Tại sao laptop khởi đông lâu

Máy tính khởi động chậm chạp không khỏi khiến bạn khó chịu. Vậy do đâu mà chiếc máy tính Win 10 khởi động chậm? Hãy cùng khám phá những nguyên nhân và giải pháp khắc phục Win 10 chạy chậm trong bài viết dưới đây nhé!

4 cách khắc phục lỗi máy tính Win 10 khởi động chậm

1. Khắc phục máy tính Win 10 khởi động chậm bằng cách vô hiệu hóa tính năng Fast Boot

Tính năng Fast Boot [hay Fast Startup] trên Windows 10 giúp tối ưu tốt nhất quá trình khởi động máy tính, tránh tình trạng máy tính khởi động lâu lên màn hình. Tuy nhiên, có một nghịch lý khi đây lại là một nguyên nhân khiến máy tính Win 10 khởi động chậm hơn nếu bạn để quá nhiều ứng dụng trên máy tính cả khi bật hay tắt máy tính, do nó phải sao lưu lại những ứng dụng đó. 

Do vậy, cách làm máy tính khởi động nhanh Win 10 trong trường hợp này chính là vô hiệu hóa hoặc tắt tính năng Fast Boot đi theo các bước sau: 

Bước 1: Nhấn phím Windows và truy cập lần lượt theo đường sau: Control Panel\All Control Panel Items\Power Options\System Settings

Bước 2: Chọn tiếp Choose What the power buttons do.

Bước 3: Nhấn chọn “Change settings that are currently unavailable” và bỏ chọn mục “Turn on fast startup [recommended]”.

Bước 4: Sau đó bạn lưu lại những thay đổi và khởi động lại máy tính để vô hiệu hóa tính năng Fast Boot trên Windows 10. 

Cách thực hiện này sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn, khởi động nhanh hơn, giúp tối ưu hiệu suất sử dụng thiết bị.

2. Vô hiệu hóa driver card đồ họa cũ và tải bản mới nhất xử lý Win 10 chạy chậm

Trong quá trình sử dụng hệ điều hành Windows 10, hãng Microsoft luôn được tự động cập nhật những phiên bản và tính năng mới nhất cho hệ điều hành bạn đang sử dụng. Quá trình cập nhật này được thực hiện tự động hoàn toàn theo lịch chu kỳ mà không nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, đối khi đây cũng là lý do khiến máy tính Win 10 khởi động chậm

Để giải quyết được vấn đề này, người dùng có thể tùy chọn bản cập nhật trình điều khiển [driver] mới nhất dành cho card màn hình đang sử dụng cho laptop khởi động lâu.

Chi tiết cách vô hiệu hóa driver card đồ họa trên Windows 10 thực hiện như sau: 

Bước 1: Nhấn phím Windows và gõ lệnh tìm kiếm Device Manager.

Bước 2: Tại cửa sổ Device Manager, bạn tìm mục Display Adapters và nhấn chuột phải chọn tên của card đồ họa đang dùng rồi chọn "Disable" để vô hiệu hóa nó. 

Bước 3: Tiếp theo bạn tắt máy tính và khởi động lại từ đầu rồi tiến hành cài đặt bản phiên bản driver card đồ họa mới nhất máy tính. 

Lưu ý: Người dùng có thể tải các phiên bản driver card đồ họa từ các trang website chính của hãng sản xuất card đồ họa đó, ví dụ như: amd.com/drivers hoặc nvidia.com/drivers

Sau khi cài đặt xong phiên bản card đồ họa mới nhất, bạn tiến hành Reboot máy tính và kiểm tra xem tình trạng khởi động chậm đã được cải thiện hay chưa nhé!

3. Cải thiện tình trạng máy khởi động chậm bằng cách vô hiệu hóa các ứng dụng khởi động cùng Windows 10

Phần lớn vấn đề máy tính chạy chậm Win 10 phát sinh do các ứng dụng được cài đặt khởi động cùng thiết bị quá nhiều, khiến thời gian khởi động bị tăng lên. Việc cài đặt những ứng dụng như vậy có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm và kích hoạt ứng dụng. 

