Tại sao Nam Định không phát triển

Lý giải nguyên nhân UBND tỉnh Nam Định tiếp tục ''nói không'' với bằng tại chức trong thông báo tuyển dụng công chức năm 2013, gây xôn xao dư luận tại tỉnh này, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh - cho hay: Vì chất lượng đào tạo của tại chức thấp, thứ hai là vì Nam Định là tỉnh học quá giỏi…

"Các cháu học tại chức làm việc chậm chạp, nói mãi không hiểu...” Ngày 29.5.2013, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đã có thông báo số 88/TB-UBND về việc tuyển dụng 92 công chức năm 2013 đối với hệ đào tạo chính quy. Theo đó, người dự tuyển phải có đủ các điều kiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn, có trình độ, ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức cần tuyển. Như vậy, Nam Định là tỉnh duy nhất trong cả nước không nhận bằng tại chức trong việc tuyển dụng công chức. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định - thừa nhận là có việc đó, theo ông Tuấn, đây là nghị quyết của Tỉnh ủy từ khóa trước. Lý giải nguyên nhân vì sao UBND tỉnh Nam Định tiếp tục ''nói không'' với bằng tại chức trong thông báo tuyển dụng công chức năm 2013, gây xôn xao dư luận tại tỉnh này, ông Tuấn dẫn giải: “Việc này Tỉnh ủy đã bàn bạc rất nhiều. Trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn bị chia cắt, đời sống nhân dân còn khó khăn thì không có nhiều người được học hành đến nơi đến chốn, do đó mới phải dùng đến việc học tại chức, học chuyên tu...”. Cũng theo ông Tuấn, việc Nam Định không chấp nhận bằng tại chức là theo Nghị quyết 08 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định từ khóa XVII, đến nay đã áp dụng được gần 10 năm. Ông Tuấn kể, cách đây hơn chục năm, ở tỉnh vẫn có rất nhiều lãnh đạo cấp cao học tại chức mà lên. Thời kỳ đó, học xong trung cấp chính quy rồi về công tác ở đơn vị, nếu 3 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới được cử đi học tại chức hoặc chuyên tu. “Tuy nhiên, thời kỳ đó đã quá xa xôi, bây giờ không thể lặp lại như vậy được. Bây giờ nhiều em học xong lớp 12, thi đại học trường nào trượt trường đấy rồi lại đi học tại chức, như vậy chất lượng không tốt”- ông Tuấn nói. Chủ tịch tỉnh Nam Định cho biết thêm: “Trước đây tôi có làm việc với những cháu học tại chức ra, quả thực là các cháu làm việc chậm chạp, nói mãi không hiểu...”.

Cũng theo ông Tuấn, việc Nam Định không nhận bằng tại chức là nghị quyết 08 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Nam Định từ khóa 17, đến nay đã áp dụng được gần 10 năm.

“Nam Định là tỉnh học quá giỏi”

Một nguyên nhân nữa khiến Nam Định từ chối bằng tại chức, ông Tuấn cho rằng vì “Nam Định là tỉnh học quá giỏi”. Ông Tuấn thống kê: “Năm nào điểm bình quân vào các trường cao đẳng, đại học công lập, Nam Định cũng luôn nằm trong tốp đầu các tỉnh thành cả nước. Tỉ lệ học sinh giỏi thi cấp quốc gia, Nam Định cũng đứng đầu. Trung bình mỗi năm, Nam Định có hơn 2 vạn học sinh thi vào các trường chuyên nghiệp thì có tới trên 1 vạn là đỗ đại học”. Ông Tuấn đặt câu hỏi: “Vậy thử hỏi tại chức làm sao mà sánh được?”. Theo ông Tuấn, việc Nam Định nói không với tại chức đã có không ít người đưa ra ý kiến rằng, “nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia đình thế nọ, thế kia nên không có điều kiện học chính quy, phải đi học tại chức?” Ông Tuấn nhìn nhận ngay: “Việc này tôi cho là quá hiếm”. Lí giải nhận định này, ông Tuấn cho hay: “Giờ nhà nước rất quan tâm đến phát triển giáo dục. Những con em nhà nghèo khi đi học đều được vay vốn ưu đãi. Con em thương binh liệt sỹ cũng được giảm học phí…”. Ông Tuấn kết luận: “Thực ra những nhà nào con học giỏi người ta cũng đều cố cho đi học cả". "Mình làm thế để cho các gia đình có con biết để định hướng cho các cháu. Những em nào học không tốt thì cho đi học nghề chứ cứ cố cho học tại chức thêm tốn kém, sau này thi công chức cũng không làm được”, ông Tuấn nói. Về phản ứng từ phía người dân trước chủ trương không tuyển công chức bằng tại chức của tỉnh nhà, ông Tuấn cho biết, người dân hoàn toàn ủng hộ: “Người dân ở đây ngày xưa dù tốn kém thế nào cũng cố cho con đi học, miễn sao có chữ đại học là vui. Nhưng sau đó đi xin việc ở nhiều nơi không làm được, đi xin ở đâu cũng khó, kể cả doanh nghiệp. Giờ người ta thấm thía chuyện đó rồi nên họ định hướng sớm, cháu nào học tốt thì đầu tư cho học còn cháu nào học kém cho đi học nghề”.   Ông Tuấn cho biết thêm, hiện Nam Định đang tập trung cao độ cho các trường dạy nghề. “Ngoài việc dạy nghề cho các cụm, khu làng nghề còn cho xuất khẩu lao động. Những người khả năng tri thức có mức độ giờ chuyển sang học nghề rất nhiều”, ông Tuấn cho hay.

Trước đó, ngày 29/8/2012, trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh Nam Định, UBND tỉnh thông báo tuyển dụng công chức phải là người được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn. Năm nay tỉnh có 184 chỉ tiêu, dự kiến thi tuyển vào trung tuần tháng 11/2012.

Nhận thức tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã bám sát chỉ đạo của Trung ương để ban hành các chủ trương, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế biển.

Cụ thể, vùng kinh tế ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Qua đó, hàng năm đóng góp trên 25% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của Nam Định đạt trên 60 triệu đồng/người cao hơn bình quân chung của tỉnh; các địa phương vùng ven biển luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, thu hút đầu tư vào vùng ven biển đạt kết quả tích cực. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, Nam Định đã có 114 dự án đầu tư với tổng số vốn trên 125.000 tỷ đồng và 500 triệu USD.

Phấn đấu đến năm 2030, vùng kinh tế ven biển là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh.

Tuy nhiên, vùng kinh tế ven biển của Nam Định phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng và chưa tạo được sự kết nối đồng bộ với các địa phương khác trong tỉnh và khu vực. Ngành công nghiệp, vận tải biển và các loại hình dịch vụ biển còn nhiều dư địa để phát triển. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng gặp nhiều khó khăn...

Vì vậy, phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng vốn có cũng như khắc phục những hạn chế đề đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng ven biển, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XX đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU ngày 18/6/2021 về xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Trong đó, đề ra định hướng xây dựng vùng kinh tế ven biển trở thành vùng kinh tế động lực, có bước phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trọng tâm là phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch, kết hợp với phát triển các ngành nông nghiệp, thủy sản. 

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao mức sống người dân; bảo vệ bền vững môi trường; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, vùng kinh tế ven biển là cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh, đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, Nam Định đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế vùng ven biển.

Hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó tích hợp đồng bộ quy hoạch không gian biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các quy hoạch chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh, cũng như tăng cường tính liên kết vùng. Tổ chức lập và sớm hoàn thành Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng và bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng và triển khai các dự án động lực của vùng đảm bảo tính kết nối, liên kết vùng nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng ven biển.

Đặc biệt, xây dựng và phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, đồng bộ theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao. Chú trọng phát triển 4 nhóm ngành gồm: Công nghiệp; thương mại, dịch vụ, du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần thu hút các dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường để tạo động lực tăng trưởng. 

Nhật Hạ

Nam Định: Nỗ lực thay đổi để phát triển kinh tế bền vững

[ĐCSVN] - Nam Định là tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống và từng là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước.

Hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thuỷ sản tại vùng ven biển Nghĩa Hưng thường gặp nhiều khó khăn do thiên tai [Ảnh: Trần Linh]

Tận dụng tiềm năng sẵn có

Nam Định là tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển, có chiều dài bờ biển 72 km và hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua, mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi trong vận tải đường thuỷ và phát triển kinh tế biển cho tỉnh Nam Định.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện điều chỉnh, phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển các vùng kinh tế nội tỉnh trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Những nỗ lực này là nhằm cán đích đến năm 2030, tỉnh Nam Định sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá về công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đến năm 2045, đưa Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

Thực tế cho thấy, sản xuất công nghiệp của tỉnh đang từng bước thay đổi theo hướng tăng năng suất, chất lượng và bền vững. Tuy nhiên, nhìn chung, việc thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, chưa phát huy hết nội lực để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều dự án đã triển khai trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều dự án lớn, chưa có dự án công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản gắn liền với cảng biển như thép, xi măng, cơ khí chế tạo và các dự án năng lượng. Những dự án đã triển khai cũng chưa thực sự tạo ra được những sản phẩm chủ lực, có giá trị gia tăng cao để làm tiền đề, làm động lực lôi kéo, phát triển mạnh mẽ như các tỉnh lân cận...

Để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng, trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX số 01-Ctr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ [nhiệm kỳ 2020-2025], chính quyền tỉnh Nam Định đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm phát triển công nghiệp. Kết quả thiết thực của quyết tâm chuyển đổi này là ngay trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế-xã hội của các tỉnh, thành trên cả nước song tỉnh Nam Định đã nỗ lực vận động, kêu gọi đầu tư, tập trung xúc tiến các dự án quy mô lớn, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực. Hiện thực hóa quyết tâm chuyển đổi, ngày 09/10/2021, UBND tỉnh Nam Định đã chấp thuận chủ trương cho 03 dự án đầu tư, bao gồm: Dự án Nhà máy cán thép Xuân Thiện Nghĩa Hưng của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nghĩa Hưng [Quyết định số 2186/QĐ-UBND]; Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định [Quyết định số 2188/QĐ-UBND] và Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện của Công ty cổ phần Bê tông Nghĩa Hưng [Quyết định số 2187/QĐ-UBND], tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng, tại địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

Thay đổi để phát triển

Vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng có địa hình trũng thấp, chủ yếu là bãi bồi, trước đây đã từng đượcUBND tỉnh Nam Định quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản tại Quyết định 2896/QĐ-UBND.

Thực tế cho thấy, hướng phát triển nuôi trồng thủy sản tại khu vực này luôn gặp phải những khó khăn bất khả kháng như thiên tai, bão lụt. Hiệu quả kinh tế thu được hàng năm không cao. Vì lẽ đó, từ năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp, hộ dân trong huyện đều ký hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian ngắn [từ 1 đến 2 năm], đến nay, một số hộ đã hết thời hạn hợp đồng. Đáng nói là việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực này vẫn mang tính nhỏ lẻ, khiến hiệu quả kinh tế thấp, người dân thu nhập bấp bênh và giá trị đóng góp cho ngân sách không đáng kể.

Ở một góc nhìn khác, không thể phủ nhận vùng ven biển nơi đây có tiềm năng phát triển cảng nước sâu gắn với các ngành công nghiệp cơ bản, đem lại giá trị gia tăng cao. Đối diện với thực tế này, tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 chấm dứt hiệu lực của quy hoạch thủy sản tại tại Quyết định 2896/QĐ-UBND; đồng thời UBND tỉnh cho triển khai lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng phía nam Khu đô thị Rạng Đông. Quyết định đúng đắn này nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, thu hút các dự án lớn làm tiền đề để thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án được tỉnh Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực này, không làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn hiện hữu và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch xây dựng phía nam Khu đô thị Rạng Đông.

Hiện nay, UBND huyện Nghĩa Hưng đã và đang phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để thực hiện giải phóng mặt bằng. Theo tiến độ dự kiến, Quý II năm 2022 sẽ khởi công xây dựng các dự án kể trên. Nhà đầu tư cũng đã cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm bảo vệ môi trường, trước khi xây dựng dự án sẽ được các Bộ, ngành thẩm định hồ sơ về môi trường, thiết kế cơ sở và công nghệ theo đúng quy định của pháp luật.

Chia sẻ với báo giới, lãnh đạo tỉnh Nam Định xác định đây là những dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại làm động lực hình thành Khu kinh tế Ninh Cơ. Những dự án này khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết vấn đề xã hội, việc làm cho hàng vạn lao động của địa phương cả trong quá trình triển khai xây dựng cũng như khi hình thành Khu kinh tế sau này. Từ đó, góp phần giúp tỉnh Nam Định từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Việc đầu tư tổ hợp dự án trên sẽ góp phần mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Nam Định, phù hợp với chủ trương, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU, số 05-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời là những dự án có vai trò làm tiền đề, tạo cú hích mạnh mẽ để Nam Định nhanh chóng hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ.

Với sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ Nam Định đã ban hành Văn bản số 318-TB/TU ngày 14/10/2021, Thông báo Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các dự án nêu trên; tiếp tục coi thu hút đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm; tập trung mọi nguồn lực ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ bao gồm cả đường bộ và đường thủy, đặc biệt là cảng biển, đáp ứng yêu cầu giao thương quốc tế; tăng cường hỗ trợ đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

Trần Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Đà Nẵng chuẩn bị đón khách Ấn Độ và Trung Đông
  • Viện Đại học kỷ lục thế giới:Tôn vinh doanh nhân - Luật sư Phạm Hồng Điệp về bảo vệ môi trường
  • Doanh nhân Đặng Việt Bách: Người tiên phong nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất thép
  • Hà Nội ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên
  • Cần chấn chỉnh hoạt động lách thuế trong mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Đông Ti-mo
  • Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Philippines

Video liên quan

Chủ Đề