Tại sao mắt màu nâu

Màu của mắt là do số lượng protein sắc tố, còn gọi là melanin trong các tế bào của mống mắt quyết định. Một đứa trẻ khi sinh ra, trong mống mắt hầu như chưa có melanin nên sẽ có đôi mắt màu xanh.Từ 6–36 tháng, các tế bào trong mống mắt bắt đầu sản sinh melanin sẽ làm thay đổi màu sắc của mắt. Nếu có quá nhiều melanin, mắt sẽ có màu nâu; ít melanin, mắt sẽ có màu xanh.

Theo thống kê, màu mắt phổ biến nhất là màu nâu. Hơn 55% dân số thế giới có mắt màu nâu, chủ yếu là người gốc châu Á và châu Phi. Sau màu nâu, nâu đỏ cũng là một màu mắt phổ biến [5-8% dân số]. Các màu mắt phổ biến tiếp theo, theo thứ tự là màu xám, màu xanh dương, màu đen [ thật ra là nâu trầm]. 3 màu mắt cực kỳ hiếm là xanh lá cây, màu hổ phách, màu tím violet hoặc màu đỏ. Chỉ khoảng 2% dân số thế giới có mắt màu xanh lá cây.Tuy nhiên, hiếm hơn mắt màu xanh lá là mắt màu hổ phách. Mắt màu hổ phách chứa sắc vàng, nâu đỏ hoặc màu đồng rất rõ rệt

Chủ đề chính: #màu_mắt

#màu_mắt #tại_sao #đôi_mắt #màu_hiếm

Vì sao mắt màu nâu thì theo thống kê nếu có quá nhiều menlnin thì mắt sẽ có màu nâu.

Nếu có quá nhiều melanin, mắt sẽ có màu nâu, ít melanin, mắt sẽ có màu xanh.

Hầu hết trẻ em châu Á và châu Phi khi sinh ra có màu mắt nâu hoặc đen, vì melanin đã tích tụ nhiều trong mống mắt

Màu của mắt là do số lượng protein sắc tố, còn gọi là melanin trong các tế bào của mống mắt quyết định.

Màu mắt hình thành và thay đổi như thế nào

Một đứa trẻ khi sinh ra, trong mống mắt hầu như chưa có melanin nên sẽ có đôi mắt màu xanh.

Từ 6–36 tháng, các tế bào trong mống mắt bắt đầu sản sinh melanin sẽ làm thay đổi màu sắc của mắt.

Hầu hết trẻ em châu Á và châu Phi khi sinh ra có màu mắt nâu hoặc đen, vì melanin đã tích tụ nhiều trong mống mắt.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có một số trẻ sinh ra với màu mắt xanh.

Những điều quyết định số lượng menlanin trong mắt

Mống mắt càng có nhiều melanin thì mắt càng sẫm màu.

Nhưng melanin cũng chỉ đóng góp 50% vào việc tạo nên màu cho đôi mắt mà thôi, 50% còn lại là nhờ ánh sáng phản chiếu vào mắt.

Trong đó, hai gene chính tạo màu cho mắt là OCA2 và HERC2. Gene OCA2 quyết định 3/4 các sắc độ mắt từ xanh đến nâu. Màu mắt của bé phụ thuộc vào sự kết hợp của hai bộ gene này.

Bên cạnh việc tạo ra màu cho mắt, các hắc tố melanin còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tia UV.

Vì vậy, mắt càng có màu đậm thì càng ít nhạy cảm với ánh sáng.

Theo thống kê, màu mắt phổ biến nhất là màu nâu. Hơn 55% dân số thế giới có mắt màu nâu, chủ yếu là người gốc châu Á và châu Phi.

Tuy nhiên, gần 10.000 năm trước, tất cả mọi người đều có mắt màu nâu.

Nhưng đã xảy ra một sự biến đổi gen khiến cho các hắc tố melanin trong mống mắt thay đổi.

Những tế bào này sẽ điều chỉnh số lượng melanin trong mống mắt.

Mắt không liên tục sản sinh melanin như ở tóc và da.

Do đó, tùy vào mức độ tập trung sắc tố melanin ở mô mỡ đệm mà màu mắt có thể sáng hơn hoặc tối đi.

Bài viết Vì sao mắt màu nâu được tổng hợp bởi Trang Beauty Spa.

Like page Trang Spa – Gia Lâm, Hà Nội để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.

Trang chủChăm sóc mắt Tài nguyên thị giác

Bởi Burt Dubow, OD và Gary Heiting, OD

Màu mắt thường là đặc điểm di truyền khiến cha mẹ thích thú nhất khi trẻ phát triển. Đôi mắt của trẻ sẽ có màu đen, nâu, xanh dương, xám, xanh lá cây, màu hạt dẻ hay một số màu kết hợp?

Một đứa trẻ trông như thế nào phụ thuộc vào chất liệu di truyền mà mỗi bậc cha mẹ đóng góp cho đứa trẻ. Nhưng gen của bố mẹ có thể trộn lẫn và kết hợp theo nhiều cách khác nhau. Những ảnh hưởng từ mỗi bậc cha mẹ không được biết cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Màu mắt phát triển như thế nào

Phần có màu của mắt được gọi là mống mắt, phần này có nhiễm sắc tố quyết định màu mắt của quý vị.

Màu mắt của con người bắt nguồn từ ba gen, hai trong số các gen đó đã được hiểu rõ. Những gen này tạo ra các màu phổ biến nhất - màu xanh lá cây, màu nâu và màu xanh dương. Các màu sắc khác, chẳng hạn như màu xám, màu hạt dẻ và nhiều kết hợp vẫn chưa được hiểu đầy đủ hoặc không thể giải thích được tại thời điểm này.

Cùng một lúc, màu mắt nâu được coi là "có ưu thế" và màu mắt xanh dương được coi là một tính trạng "lặn". Nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh rằng màu mắt không hề đơn giản.

Màu mắt không chỉ là sự pha trộn giữa màu mắt của cha mẹ, như khi trộn sơn. Bố mẹ mỗi người có hai cặp gen trên mỗi nhiễm sắc thể, và có nhiều khả năng tồn tại về cách thông tin di truyền này được thể hiện dưới dạng màu mắt.

Và trong giai đoạn đầu đời, màu mắt có thể thay đổi.

Hầu hết trẻ sơ sinh Người da trắng được sinh ra với đôi mắt xanh dương có thể sẫm lại trong ba năm đầu đời của trẻ. Tình trạng tối màu xảy ra nếu hắc tố, một sắc tố nâu thường không xuất hiện khi mới sinh, phát triển theo độ tuổi.

Trẻ em có thể có màu mắt hoàn toàn khác với cha mẹ của chúng. Nhưng nếu cả cha và mẹ đều có mắt nâu, thì rất có thể con của họ cũng sẽ có mắt nâu.

Các màu tối hơn có xu hướng chiếm ưu thế, vì vậy màu nâu có xu hướng chiến thắng màu xanh lá cây và màu xanh lá cây có xu hướng thắng màu xanh dương.

Tuy nhiên, một kịch bản trong đó bố hoặc mẹ có mắt nâu và người còn lại có mắt xanh không tự động sinh ra con mắt nâu.

Một số trẻ em được sinh ra với mống mắt không khớp với màu sắc. Thông thường tình trạng này - được gọi là dị sắc tố - là do vận chuyển sắc tố phát triển bị lỗi, chấn thương cục bộ trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh hoặc một rối loạn di truyền lành tính.

Các nguyên nhân khác có thể là do viêm, tàn nhang [nơ vi lan tỏa] của mống mắt và hội chứng Horner.

Nếu quý vị nhận thấy màu mắt của quý vị có biểu hiện bất thường, đừng đợi để gặp chuyên gia chăm sóc mắt của quý vị.

Thay đổi màu mắt

Mống mắt là một cơ mở rộng và co lại để kiểm soát kích thước đồng tử . Đồng tử mở rộng trong ánh sáng mờ hơn và nhỏ hơn trong ánh sáng sáng hơn. Đồng tử cũng co lại khi quý vị tập trung vào các vật thể ở gần, chẳng hạn như một cuốn sách quý vị đang đọc.

Khi kích thước đồng tử thay đổi, các sắc tố trong mống mắt nén lại hoặc lan rộng ra, làm thay đổi màu mắt một chút.

Một số cảm xúc nhất định cũng có thể làm thay đổi cả kích thước đồng tử và màu mống mắt. Đó là lý do tại sao một số người nói rằng mắt họ thay đổi màu sắc khi họ tức giận hoặc yêu thương.

Màu mắt cũng có thể thay đổi theo độ tuổi. Điều này xảy ra ở 10 đến 15 phần trăm dân số Da trắng [những người thường có màu mắt sáng hơn].

Ví dụ, đôi mắt đã từng rất nâu của tôi giờ có màu nâu nhạt, kết hợp giữa màu nâu và màu xanh lá cây. Tuy nhiên, một số mắt màu hạt dẻ thực sự trở nên tối hơn theo tuổi tác.

Nếu màu mắt khi trưởng thành của quý vị thay đổi khá nhiều hoặc nếu một bên mắt chuyển từ màu nâu sang màu xanh lá cây hoặc xanh dương sang nâu, điều quan trọng là quý vị phải đến gặp chuyên gia chăm sóc mắt.

Thay đổi màu mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh, chẳng hạn như viêm mống mắt-thể mi tạp sắc Fuch, hội chứng Horner hoặc bệnh tăng nhãn áp nhiễm sắc tố.

LO LẮNG VỀ MÀU MẮT HOẶC THỊ LỰC CỦA QUÝ VỊ? Hãy tìm một chuyên gia chăm sóc mắt ở gần chỗ quý vị.

Trang được xuất bản trong Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Trang được cập nhật trong Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Cơ thể con người vô cùng phức tạp, mỗi một đặc điểm đều có thể có những mối liên quan tới những vấn đề nhất định. Màu mắt cũng không phải ngoại lệ. Hãy cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa màu mắt và tình trạng sức khỏe qua bài viết dưới đây.

Những người có mắt màu xanh dương, xanh lục hoặc màu xám sẽ dễ bị mắc một loại ung thư mắt đặc biệt có tên u hắc tố màng bồ đào [uveal melanoma] hơn so với những người có mắt màu nâu. Tuy nhiên dù có là người có những màu mắt trên chăng nữa thì u hắc tố màng bồ đào vẫn là một loại ung thư hiếm gặp, và thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy mỗi năm chỉ có khoảng 2500 người mắc phải.

Tuy rằng vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu xác nhận, nhưng đã có một nghiên cứu ở châu Âu năm 2011 gợi ý những người da trắng có mắt màu xanh dương sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 cao hơn.

Một số loại màu mắt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong những môi trường quá ồn ào, những người mắt nâu thường ít bị giảm sức nghe hơn so với những người có màu mắt xanh dương. Điều này được tin là do những người mắt màu nâu có lượng melanin [thành phần tạo sắc tố cho da, tóc và màu mắt] ở mắt và tai nhiều hơn, góp phần bảo vệ cho sức nghe khi mức độ tiếng ồn tăng cao.

Những người có màu mắt xanh dương không chỉ có xu hướng thích sử dụng đồ uống có cồn hơn những người khác, mà họ còn có nguy cơ lạm dụng đồ uống có cồn cao hơn, theo kết quả một nghiên cứu tiến hành vào năm 2015. Nguyên nhân rất có thể bắt nguồn từ vấn đề di truyền, và không loại trừ còn nhiều yếu tố khác liên quan.

Màu mắt xanh dương

Lạc nội mạc tử cung là thuật ngữ chỉ tình trạng các mô nội mạc vốn có nguồn gốc từ tử cung lại phát triển ở các vị trí bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường thấy xuất hiện nhất ở các vị trí là hai bên buồng trứng, ống fallop; hiếm gặp hơn, lạc nội mạc tử cung có thể lan ra ngoài các tạng của vùng tiểu khung.

Khi lạc nội mạc tử cung lan đến các cơ quan, chẳng hạn như bàng quang hay đại tràng, thì được gọi là lạc nội mạc tử cung xâm nhập sâu [deep infiltrating endometriosis - DIE].

Trong số những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, người có mắt màu xanh dương lại có số lượng cao nhất, khiến các chuyên gia nghĩ rằng yếu tố di truyền có liên quan tới màu mắt rất có thể cũng có mối liên hệ với vấn đề lạc nội mạc tử cung.

Màu mắt có thể nắm vai trò nhất định trong việc đáp ứng với các trị liệu bằng liệu pháp hành vi. Những người có mắt màu tối thường đáp ứng tốt hơn với các trị liệu mang tính nguyên tắc và hơi khắt khe, trong khi những người có mắt màu sáng lại dường như thích hợp hơn với các loại hình trị liệu có tính linh hoạt và phù hợp với sự chuyển biến của họ. Dựa trên những xu hướng này mà các chuyên gia có thể cân nhắc thêm nhằm lựa chọn được liệu pháp hành vi có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

Màu mắt tối có liên quan đến liệu pháp hành vi

Bệnh bạch biến là một loại bệnh da liễu thường gặp mà trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy, từ đó làm mất màu sắc da. Nếu là người có mắt màu xanh dương, nguy cơ xuất hiện bạch biến sẽ giảm đi. Các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền quy định màu mắt xanh dương cũng là yếu tố hạ thấp nguy cơ mắc bạch biến.

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt, không chứa mạch máu và thần kinh, được dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc để con người có thể nhìn được các sự vật.

Một nghiên cứu của Australia gợi ý rằng những người có mắt màu nâu đậm sẽ dễ bị đục thủy tinh thể hơn những người khác. Các nhà nghiên cứu tin rằng mắt có màu tối thì nguy cơ xuất hiện đục thủy tinh thể có thể tăng gấp hai lần.

Nếu là người có mắt màu nâu nhưng lại xuất hiện cả các mảng màu xanh dương ở mắt, thì rất có thể đây là triệu chứng của hội chứng Waardenburg. Hội chứng Waardenburg là một rối loạn di truyền có thể khiến người mắc mất đi màu tóc, màu da và màu mắt, đồng thời gây ra điếc và làm khuôn mặt của người mắc có hình dạng đặc biệt [ví dụ như khoảng cách giữa hai mắt rộng, gốc mũi rộng,...].

Mắt màu nâu có liên quan đến hội chứng Waardenburg

Ở những môn thể thao và vị trí thể thao yêu cầu phản xạ cao, chẳng hạn như quyền anh, tiền đạo bóng đá, thủ môn,... thì những người mắt nâu thường sẽ có khả năng đáp ứng tốt hơn. Còn những môn thể thao và vị trí thể thao đòi hỏi duy trì ổn định khả năng kiểm soát như bowling, golf, hoặc cầu thủ giao bóng chày,... thì những người có mắt màu xanh dương dường như sẽ có ưu thế hơn.

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa màu mắt và sự đáp ứng với đau ở những thai phụ chuyển dạ. Kết quả cho thấy những thai phụ có mắt màu tối cảm thấy đau nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ, nhất là khi nằm nghỉ hoặc khi đi lại, và phản ứng của họ với cơn đau thường cũng sẽ tiêu cực hơn.

Phụ nữ có màu mắt tối có thể chịu đau giỏi hơn

Một nghiên cứu của Australia cho biết những người có mắt màu sáng đối mặt với nguy cơ thoái hóa điểm vàng theo tuổi tác cao gấp hai lần so với những người khác, bởi với những người có mắt sáng màu, sẽ có ít tia cực tím bị hấp thụ bởi mống mắt hơn, dẫn tới có nhiều tia cực tím có thể tiến vào trong võng mạc hơn và gây tổn thương. Thoái hóa điểm vàng theo tuổi tác là tình trạng gây suy giảm thị lực dần dần và cuối cùng dẫn tới mù lòa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề