Tại sao bố mẹ hay nổi nóng

Mỗi người phụ nữ lần đầu làm mẹ đều luôn cố gắng làm tốt vai trò của mình. Vì thế, hãy cho phép họ được quyền không hoàn hảo bởi họ cũng có những niềm vui và nỗi buồn riêng, đôi lúc khi không thể kiềm chế cơn nóng giận, họ cũng có thể gắt gỏng với con.... Đó là chuyện rất thường tình!

Có một câu nói rằng: "Đằng sau mỗi cơn giận của người mẹ là nỗi muộn phiền mà cô ấy đã dồn nén từ rất lâu". Quả thật, đằng sau mỗi người mẹ nóng nảy, gắt gỏng khi chăm con là do sự thiếu vắng vai trò của người cha.

Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy hầu hết chúng ta đều đang không nhận ra sự nỗ lực bền bỉ của những người làm mẹ. Khi được đặt câu hỏi: "Tùy theo độ tuổi, ấn tượng về mẹ trong lòng bạn đã thay đổi như thế nào?".Đáp án của câu hỏi đều khiến mọi người đều cảm thấy xót xa:

Khi con 4 tuổi, con cảm thấy mẹ cái gì cũng biết.

Khi con 14 tuổi, con cảm thấy mẹ không biết gì cả.

Khi con 18 tuổi, con cảm thấy suy nghĩ của mẹ đã lỗi thời.

Khi con 25 tuổi, con muốn mẹ trở thành cố vấn và muốn được bàn bạc mọi vấn đề với mẹ.

Khi con 45 tuổi, nếu có mẹ ở đây thì thật tuyệt, mẹ sẽ xử lý vấn đề này như thế nào nhỉ?

Khi con 85 tuổi, con muốn được nghe mọi ý kiến của mẹ, nhưng đã quá muộn rồi...

Không chỉ những người tham gia khảo sát mà trên thực tế, hầu hết tất cả chúng ta lúc còn nhỏ đều đã không nhìn thấy sự quan tâm cũng như tấm lòng của mẹ.

Thuở bé, chúng ta luôn nhìn thấy sự vụng về, càm ràm, kiểm soát và nóng nảy của mẹ. Nhưng chúng ta thường ngoảnh mặt không công nhận nỗ lực trong việc chăm con của mẹ.

Thật may mắn, khi chúng ta khôn lớn. Chúng ta mới nhận ra làm mẹ thật không đơn giản. Chúng ta hiểu rằng, để hoàn thành tốt nhất vai trò của mình, một người mẹ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ. Mỗi người mẹ là sự an bài của Thượng Đế, trong lòng mỗi người mẹ sẽ ấp ủ tình yêu to lớn để cố gắng nuôi dạy con nên người.

Đôi khi, sự nóng nảy của người mẹ khi dạy con là do sự dung túng của người cha tạo thành.

Khi một người mẹ nói con không nên ăn vặt bởi điều đó không tốt cho sức khỏe, con không nên dán mắt vào màn hình điện tử bởi có hại cho mắt.... thì người cha lại dễ dãi chiều theo ý muốn của trẻ: "Con có muốn ăn khoai tây chiên không? Có muốn ăn kem không? Có muốn xem phim không?".

Chăm con nhỏ với vô số việc không tên khiến mẹ vất vả mà trở nên mệt nhọc, cáu kỉnh. Chính bởi thế, hễ thấy con làm điều sai trái, đương nhiên mẹ sẽ dễ dàng nổi nóng. Thế nhưng, người cha thì thong dong đứng bấm điện thoại và chen ngang: "Em có thể kiên nhẫn với con được không? Đừng hét vào mặt con như thế!".

Đằng sau những người mẹ nóng nảy với con là sự hy sinh, là trách nhiệm và sự ngậm đắng nuốt cay của họ.

Chuyên gia tâm lý người Đài Loan Hứa Hạo Nghị cho biết, người mẹ đóng vai trò như một chiếc "container", chịu đựng và dung chứa mọi cảm xúc buồn vui, giận hờn của con. Đồng thời, trong gia đình, người mẹ phải gánh vác biết bao công việc vất vả từ quét dọn nhà cửa như một ô sin, nấu nướng như một đầu bếp, chăm con ốm như một y tá, kèm cặp bài vở của con như một giáo viên... Ấy thế nhưng mọi người trong gia đình đều cho rằng, đó là những điều hiển nhiên mà mọi người mẹ đều phải làm và nên làm vì con.

Đến lúc người mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, la hét, quát mắng con, người ta liền phủ nhận mọi nỗ lực, vất vả của mẹ, coi đó là người mẹ thật tệ hoặc không xứng đáng làm mẹ.

Hễ thấy con làm điều sai trái, đương nhiên mẹ sẽ dễ dàng nổi nóng. Thế nhưng, người cha thì thong dong đứng bấm điện thoại và chen ngang: "Em có thể kiên nhẫn với con được không? Đừng hét vào mặt con như thế!" [Ảnh minh họa].

Mọi bà mẹ đều có quyền trở nên không hoàn hảo và hãy cho phép họ được không hoàn hảo.

Người cha nào cũng luôn trông đợi nửa kia của mình phải là một người mẹ hoàn hảo và lý tưởng trong gia đình. Ấy là người phải biết chăm con suốt 24 giờ mà không được quyền kêu ca một lời, hoặc phải vừa chăm con tốt, vừa kiếm tiền giỏi. Họ còn muốn con mình có một người mẹ luôn biết mỉm cười, biết bao dung, biết thể hiện sự dịu dàng nên có mọi lúc, mọi nơi.

Nhưngsuy cho cùng, các bà mẹ cũng chỉ là những người bình thường. Không phải lúc nào họ cũng hoàn hảo. Họ rất cần sự đối xử nhẹ nhàng và công nhận sự hy sinh thầm lặng của mình. Đó mới là hình ảnh chân thực nhất và cũng là mong mỏi của mọi bà mẹ.

Và cũng mong rằng các ông bố không "vắng mặt" để các bà mẹ có người san sẻ trách nhiệm nuôi con, hàng ngày, hàng giờ. Và để chiếc "container" không quá tải, để các bà mẹ không phải gắt gỏng, nổi nóng với con!Hy vọng những người cha có thể cùng san sẻ trách nhiệm chăm sóc con nhỏ với vợ. Hãy thay tã cho con, cùng con vui đùa, kể truyện cho con nghe. Hãy để các bà mẹ có chút không gian gọi là tự do và thời gian chăm chút cho riêng mình.

[Nguồn: Cmoney]

Việc nổi nóng với con cái là vô cùng dại dột và nguy hiểm. Điều này có thể khiến tâm hồn trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ dễ có thái độ lạnh nhạt, si ngốc, mắc các chứng bệnh như tự kỷ, đau đầu…

Nếu dùng sự nổi giận để quản lý con cái, sự nóng giận này sẽ khiến trẻ phải mang theo áp lực, gánh nặng. Mỗi lần bố mẹ nổi nóng là một lần áp lực. Ngày tháng trôi qua, áp lực càng nhiều, sự bó buộc mơ hồ khiến trẻ bị đau đầu, hủy hoại tâm hồn trẻ. Sự giam cầm vô hình này cũng khiến trí não trẻ kém phát triển. Bố mẹ càng muốn trẻ học giỏi, trẻ sẽ học ngày càng kém, trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của bạn. 

Nổi nóng chẳng khác gì thuốc độc, không chỉ hại người mà còn hại mình. Đặc biệt là giữa những người thân với nhau, nếu càng trút giận sẽ càng khiến đối phương tổn thương. Cha mẹ và con cái sống chung với nhau, sự nóng giận sẽ khiến họ khó chịu, tính cách xấu cũng dễ dàng ảnh hưởng lẫn nhau. 

Cha mẹ thường xuyên nổi nóng, đứa trẻ lớn lên cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Những biểu hiện của cha mẹ hôm nay chính là biểu hiện của con cái ngày mai. Trẻ hay tức giận là do cha mẹ thường xuyên nổi nóng; trẻ thích lên án người khác là do cha mẹ ngày thường phê bình quá nhiều. 

Trẻ hay phàn nàn là do ở nhà cha mẹ thường xuyên bắt bẻ. Nếu trẻ thích phản kháng, điều này chứng tỏ cha mẹ ở nhà thường xuyên cưỡng chế chúng. Trẻ không đủ lương thiện, chứng tỏ cha mẹ thiếu sự đồng cảm. 

Trẻ nhút nhát là hậu quả của việc cha mẹ thường xuyên giễu cợt, la mắng. Trẻ lì lợm, không chịu sẻ chia, tâm sự với cha mẹ là do cha mẹ không quan tâm. Nếu trẻ không biết đúng sai, nguyên nhân do cha mẹ độc đoán, không cho trẻ cơ hội tự chủ cũng như tự suy ngẫm.

Những đứa trẻ tự ti là do cha mẹ thiếu kiên nhẫn, hay tỏ thái độ la mắng, thất vọng. Trẻ hay ghen tị, nhạy cảm, sợ bị tổn thương là do cha mẹ không dịu dàng, khoan dung. Nếu trẻ không thích bản thân là do cha mẹ không thừa nhận, không tôn trọng trẻ. 

Cha mẹ yêu cầu quá cao, trẻ sẽ không nỗ lực và không biết vươn lên. Trẻ sống ích kỷ là do cha mẹ quá cưng chiều, muốn gì được đó. Cha mẹ không dạy trẻ cách thấu hiểu người khác, trẻ sẽ không hiểu được nỗi khổ của cha mẹ mình. Ngoài ra, cha mẹ xem nhẹ con cái, thường xuyên đả kích sẽ khiến trẻ tránh né, chùn thân. Nếu trẻ ỷ lại, lười biếng là do cha mẹ tự làm chủ quá nhiều. Cha mẹ thường xuyên dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, con cái cũng sẽ sống bạo lực như thế… 

Cha mẹ chính là tấm gương, là người thầy đầu tiên của con trẻ. Vì thế, tránh vì nổi nóng, họ cần phải tự xét lấy mình cũng như tự sửa đổi bản thân và tính cách. Cha mẹ sửa đổi tích cực, con cái tự động cũng sẽ thay đổi tích cực theo. 

Với việc dạy dỗ con cái, cha mẹ cần kiên nhẫn, khoan dung. Đừng ngại ngần công nhận tài năng, khẳng định những điều tốt mà trẻ làm. Thường xuyên cổ vũ, khích lệ con cái, dành cho con những lời khen ngợi. Đồng thời, cha mẹ cũng giúp trẻ sửa đổi những thói quen không tốt, trau dồi kinh nghiệm và giúp trẻ bồi dưỡng tâm hồn. 

Việc nuôi dạy con cái không hề dễ dàng. Là cha mẹ, hãy chọn cách giáo dục con đúng đắn và sáng suốt. Sự giáo dục của bố mẹ ngày hôm nay chính là tương lai của trẻ sau này.  

Xem thêm: Thay vì bao bọc con mãi, cha mẹ hãy tập cho con 10 việc này để con tự trưởng thành

Video liên quan

Chủ Đề