Tại sao muối cà bị ủng

Cà pháo muối món ăn dân dã đậm chất làng quê Việt đã gắn với bữa cơm hàng ngày từ bao đời nay. Cách muối cà nguyên quả tuy đơn giản nhưng làm thế nào để không bị thâm, giữ được độ giòn, ngon lại là một bí kíp mà không phải chị em phụ nữ nào cũng biết.

Cách chọn cà pháo ngon

Cà pháo được xem là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Không biết tự bao giờ những quả cà pháo đã trở thành biểu tượng dân dã của làng quê, của sự giản dị và thanh đạm. Chưa ai một lần cưỡng lại được vị chua ngọt thanh mát của từng trái cà muối, đặc biệt ở miền Bắc bên cạnh bát canh cua sẽ là một thiếu sót nếu vắng đi bát cà pháo ăn kèm. Không ngẫu nhiên mà các cụ ta ngày xưa có câu một quả cà bằng ba thang thuốccà pháo có tính hàn và dễ sinh nhiệt đối với người có cơ địa yếu, hay mới ốm dậy. Tuy không phải là một loại thực phẩm cao sang hay chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng qua sự khéo léo và tâm hồn thưởng thức ẩm thực, đây bất chợt lại trở thành một món ăn quý giá mà mỗi người con xa quê lại nhớ về.

Cà pháo được trồng ở khắp mọi nơi, phù hợp với mọi loại thời tiết và có quả quanh năm. Loại quả này có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn như ăn sống, làm gỏi, muối sổi,. nhưng phổ biến nhất vẫn là món cà muối nén. Món ăn này để được trong thời gian lâu mà không bị mất đi vị giòn hay chất lượng của quả cà. Cà pháo để muối phải là cà pháo không quá non, cũng không quá già, tốt nhất là sử dụng loại mới hái trên cây để đảm bảo chất lượng nhất.

Sở dĩ không nên dùng cà còn quá non [cà xanh] bởi trong đó có chứa hàm lượng solanin rất cao sẽ gây ngộ độc và cực kì nguy hiểm đối với cơ thể. Còn cà vàng hay cà quá chín thì không thích hợp để muối bởi lúc này cà pháo có một độ ngọt nhất định khiến món ăn không còn giữ được vị chua cần thiết. Đồng thời cà chín lớp vỏ thường mềm và không căng do đó cũng làm giảm độ giòn sau khi muối. Chọn quả có màu trắng sáng, vỏ căng, bóng tròn có núm xanh là cà pháo ngon, nên chọn quả có độ non vừa phải để khi muối không có mùi hăng nồng hay quá cay.

Cách muối cà nguyên quả giòn ngon không bị nổi váng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cà pháo :500g [ tùy thuộc vào khẩu phần ăn bạn có thể tăng giảm tùy ý ].
  • Riềng : 1 củ nhỏ
  • Tỏi, ớt
  • Muối
  • Dấm trắng :Nên dùng dấm gạo sẽ giúp tạo độ chua và mùi thơm tự nhiên hơn, không nên dùng dấm bỗng sẽ khiến mon cà muối dễ bị hỏng hay còn gọi là bị ủng.
  • Lọ đựng cà muối.Tốt nhất bạn nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc sành, sứ thay vì lọ nhựa. Bởi trong quá trình muối, cà pháo và dấm chua sẽ lên men khi tiếp xúc với chất nhựa dễ gây độc.

Các bước thực hiện

Bước 1 :

  • Cà mua về bỏ phần núm xanh, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút cho bớt nhựa rồi vớt ra để ráo.
  • Rải đều cà pháo rồi phơi ngoài trời từ 4-5 tiếng cho héo bớt. Lưu ý không nên phơi dưới trời nắng quá to đặc biệt là giữa trưa bởi sẽ làm cà mất nước và khi muối sẽ mất đi độ giòn. Thời điểm thích hợp nhất để phơi đó là khoảng thời gian từ 1-6 giờ chiều.
  • Riềng gọt vỏ, thái lát mỏng.
  • Tỏi, ớt băm nhuyễn

Bước 2 :

  • Đun sôi 1 lít nước cùng 2 thìa canh muối sau đó đổ ra bát cho nguội bớt.
  • Cà pháo sau khi đã phơi héo vừa đủ, tiếp tục ngâm cà trong nước muối pha loãng thêm 1-2 tiếng. Lưu ý nên thay nước muối 1 tiếng một lần để cà của chúng ta không bị thâm và giữ được độ giòn trong bước tiếp theo.
  • Lấy một nửa phần nước muối đã đun sôi và tiếp tục rửa cà pháo thêm một lần nữa, rồi để ráo.

Bước 3:

  • Dùng nước sôi nóng tráng qua hũ thủy tinh dùng để muối cà cho sạch sau đó phơi khô.
  • Xếp một lớp mỏng tỏi, riềng và ớt xuống đáy hũ rồi tiếp tục xếp cà vào trong, chú ý là nên xếp càng khít thì cà muối sẽ càng ngon. Tiếp tục như thế cho đến khi hết các nguyên liệu.
  • Trộn phần nước muối đã đun còn lại ở trên cùng 3 thìa canh dấm trắng rồi đổ vào hũ và đậy chặt nắp. Để món cà muối giống như cách làm cổ truyền, bạn có thể cắt một miếng vải màn mỏng căng che lên trên miệng hũ trước khi đậy nắp sẽ làm cà không bị thâm và hạn chế không khí vào trong hơn.

MiT - Tea and Coffee: GIẢM 30% ĐỒ UỐNG

Video liên quan

Chủ Đề