Tại sao cuối mùa đông gió mùa đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng

Answers [ ]

  1. 1>Gió mùa đông bắc ko chỉ bị chi phối bởi áp cao Xibia đâu bạn, áp cao này thực sự ảnh hưởng mạnh vào đầu và giữa mùa [11-12-1] khi cái lạnh tràn về lục địa Bắc Á. Gió lúc này đi trực tiếp từ lục địa ra nên mang tính chất lạnh khô [điển hình].

    2>Nửa sau mùa đông [2-3], áp thấp Aleut bắt đầu hình thành ở ngoài khơi Thái Bình Dương, làm cho khối khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển Nhật Bản và biển Đông Trung Hoa [Đông Hải] vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm.

    3>Trên đường di chuyển qua biển này, khối khí bắt đầu bị biến tính mạnh, nhiệt độ tăng và nhận thêm nhiều hơi nước để đạt độ ẩm tương đối tới 90%.

    =>Vào cuối mùa, thời tiết ấm và ẩm hơn. Lượng ẩm cao gây mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

    Còn ở miền Nam! có bị ảnh hưởng đôi chút đấy, nhưng ko sâu sắc như miền Bắc, do gió Đông Bắc đã giảm tính chất, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã rồi=> trong thời điểm này, ở miền Nam, Tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Nam Trung Bộ, trong khi đó Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

  2. – Cuối mùa đông , áp thấp A-lê-út hình thành trên đại dương hút gió khiến áp cao Xi-bia mở rộng về phía Đông => do vậy gió mùa Đông Bắc lệch hướng đi qua biển nên được tăng cường ẩm => đem lại hiện tượng mưa phùn cho vùng ven biển Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

    – Càng xuống phía nam gió mùa Đông Bắc càng suy yếu dần và gần như bị chăn lại ở dãy Bạch Mã => do vậy khu vực miền Nam [từ dãy Bạch Mã trở vào] không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Tại sao miền nam hầu như không ảnh hưởng gió mùa đông bắc? Tại sao cuối mùa đông gió mùa đông bắc gây mưa vùng ven biển và vùng đồng bằng sông hồng

  • 0

Tại sao miền nam hầu như không ảnh hưởng gió mùa đông bắc?
Tại sao cuối mùa đông gió mùa đông bắc gây mưa vùng ven biển và vùng đồng bằng sông hồng

  • 1 1 Answer
  • 213 Views
  • 0 Followers
  • 0
Answer
Share
  • Facebook

1 Answer

  • Voted
  • Oldest
  • Recent
  1. +- Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì: do ảnh hưởng của bức chắn địa hình [dãy Bạch Mã] và do tác động của bề mặt đệm.

    +Vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng vì: cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông, qua biển vào nước ta, đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân.

    • 0
    • Reply
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
Leave an answer

Leave an answer
Hủy

Featured image
Select file Browse

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT PHÚC YÊN

CHUYÊN ĐỀ

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Giáo viên: Tạ Thị Thanh Hà
Môn: Địa lí

Năm học: 2013 - 2014

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. Tác giả chuyên đề: Tạ Thị Thanh Hà - Giáo viên trường THPT Phúc Yên
II. Đối tượng bồi dưỡng
- Học sinh lớp 12
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 3 tiết
III. Hệ thống kiến thức
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều
có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt
độ trung bình năm cao.
- Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20ºC [trừ vùng núi cao], nhiều
nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 - 3000 giờ / năm.
b. Tính chất ẩm
- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của Biển Đông, khi các khối khí đi qua biển đã mang
theo lượng ẩm lớn.
- Lượng mưa lớn: 1500 - 2000 mm, sườn núi đón gió biển và các khối núi cao có thể lên
đến 3500 - 4000 mm.
- Độ ẩm cao: hơn 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
c. Gió mùa
* Gió mùa mùa đông
- Nguồn gốc: từ áp cao Xibia
- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, ở miền Bắc nước ta chịu tác
động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là
gió mùa Đông Bắc.

- Tính chất, phạm vi hoạt động
+ Vào nửa đầu mùa đông không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho
miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển
gây thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này trở nên suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu
như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình
chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, nhưng lại tạo mùa khô cho Nam Bộ và
Tây Nguyên
* Gió mùa mùa hạ: vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có 2 luồng gió cùng hướng
tây nam thổi vào Việt Nam
- Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây
nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt
dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí trở nên nóng, khô tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc
- Từ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh lên. Vượt qua vùng biển
xích đạo, khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam
Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên
nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển thao hướng đông nam vào Bắc Bộ
tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Kết luận: Với sự hoạt động của các khối khí theo mùa đã tạo nên sự phân mùa của
khí hậu
- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Đồng bằng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên: có sự đối lập mùa mưa và mùa khô.

2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
-

Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.

-

Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.

-

Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.