Tuy nhiên, nó cũng sẽ tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên khi khởi động cùng Windows 10. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này chính là tắt bớt những ứng dụng khởi động cùng máy không cần thiết đi nhé. 

4. Cài đặt lại hệ điều hành Windows 10 mới nhất

Sau khi bạn đã áp dụng cả 3 cách trên mà chưa cải thiện được tình hình thì giải pháp cuối cùng để xử lý tình trạng máy tính Windows 10 khởi động chậm chạp chính là cài đặt lại phiên bản Windows mới nhất. 

Lưu ý, trước khi tiến hành cài đặt lại hệ điều hành, người dùng hãy sao lưu lại tất cả những dữ liệu quan trọng sang USB hoặc ổ cứng di động để đảm bảo an toàn dữ liệu. Hy vọng với tất cả những thông tin và giải pháp khắc phục tình trạng Win 10 khởi động chậm trên đây có thể giúp bạn xử lý nhanh vấn đề này và tiếp tục sử dụng máy tính mượt mà, trơn tru nhé!

  • Xem thêm: Bỏ túi 6 thủ thuật khắc phục tình trạng laptop chạy chậm đơn giản

Không ít người dùng phàn nàn rằng sau một thời gian sử dụng, máy tính hay laptop Windows 10 chạy chậm, khởi động lâu. Vậy nguyên nhân máy tinh khởi động lâu là do đâu và có những cách nào giúp tăng tốc khởi động Windows 10 hiệu quả? Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến máy tính khởi động chậm và cách xử lý.

Nguyên nhân máy tính khởi động lâu

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính khởi động lâu Win 10 nhưng không phải ai cũng biết và có giải pháp xử lý triệt để. 

Một số lý do phổ biến nhất khiến máy tính khởi động lâu có thể kể đến như sau:

  • Quá nhiều phần mềm phải tải trong Startup: Các chương trình trong thư mục Startup được cài đặt khởi chạy hệ thống Windows trên máy tính với số lượng quá lớn sẽ khiến tài nguyên phần cứng của máy như CPU, RAM phải làm việc nhiều hơn khiến quá trình khởi động máy bị chậm lại. 

  • Phân mảnh ổ cứng máy tính: Nguyên nhân máy tính khởi động lâu do ổ cứng bị phân mảnh khá phổ biến bởi nếu người dùng thường xuyên truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa. Các dữ liệu trên ổ đĩa cứng sau một thời gian sử dụng không được sắp xếp một cách hợp lý và khi cần sử dụng các dữ liệu này, hệ thống cần nhiều thời gian hơn để tìm và truy xuất.
  • Ổ cứng bị Bad: Ổ cứng lưu trữ hệ điều hành Window nên khi tình trạng của ổ cứng không tốt cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tốc độ khởi động máy tính.
  • Window Update [hay cập nhật Windows]: Việc công cụ này liên tục yêu cầu người dùng cập nhật lên phiên bản Windows mới hơn đã chiếm dụng một phần thời gian update lúc tắt và khởi động máy tính. Bạn nên tắt Window Update để máy khởi động nhanh hơn.
  • Phần mềm diệt Virus: Các phần mềm diệt virus giúp bảo vệ máy tính khỏi nguy cơ tấn công từ các mã độc hại. Tuy nhiên không phải phần mềm diệt virus nào cũng hoàn toàn tốt. Những phần mềm này thường chiếm một phần đáng kể tài nguyên phần cứng khiến máy tính khởi động chậm hơn.
  • Phần cứng bị lỗi thời hoặc quá yếu: Không thể phủ nhận rằng những máy tính có chất lượng cấu hình và phần cứng tốt sẽ đem lại trải nghiệm sử dụng nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng nhất định thì các linh kiện cũng sẽ dần xuống cấp và suy giảm chất lượng. 

Cùng với đó là sự phát triển không ngừng về công nghệ máy tính, đòi hỏi thiết bị cũng cần nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nếu chiếc máy tính của bạn cấu hình quá cũ hoặc quá yếu cũng khiến máy khởi động lâu hơn. 

Cách tăng tốc khởi động máy tính Windows đơn giản, hiệu quả

Và để cải thiện tốc độ máy tính khi khởi động, mọi người có thể tham khảo một vài giải pháp sau:

1. Vô hiệu hóa các chương trình Startup 

Việc vô hiệu hóa các chương trình Startup không cần thiết là một giải pháp hiệu quả để tăng tốc khởi động máy tính Win 10 thông qua các bước sau:

Bước 1: Nhập từ khóa “msconfig” vào khung Search trên Start Menu trên Windows 10.

Bước 2: Tại cửa sổ System Configuration utility mới xuất hiện, bạn chọn tab Startup rồi tiến hành vô hiệu hóa tất cả các ứng dụng khởi động cùng Windows không cần thiết đi.

2. Khắc phục phân mảnh ổ cứng 

Cách làm máy tính khởi động nhanh Win 10 thông qua việc chống phân mảnh ổ cứng có thể thực hiện với sự hỗ trợ từ các phần mềm chuyên dùng như Smart Defrag hoặc Defraggler

Ngoài ra, Windows cũng trang bị sẵn tính năng chống phân mảnh ở cứng đơn giản như sau: Nhấn chuột phải vào biểu tượng ổ cứng cần chống phân mảnh > chọn Properties > Tools > Defragment Now để hệ thống tự động chống phân mảnh.

3. Cải thiện tình trạng ổ cứng máy tính

Bạn có thể sử dụng phần phềm HDDScan hoặc sử dụng tính năng có sẵn trên Windows để kiểm tra ổ cứng có bị Bad hay không. Bạn có thể tìm kiếm tính năng này trong mục Properties sau khi nhấn chuột phải vào ổ cứng cần kiểm tra trong This PC, rồi tìm tới mục Tools > nhấn Check trong mục Error Checking. Nếu phát hiện có lỗi Bad Sector thì có thể bạn cần thay ổ cứng mới cho máy tính.

4. Tắt tính năng Window Update

Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm “service” trên Start menu > Chọn Services.

Bước 2: Tìm đến mục Windows Update và nhấn chuột phải vào Windows Update > Chọn Properties > Stop.

Bước 3: Tại dòng Startup type, bạn chọn Disable > Apply là hoàn tất việc vô hiệu hóa tính năng Windows Update trên Win 10. 

5. Tắt phần mềm diệt Virus

Trước tiên bạn cần kiểm tra trong Task Manager, xem các phần mềm diệt virus có đang chiếm quá nhiều CPU và RAM máy tính khi hoạt động hay không. Nếu có thì bạn nên tạm thời tắt các phần mềm nếu chưa cần thiết. Trường hợp các phần mềm diệt virus khiến máy khởi động quá chậm thì tốt nhất hãy gỡ bỏ phần mềm đó đi. 

  • Xem thêm: Bỏ túi 4 cách kiểm tra tốc độ xử lý máy tính CPU siêu nhanh

6. Nâng cấp cấu hình máy tính

Hiện nay với sự phát triển của các thương hiệu máy tính về cả hiệu năng và mẫu mã thì việc nâng cấp một bộ máy tính mới có cấu hình ổn hơn không mất quá nhiều chi phí. Đây cũng là một giải pháp tốt để tăng tốc khởi động Windows 10 hiệu quả. Như vậy, trên đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng máy tính khởi động lâu và giải pháp tăng tốc khởi động Windows 10 muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn xử lý nhanh sự cố và tăng tốc máy tính đáng kể.

Video liên quan

Chủ Đề