiệm Ký sinh trùng tại ĐăkLăk – Bạn vui lòng truy cập tại tại link dưới đây: 

//trungtamxetnghiembmt.com/xet-nghiem-ky-sinh-trung

Hiện tại, bạn không cần phải vất vả bắt xe xuống Quy Nhơn để làm xét nghiệm ký sinh trùng nữa, vì ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã có 2 cơ sở xét nghiệm Ký sinh trùng tại TP.Buôn Ma Thuột, đó là:

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 [24/7].

Video liên quan

Chủ Đề