-

Hiện tượng đất trượt, đá lở làm thành nón phóng vật ở chân núi.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
- ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến gần trăm mét
b. Sông ngòi
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa làm nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc [2360
con sông có độ dài trên 10 km. Đi dọc dọc bờ biển cứ 15-20 km có một cửa
sông.
-

Lưu lượng nước lớn [tổng lượng nước chảy qua nước ta là 840 tỉ m 3 / năm ]

- Giàu phù sa [Lượng cát bùn trong sông Cửu Long lớn nhất với 200 triệu tấn
/năm, sông Hồng 100 triệu tấn /năm
- Thủy chế theo mùa: khí hậu có một mùa mưa một mùa khô, sông ngòi cũng có
một mùa lũ, mùa cạn. Thủy chế của các vùng thủy văn trùng khớp với chế độ
khí hậu của từng vùng .
c. Đất
- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta, đất có màu
vàng đỏ vì có nhiều Fe203, Al203 , đất chua vì badơ bị rửa trôi chỉ còn axit .
- Đất dễ bị suy thoái do bị rữa trôi, biến thành đá ong .
d. Sinh vật
- Sinh vật rất phong phú .
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là
rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Các loại sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời
sống
* Đối với sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa
nước, có khả năng tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,
phát triển nông lâm kết hợp.
- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho kế hoạch thời vụ,
thiên tai, dịch bệnh.
* Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…và đẩy mạnh hoạt động
khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Thiếu nước trong mùa khô.
+ Độ ẩm cao, khó khăn bảo quản máy móc và các nông sản.
+ Có nhiều thiên tai, gây thiệt hại lớn cho sản xuất.
+ Thời tiết bất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường tự nhiên dễ bị suy thoái.
IV. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp
1. Các dạng bài đặc trưng
a. Dạng trình bày: các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Đây là dạng bài ở
mức độ đơn giản đòi hỏi học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản.
b. Dạng phân tích: Phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với
hoạt động sản xuất và đời sống. Ở dạng này đòi hỏi học sinh có khả năng đánh giá
những tác động của khí hậu đối với hoạt động sản xuất và đời sống.
c. Dạng bài chứng minh: câu hỏi thường gặp là chứng minh rằng các thành phần tự
nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Dạng bài giải thích: là một dạng bài khó, đòi hỏi học sinh phải nắm rõ kiến thức và
hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

2. Phương pháp đặc thù
- Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức theo sơ đồ và những đặc điểm nổi bật.
- GV đưa ra các dạng bài và hướng học sinh cách giải từng dạng.
V. Bài tập
Câu 1: Phân tích các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt
Nam
Hướng dẫn
- Vị trí địa lí
+ Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ
mặt trời lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến nhiệt độ trung bình năm
cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
+ Nền nhiệt độ cao, trung bình trên 20oC [trừ vùng núi cao]
+ Số giờ nắng cao: 1400 – 3000 giờ/năm.
+ Kéo dài từ 8034’B - 23023’B và tiếp giáp với biển nên khí hậu Việt Nam phân hoá đa
dạng, phức tạp và có lượng ẩm dồi dào.
- Địa hình:
+ Tạo ra các đai cao khí hậu
+ Vai trò của các bức chắn địa hình
- Hoàn lưu khí quyển: mùa của khí hậu và mùa của cảnh quan tự nhiên
- Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình từng nơi dẫn đến: khí hậu Việt Nam rất đa
dạng và phức tạp.
Câu 2: Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn
* Tính chất nhiệt đới:
- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận
được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến nhiệt độ trung bình năm
cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
- Nền nhiệt độ cao, trung bình trên 20oC [trừ vùng núi cao]
- Số giờ nắng cao: 1400 - 3000 giờ/năm.
* Tính chất ẩm:
- Nguyên nhân: do nước ta tiếp giáp Biển Đông nên khi các khối khí đi qua biển đã
mang lại cho nước ta lượng mưa lớn và độ ẩm cao.
- Lượng mưa lớn: 1500 - 2000mm.
- Độ ẩm cao: hơn 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
Câu 3: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự
phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Hướng dẫn
Nguyên nhân: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió tín phong
bán cầu bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu nước ta còn chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. Gió mùa lấn án gió tín phong, vì thế gió
tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển
tiếp giữa hai mùa gió.
* Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: từ áp cao Xibia
- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau, ở miền Bắc nước ta chịu tác
động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là
gió mùa Đông Bắc.
- Tính chất, phạm vi hoạt động
+ Vào nửa đầu mùa đông không khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á mang lại cho
miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển
gây thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía Nam, khối khí này trở nên suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu
như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình
chắn gió gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, nhưng lại tạo mùa khô cho Nam Bộ và
Tây Nguyên
* Gió mùa mùa hạ: vào mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có 2 luồng gió cùng hướng
tây nam thổi vào Việt Nam
- Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây
nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt
dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, khối khí trở nên nóng, khô tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc
- Từ giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh lên. Vượt qua vùng biển
xích đạo, khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam
Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên
nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển thao hướng đông nam vào Bắc Bộ
tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Kết luận: Với sự hoạt động của các khối khí theo mùa đã tạo nên sự phân mùa của
khí hậu
- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Đồng bằng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên: có sự đối lập mùa mưa và mùa khô.
Câu 4: Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
Hướng dẫn
- Khí hậu giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn có sự đối lập nhau là do tác động của
các khối khí và địa hình.

