Tại sao chó lại chảy máu mũi

Bệnh chảy máu cam ở chó là một căn bệnh di truyền xuất hiện ở một số loai chó và không phân biệt độ tuổi. Khi mắc bệnh, chó thường có hiện tưởng chảy máu liên tục và đột ngột từ lỗ mũi. Bệnh chảy máu cam ở chó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thú cưng do mất máu liên tục trong thời gian dài.

Bệnh chảy máu cam ở chó

Bệnh chảy máu cam ở chó là một căn bệnh di truyền và xuất hiện ở một số giống chó nhất định. Ngoài ra, bệnh chảy máu cam ở chó còn xuất hiện do một số nguyên nhân:

  • Chấn thương do va đập mạnh tác động trực tiếp lên hộp sọ và hệ thần kinh gây ra tình trạng chó bị chảy máu mũi.
  • Do một số các dị vật tồn tại trong đường hô hấp, các loại côn trùng ký sinh gây ra hiện tượng dị ứng trên chó khiến chúng hắt hơi nhiều, vỡ niêm mạc mũi.
  • Nhiễm các loại nấm ở mũi gây ra bệnh chảy máu mũi ở chó
  • Ngộ độc thuốc diệt chuột hoặc các chất độc khác dẫn tới các vấn đề về niêm mạc
  • Mắc các bệnh như ung thư tủy xương có thể dẫn tới bệnh chảy máu mũi ở chó
  • Xuất hiện các khối u trong xoang mũi.
  • Chó bị sốc nhiệt hoặc bị say nắng.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân do gen di truyền – ảnh hưởng tới nhân tố đông máu thứ 8 làm suy giảm chức năng tạo sợi Fibrin – tác nhân gắn kết các hồng cầu và gây ra tình trạng máu không thể đông nhanh như bình thường

Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở chó

  • Đặt con vật ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào. Vuốt ve, trấn an tinh thần, tránh để chó bị kích động
  • Dùng khăn giấy hoặc bông y tế thấm hết phần máu đã chảy và vệ sinh nhẹ nhàng vùng mũi
  • Dùng bông, gạc nhét vào mũi chó để hạn chế chảy máu
  • Làm lạnh vừa phải vùng mũi: dùng khăn lạnh hoặc đá đập nhỏ bỏ vào miếng vải mềm chườm nhẹ nhàng vùng mũi và chán cho thú cưng. Ở nhiệt độ thấp sẽ giúp các mạch máu co lại và tăng quá trình đông máu giúp hạn chế mất máu.
  • Đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để có phương án điều trị kịp thời

Sơ cứu khi chó bị chảy máu cam

Để điều trị bệnh chảy máu cam ở chó, có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà khi đã có chuẩn đoán từ bác sĩ như:

  • Truyền bù dịch cân bằng huyết áp
  •  Tiêm Vitamin K giúp hỗ trợ cầm máu
  • Bổ sung Vitamin C và tiêm mạch máu CanxiClorua giúp bền vững thành mạch máu.
  • Áp dụng một số biện pháp dân gian như cho chó uống nước lá nhọ nồi, các loại lá mát,... giúp thanh nhiệt và cầm máu

Điều trị bệnh chảy máu cam ở chó

Lưu ý:

Khi chưa biết rõ nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở chó, không nên tự ý điều trị tại nhà. Rất nhiều trường hợp chó bị chảy máu cam do chấn thương hoặc có dị vật trong mũi nhưng lại nhầm lẫn sang tình trạng máu khó đông khiến việc điều trị tốn kém mà không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, việc không phát hiện sớm nguyên nhân gây ra bệnh chảy máu cam ở chó có thể dẫn tới các hệ quả đáng tiếc như hoại tử, suy giảm sức khỏe và thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạnh của thú cưng.

Do đó, việc điều trị bệnh chảy máu cam ở chó cần có chuẩn đoán chính xác từ các bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra các phương án điều trị thích hợp, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Không tự ý điều trị tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân

Để phòng tránh bệnh chảy máu cam ở chó, có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như:

  • Thêm rau muống vào khẩu phần ăn của chó
  • Chăm sóc và quản lý chó cẩn thận, không để chó bị va chạm mạnh vào phần mặt
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại hoặc nơi ở cho chó
  • Tránh các thức ăn gây kích thích chảy máu
  • Khi phát hiện tình trạng chảy máu cam ở chó cần đưa ngay tới các phòng khám để kiểm tra sức khỏe cho thú cưng

Phòng mạch ProCare 

Phòng mạch thú y ProCare là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng. Với đội ngũ y bác si kinh nghiệm lâu năm trong nghề, được trang bị các phương tiện và thiết bị hỗ trợ hiện đại nhất giúp việc thăm khám, chuẩn đoán và điều trị các bệnh trên chó mèo đạt hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Tại sao bạn nên chọn Thú y ProCare để điều trị bệnh chảy máu cam ở chó

  • Là phòng mạch thú y lớn nhất tại Tp. Hồ Chí Minh
  • Đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm cao
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh nguy hiểm
  • Đội ngũ tư vấn và phục vụ nhiệt tình
  • Các trang thiết bị hỗ trợ sau điều trị giúp phục hồi nhanh chóng tình trạng bệnh
  • Cam kết hiệu quả và an toàn cho thú cưng của bạn

Phòng mạch thú y ProCare

Địa chỉ: 

-  49A8 Phan Đăng Lưu, P.7, Q. Phú Nhuận

-  25 Vạn Kiếp, P.3, Q. Bình Thạnh

Tư vấn miễn phí: 0913 744 363 - 0909 836 777

Chảy máu cam, thường xảy ra trên cún hơn mèo, được định nghĩa là chảy máu cấp tính từ lỗ mũi hoặc vòm họng.

Nguyên nhân chảy máu cam đột ngột có thể đơn giản do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Hoặc do các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn và cần can thiệp ngay:

  • Nguyên nhân gây chảy máu 1 bên mũi: ngoại vật gây kích ứng mũi; abscess răng gây chảy máu cam kèm theo sưng vùng mắt hoặc vùng sống mũi; bướu trong mũi
  • Nguyên nhân gây chảy máu 2 bên mũi: côn trùng trong mũi gây hắt hơi và làm cún liên tục cào vùng mũi; nuốt phải thuốc diệt chuột hoặc ăn phải chuột bị nhiễm độc; do thuốc điều trị; rối loạn đông máu; rối loạn tự miễn; nhiễm ký sinh trùng máu do ve; nhiễm nấm ở mũi.

Bạn có thể làm gì khi cún bị chảy máu cam?

  • Việc đầu tiên là bạn phải thật bình tĩnh và giúp cho cún bình tĩnh, vì khi cún kích động sẽ làm huyết áp tăng, làm máu chảy nhiều hơn.
  • Chườm túi nước đá lên sống mũi. Với giống chó mõm ngắn [Pug, Bulldog, Perkingese…] có thể để túi nước đá trước mũi. Hơi lạnh sẽ làm co các mạch máu nhỏ và giúp giảm chảy máu.
  • Nếu máu không ngưng chảy hoặc cún có biểu hiện khó thở, hãy đưa đến gặp BSTY ngay.
  • Lưu ý rằng thú có thể nuốt nhiều máu nên sau giai đoạn này thú có thể nôn có cục máu đông hoặc đi tiêu ra phân đen. Các biểu hiện này thường gặp và không phải do xuất huyết đường tiêu hóa.

Làm thế nào để chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máy cam? Ngoài thăm khám trực tiếp, tùy trường hợp mà BSTY có thể đề nghị thêm các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác:

  • Xét nghiệm công thức máu để xác định thiếu máu, số lượng tiểu cầu…
  • Xét nghiệm sinh hóa máu để đánh giá chức năng gan thận, điện giải, lượng protein trong máu…
  • Xét nghiệm nước tiểu để xác định có máu trong nước tiểu hoặc các bất thường khác
  • X-quang kiểm tra vùng mũi, hầu, họng, vùng ngực
  • Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác như test nhanh ký sinh trùng máu do ve [Ehrlichia, Rickettsia…], xét nghiệm đông máu, đo huyết áp…

Việc cầm máu khi chảy máu cam chỉ là can thiệp tạm thời. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân, từ đó BSTY sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp để giải quyết triệt để triệu chứng.

Chó chảy máu mũi khiến chủ nuôi hoang mang không biết phải xử lý thế nào? Bạn hãy bình tĩnh và tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách điều trị chó bị chảy máu mũi liên tục một cách hiệu quả nhất.

Chó bị chảy máu mũi là bệnh gì?

Chảy máu mũi bỏ ăn là tình trạng máu khó đông ở các chú cún cưng, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh chó sẽ có các biểu hiện yếu ớt, mệt mỏi, mất máu và tụt huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì thế, việc xác định nguyên nhân và cách điều trị là điều cần thiết cho người nuôi. Đây được coi là căn bệnh mạn tính và thường không được chữa trị dứt điểm có có thể tái phát lại nhiều lần.

Chó bị chảy máu mũi là bị gì?

Tại sao chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi không cầm được là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể chia ra làm hai nhóm nguyên nhân chính: Do di truyền và do tác động bên ngoài.

Chó chảy máu mũi do di truyền hoặc do tác động từ bên ngoài

1. Nguyên nhân do di truyền

Chó chảy máu mũi do di truyền xuất hiện ở một số giống cho nhất địch. Bệnh được di truyền từ bố mẹ sang con. Nguyên nhân này xuất phát từ việc bị khiếm khuyết nhân tố đông máu thứ 8 khiến chức năng tạo sợi Fibrin gắn kết hồng cầu bị ảnh hưởng. 

Tình trạng này sẽ khiến chó bị chảy máu mũi liên tục cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp này lượng màu chảy ra sẽ nhiều hơn nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẩn đến tỷ lệ tử vong cao. Các giống chó Rottweiler và Becgie Đức [GSD] thường gặp phải hiện tượng này.

2. Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Một số tác động bên ngoài cũng có thể khiến chó chảy máu mũi, tiêu biểu như:

  • Chó bị chấn thương hoặc bị va đập mạnh ở vùng mũi. Đây có thể là hậu quả của việc vui chơi quá đà khiến chúng bị va đập vào các chướng ngại vật nào đó.
  • Chó bị dị ứng bởi các dị vật, các loại côn trùng ký sinh ở khu vực này dẫn đến hiện tượng hắt hơi nhiều gây vỡ niêm mạc.
  • Chó bị nhiễm nấm Penicillium và Aspergillus Fumigatus, nguyên nhân này khó phát hiện, cần được chẩn đoán bởi bác sĩ thú y.
  • Chó ăn phải bả, thuốc diệt chuột gây vô hiệu hóa sự đông máu.
  • Sốc nhiệt hoặc say nắng cũng khiến chó bị chảy máu mũi, tình trạng này thường xảy ra ở các giống chó nhập ngoại quen sống ở vùng khs hậu lạnh.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp nguyên nhân là do ve chó gây ra. Chúng ký sinh trên vùng da ở ngoài cơ thể, sinh sống và phát triển ở hốc mũi. Sau một thời gian chúng sinh sôi, nảy nở và gây áp lực lên thành mao mạch khiến mao mạch bi vỡ và dẫn đến hiện tượng chó bị chảy mũi không cầm được.

Trong một nghiên cứu của Bisset và công sự năm 2007, họ đã liệt kê nguyên nhân cơ bản trong 115 trường hợp mắc bệnh ở dưới đây:

Tỷ lệ [%] Nguyên nhân
29%

Tổn thương ở vùng mũi

30% Xuất hiện khối u ở mũi
10% Tiểu cầu thấp
17% Viêm mũi
2% Huyết áp cao
3% Máu đông bất thường

==>> XEM THÊM => Tại sao chó bị tiêu chảy

Cách chữa chó bị chảy máu mũi

1. Sơ cứu cầm máu

Nếu phát hiện thú cưng của mình bị chảy máu mũi thì bạn cần phải bình tĩnh để tiến hành sơ cứu cầm máu cho chúng. 

  • Bước 1: Giữ cho nằm yêu ở nơi bằng phẳng, ngửa mặt lên trời, tránh để chó cử động để hạn chế lượng máu chảy nhiều ra ngoài. Nên đặt chúng ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, không quá nóng cũng không quá lạnh. 
  • Bước 2: Nhỏ vài giọt Adrenalin vào mũi có tác dụng cầm máu cho chó. Trong trường hợp chưa chuẩn bị được thuốc thì bạn có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên mũi để tăng khả năng đông máu, giúp các mạch máu co lại, giảm lượng máu chảy ra.  

2. Đến phòng khám thú y

Sau khi đã thực hiện cầm máu cho cho bạn cần đưa chúng đến phòng khám thú y để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Bởi vì tình trạng chó chảy máu mũi cực kỳ nguy hiểm, nếu cho không được điều trị sẽ bị mất máu nhiều dẫn đến tụt huyết áp, mệt mỏi thậm chí là tử vong.

Chó bị chảy máu mũi phải làm sao?

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu để xác định thiếu máu, số lượng tiểu cầu,...
  • Xét nghiệm sinh hóa nhằm xác định chức năng gan thận, lượng protein trong máu,...
  • Xét nghiệm nước tiểu cho chó xem có gì khác thường không
  • Chụp X-Quang kiểm tra vùng mũi, họng, vùng ngực,...
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm các phương pháp test nhanh ký sinh trùng, vi khuẩn, virus gây bệnh bằng Pockit PCR.
  • Xét nghiệm đông máu, đo huyết áp cho chó

Phòng tránh hiện tượng chó bị chảy máu mũi

Trong trường hợp chó chảy máu mũi là do di truyền thì việc điều trị không thể khỏi 100%. Do đó, điều tốt nhất là bạn cần phải theo dõi, quan sát thú cưng để xử lý kịp thời. Trường hợp chó bị bệnh do các nguyên nhân bên ngoài thì cần phải áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cung cấp đầu đủ Vitamin C, canxi Clorrua, rau xanh,... 
  • Hạn chế cho chó tiếp xúc hoặc va chạm với các con vật khác. Trang bị thêm các loại đồ chơi cho chó để chúng chơi đùa an toàn hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, loại bỏ mầm bệnh. 
  • Thường xuyên cho chó đi cắt tỉa lông gọn gàng
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo định kỳ

Biện pháp phòng bệnh trên chó

Chó bị chảy máu mũi rất nguy hiểm, người nuôi cần lưu lại những thông trên đây để kịp thời ứng phó khi chó bị bệnh. Tham khảo thêm cách chữa trị các bệnh thường gặp ở chó tại website happyvet.vn.

Tìm kiếm liên quan:

- Chó bị chảy máu miệng

- Chó bị sốc nhiệt chảy máu mũi

Video liên quan

Chủ Đề