- Đông Trường Sơn: mùa mưa vào thu đông là do đón gió đông bắc từ biển kết hợp với
bão, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới gây mưa. Trong khi đó Tây Nguyên lại là mùa khô vì
ảnh hưởng của địa hình ngăn cản các luồng gió theo hướng đông bắc.
- Tây Nguyên: mùa hạ, do gió tây nam từ biển thổi vào mang mưa lớn cho Tây Nguyên
nhưng lại gây hiệu ứng phơn cho Đông Trường Sơn.
Câu 5: Trình bày sự khác biệt giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Hướng dẫn
- Do dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam nên đã tạo nên sự khác
biệt về thiên nhiên giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Vùng núi thấp Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh đến sớm
[do các dãy núi chạy theo hướng vòng cung tạo thuận lợi cho gió mùa mùa đông xâm
nhập]
- Vùng núi phía nam Tây bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
+ Mùa hè đến sớm hơn, có thể xuất hiện hiệu ứng phơn [gió tây].
+ Lượng mưa giảm
- Vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
Câu 6: Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc
Bộ và đồng bằng sông Hồng, trong khi đó miền Nam hầu như không chịu ảnh
hưởng?
Hướng dẫn
- Vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng
sông Hồng vì: cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông, qua biển
vào nước ta, đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân.
- Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì: do ảnh hưởng
của bức chắn địa hình [dãy Bạch Mã] và do tác động của bề mặt đệm.
Câu 7: Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành
phần địa hình, sông ngòi ở nước ta.

Hướng dẫn
* Địa hình
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
-

Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.

-

Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.

-

Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.

-

Hiện tượng đất trượt, đá lở làm thành nón phóng vật ở chân núi.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
- ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến gần trăm mét.
* Sông ngòi
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa làm nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc 2360
con sông có độ dài trên 10 km. Đi dọc dọc bờ biển cứ 15 - 20 km có một cửa
sông.
-

Lưu lượng nước lớn [tổng lượng nước chảy qua nước ta là 840 tỉ m 3 / năm]

- Giàu phù sa [Lượng cát bùn trong sông Cửu Long lớn nhất với 200 triệu tấn
/năm, sông Hồng 100 triệu tấn /năm.
- Thủy chế theo mùa: khí hậu có một mùa mưa một mùa khô, sông ngòi cũng có
một mùa lũ, mùa cạn. Thủy chế của các vùng thủy văn trùng khớp với chế độ
khí hậu của từng vùng .
Câu 8: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh
vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?
Hướng dẫn
* Đất
- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta, đất có màu
vàng đỏ vì có nhiều Fe203, Al203 , đất chua vì badơ bị rửa trôi chỉ còn axit .
- Đất dễ bị suy thoái do bị rửa trôi , biến thành đá ong .
* Sinh vật
- Sinh vật rất phong phú .

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là
rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh .
- Các loại sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế
Câu 9: Vì sao loại đất đặc trưng ở nước ta là đất feralit. Trình bày quá trình feralit
ở nước ta.
Hướng dẫn
Vì: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình phong hóa diễn ra mạnh
mẽ.
Quá trình feralit diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra
với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa tôi các chất bado dễ tan
[ca2, Mg2+, K+] làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ
vàng. Vì thế, loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở
vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit, do đó đất feralit là loại đất chính ở nước ta.
Đất feralit có tính chua và màu đỏ vàng.
- Sử dụng: muốn có năng suất cao cần cải tạo cho đất, giảm độ chua, hạn chế xói mòn,
rửa trôi đất.
Câu 10: Hãy phân tích ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống
Hướng dẫn
* Đối với sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa
nước, có khả năng tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi,
phát triển nông lâm kết hợp
- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho kế hoạch thời vụ,
thiên tai, dịch bệnh
* Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch… và đẩy mạnh hoạt động
khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khô

- Khó khăn:
+ Thiếu nước trong mùa khô
+ Độ ẩm cao, khó khăn bảo quản máy móc và các nông sản
+ Có nhiều thiên tai, gây thiệt hại lớn cho sản xuất
+ Thời tiết bất thường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
+ Môi trường tự nhiên dễ bị suy thoái.
VI. Các bài tập tự giải
1. Gió mùa ở nước ta hoạt động như thế nào? Nêu ảnh hưởng của gió mùa đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Hãy điền nội dung tóm tắt vào bản sau:
Gió mùa

Nguồn gốc Thời gian

Phạm vi

Hướng gió

hoạt động

Kiểu thời tiết
đặc trưng

Mùa đông
Mùa hạ
2. Vì sao gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất ở khu vực Đông Bắc nước ta?
3. Giải thích hiện tượng gió phơn ở khu vực Tây Bắc và và Duyên hải Nam Trung Bộ?
4. Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
[mm]
[mm]
[mm]
Hà Nội
1676
989
+ 687
Huế
2868
1000
+ 1868
TP. Hồ chí Minh
1931
1686
+ 245
Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm
trên. Giải thích.

Tải về bản full

Mục lục

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề