Tại sao phải học lịch sử địa phương

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đề nghị “tích hợp” môn Lịch sử với môn Cuộc sống quanh ta [từ lớp 1 đến lớp 3], môn Tìm hiểu xã hội [lớp 4 và lớp 5], môn Khoa học xã hội [Trung học cơ sở] và môn Công dân với Tổ quốc [Trung học phổ thông]. Trước những làn sóng phản đối dữ dội của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân trần là họ không có ý định “khai tử” môn Lịch sử mà chỉ sáp nhập nó vào những môn học khác thiết thực hơn. Dù vậy, khi sáp nhập hay, nói theo chữ họ thường dùng, “tích hợp” như thế, thứ nhất, cái tên môn Lịch sử sẽ không còn nữa, và khi cái tên không còn, ý nghĩa của nó sẽ giảm hẳn xuống; thứ hai, tất cả các kiến thức liên quan đến lịch sử sẽ được dạy, nếu còn dạy, một cách phân tán và rời rạc, không có tính hệ thống như vốn nó cần có với tư cách một môn học chính thức. Nói cách khác, cho dù bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý định xoá trắng môn Lịch sử, qua việc “tích hợp” ấy, họ đã hạ thấp một trong những môn học được xem là quan trọng nhất trong mọi hệ thống giáo dục.

Tại sao họ lại cố tình hạ thấp một môn học như thế?

Những người hay phê phán cộng sản có thể cho qua việc làm ấy, nhà cầm quyền Việt Nam muốn đào tạo nên những thế hệ không còn biết gì đến lịch sử, xa lạ với truyền thống, không có lòng tự hào dân tộc, nhằm phục vụ cho một âm mưu sâu xa và thâm hiểm hơn: để Việt Nam dễ lệ thuộc vào Trung Quốc.

Trước khi có bằng chứng, tôi không muốn đẩy sự phê phán đến mức xa như thế. Tôi chỉ dừng lại ở hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, đó có thể là một phản ứng vụng về trước sự thất bại của môn Lịch sử lâu nay: Thầy thì không muốn dạy còn trò thì không muốn học. Tuy nhiên, sự thất bại như thế không nằm trong bản thân môn học. Ở Úc và các quốc gia Tây phương, theo chỗ tôi biết, Lịch sử là một trong những môn học lôi kéo nhiều học sinh và sinh viên nhất. Vấn đề là ở nội dung và cách dạy. Về nội dung, ở Việt Nam, Lịch sử bị chính trị hoá nặng nề: Người ta dùng lịch sử chủ yếu để tuyên truyền cho sự thống trị của đảng Cộng sản thay vì để tìm kiếm những sự thật trong quá khứ. Về cách thức giảng dạy, người ta chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng các sự kiện và các con số vô hồn và vô vị trong sách giáo khoa thay vì rèn luyện và phát huy khả năng phân tích và phán đoán của học sinh.

Thứ hai, quan trọng hơn, tôi cho là bộ Giáo dục và Đào tạo không hiểu hết ý nghĩa của môn lịch sử. Người ta chỉ xem lịch sử là những chuyện gì đã thuộc về quá khứ, học sinh biết được càng tốt, còn không biết thì cũng chả sao cả. Nhưng người ta lại quên mất một điều thiết yếu: Trong khi những môn học khác chỉ giới hạn trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh, môn Lịch sử, bên cạnh các kiến thức và kỹ năng, còn có tác dụng góp phần hình thành tư cách cá nhân cũng như tư cách công dân của con người.

Có thể tóm gọn ý nghĩa của lịch sử vào ba điểm chính:

Một, đồng ý lịch sử là chuyện quá khứ. Tuy nhiên, biết những chuyện trong quá khứ như thế, người ta mới có thể hiểu rõ và sâu hơn về đất nước và xã hội chung quanh, và mới có thể giải thích được các biến động chính trị và xã hội trong hiện tại. Không biết lịch sử, người ta sẽ không hiểu tại sao Việt Nam vẫn có thể trường tồn bên cạnh một nước lớn, đông dân và có đầu óc bá quyền như Trung Quốc. Không biết lịch sử, người ta cũng không hiểu được nhiều lãnh vực khác trong đời sống, chẳng hạn, về văn học nghệ thuật: Tại sao trước đây người Việt dùng chữ Hán, sau, lại đổi sang chữ quốc ngữ; tại sao quá trình hiện đại hoá xã hội Việt Nam lại có lắm gập ghềnh và khúc khuỷu như vậy. Vân vân.

Hai, lịch sử có khả năng hun đúc đạo đức của con người. Qua việc nghiên cứu lịch sử, người ta phân biệt được cái đúng và cái sai, cái hay và cái dở, sự cao thượng và sự thấp hèn, anh hùng và tiểu nhân, bán nước và yêu nước; người ta cũng biết yêu quý và tự hào về đất nước, để, khi cần, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Nói cách khác, lịch sử có khả năng tạo nên những công dân tốt.

Ba, quan trọng nhất, lịch sử góp phần định hình bản sắc của cả đất nước. Xin lưu ý: lịch sử là một dạng ký ức. Mà ký ức nào cũng có hai kích thước chính: một phần, thuộc về quá khứ; phần khác, thuộc về hiện tại. Chính ký ức, với hai kích thước ấy, tạo nên bản sắc cá nhân: Mất trí nhớ bao giờ cũng đồng nghĩa với việc mất ý niệm về bản sắc: Người ta không còn biết mình là ai nữa. Ký ức tập thể của cả cộng đồng cũng có vai trò tương tự: Nó góp phần định hình nên bản sắc của dân tộc, thậm chí, có thể nói, nó chính là yếu tố thiết yếu để tạo nên cái gọi là dân tộc hay đất nước.

Trước, người ta cho đất nước là một tập thể sống trên cùng một lãnh thổ, chia sẻ cùng một nền kinh tế, một nền văn hoá và một lịch sử. Ngay từ đầu thế kỷ 15, Nguyễn Trãi đã nhận ra đầy đủ các yếu tố ấy trong phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Gần đây, giới nghiên cứu phát hiện thêm một kích thước khác của đất nước: đó là một “cộng đồng tưởng tượng” [imagined community] bao gồm những người chia sẻ với nhau một ký ức chung và một tưởng tượng chung, để bất chấp những khác biệt về phương diện xã hội, nghề nghiệp, địa lý hay tôn giáo, mọi người vẫn tự thấy mình tương tự với những người khác trong cả nước; mỗi người tự thấy mình là một thành viên trong cả cộng đồng rộng lớn chung quanh. Ở Việt Nam, truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ với sự sự tích trăm trứng trăm con cũng như bao nhiêu câu chuyện khác trong lịch sử là những ký ức tập thể như thế.

Có thể nói thiếu một ký ức tập thể [hay lịch sử nói chung] để dựa theo đó, người ta có thể tự hào về dân tộc, sẽ không có đất nước, hơn nữa, cũng sẽ không có cả những công dân biết yêu nước và sẵn sàng tranh đấu cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC:THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP•Phạm Phúc Vĩnh*TĨM TẮTLịch sử địa phương có vị trí đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, tình yêu quêhương, đất nước cho học sinh. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết địnhđưa nội dung lịch sử địa phương vào chương trình mơn Lịch sử ở trường trung học.Các cơ quan quản lý giáo dục tổ chức biên soạn tài liệu dạy học lịch sử địaphương, các trường trung học và giáo viên mơn lịch sử đã có nhiều cố gắng đểnâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương.Tuy nhiên, việc triển khai dạy học lịch sử địa phương trong thời gian qua vẫn cònnhiều hạn chế như: phần lịch sử địa phương được bố trí vào cuối học kỳ, nội dunglịch sử địa phương khơng dạy tích hợp trong lịch sử dân tộc mà tách riêng thànhcác bài độc lập dài dịng, có tính khái qt cao, thiếu hấp dẫn, hình thức dạy họckhơng phong phú,… làm cho giờ học thiếu hấp dẫn, hiệu quả của việc dạy học lịchsử địa phương chưa cao.Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạokhông phân bố các tiết dạy vào phân phối chương trình như hiện nay mà nên giaocho các trường tự chủ động thực hiện. Trong quá trình dạy học, giáo viên chủ độngtích hợp lịch sử địa phương vào bài dạy lịch sử dân tộc, tổ chức các tiết học lịch sửđịa phương bằng các hình thức ngoại khóa, học tại di tích lịch sử văn hóa, tại bảotàng,… để làm cho giờ học sinh động, gắn với thực tế của địa phương.Từ khóa: Lịch sử địa phương, dạy học lịch sử, đổi mới dạy học**TS., Đại học Sài Gòn. 1. Đặt vấn đềTrong các môn học ở nhà trường phổ thơng, mơn Lịch sử có một vị trí rất quan trọngtrong việc giáo dục tình cảm, đạo đức, lịng yêu quê hương, đất nước cho học sinh. Bởi thôngqua các sự kiện, nhân vật lịch sử, học sinh sẽ thấy được những tấm gương hy sinh của cácanh hùng dân tộc, tự hào về truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước của bao thế hệ chaông…Đặc biệt, việc cung cấp những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn liền với làng q, thơn xóm,phố phường – nơi mà học sinh đang sinh sống [hay còn gọi là lịch sử địa phương] sẽ có tácđộng mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng của học sinh.Chính vì đặc điểm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành một thời lượng nhất định phầnLịch sử địa phương nhằm giúp các học sinh hiểu biết để tự hào về lịch sử của địa phươngmình đang sinh sống.Tuy nhiên, trong thời gian qua, bên cạnh một số cách làm sáng tạo, quá trình triển khaidạy học lịch sử địa phương đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, làm cho việc dạy học lịch sử địaphương trở nên kém hiệu quả, không đáp ứng được những mục tiêu đề ra. Vấn đề đặt ra làchúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân và xây dựng những giải pháp để nâng cao chất lượngcủa việc dạy học lịch sử địa phương.2. Thực trạng dạy – học lịch sử địa phươngTheo phân phối chương trình mơn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở bậc THPT, thờilượng dành cho phần Lịch sử địa phương đối với cả Ban Cơ bản và Ban Khoa học xã hội vànhân văn gồm có 4 tiết [lớp 10: 1 tiết; lớp 11: 1 tiết; lớp 12: 2 tiết]; ở bậc THCS, tổng thờilượng dành cho phần Lịch sử địa phương là 7 tiết [Lớp 6: 1 tiết; Lớp 7: 3 tiết; Lớp 8: 1 tiết;Lớp 9: 2 tiết].Trong phân phối chương trình mơn Lịch sử THSC và THPT hiện hành, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã hướng dẫn về giảng dạy Lịch sử địa phương như sau:Nhất thiết phải dạy đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong chươngtrình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bàihọc lịch sử dân tộc. Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyên tắc dạy học nóichung. Tuy nhiên, cần chú ý tình cụ thể, hình ảnh và xúc cảm cho học sinh. Rèn luyện khảnăng tự học của học sinh, đồng thời tăng cường hình thức tổ chức các hoạt động học tậpnhư trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến riêng của mình.Về hình thức tổ chức dạy học, cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học lịch sửđịa phương như: dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoạikhóa1.Trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã có sựvận dụng và quy định khác nhau về việc triển khai giảng dạy lịch sử địa phương ở địaphương mình:Đến nay, hầu hết các Sở Giáo dục và Đào tạo đều đã tổ chức biên soạn tài liệu Lịch sử địaphương2 từ khi hình thành đến nay theo tiến trình lịch sử của dân tộc và tài liệu hướng dẫndạy học lịch sử địa phương. Các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông căn cứ vàocác tài liệu này để tiến hành tổ chức giảng dạy.Về phân phối chương trình lịch sử địa phương hiện nay cũng khá đa dạng: Phần lớn cácđịa phương quy định phân phối các bài lịch sử địa phương bám sát tiến trình lịch sử dân tộctrong chương trình3. Tuy nhiên, một số địa phương cũng có quy định khác như Nghệ An chỉquy định chọn một số bài để dạy, cụ thể:Ban Cơ bản: Lớp 1 [1 tiết] chọn một trong các bài sau: Nghệ An từ nguồn gốc đến thế kỷX; Nghệ An từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX; Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An; Lớp 11 [1 tiết]chọn một trong các bài sau: Nghệ An cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Phong trào chống Phápở Nghệ An cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Một số di tích lịch sử - văn hóa của Nghệ An; Lớp12 [2 tiết] chọn hai trong các bài sau: Nghệ An từ 1919 đến đầu 1930; Cuộc vận động giảiphóng dân tộc ở Nghệ An từ 1930 đến 1945; Nghệ An trong kháng chiến chống thực dân1 Bộ Giáo dục và Đào tạo [2008], Tài liệu phân phối chương trình THCS mơn Lịch sử [Dùng cho các cơ quan quảnlí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2008 - 2009], Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo [2009], Tài liệu phânphối chương trình THPT mơn Lịch sử [Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học2009 - 2010], Hà Nội.2 Cụ thể như: Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, Cà Mau, An Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Khánh Hịa, QuảngBình,…3 Cụ thể như: Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,… Pháp [1945-1954] và đế quốc Mĩ [1954-1975]; Nghệ An trong công cuộc xây dựng và bảo vệTổ quốc [1976-2010].Ban Khoa học xã hội và nhân văn: Lớp 10 [1 tiết] chọn một trong các bài: Khái quátlịch sử Nghệ An từ nguồn gốc đến thế kỷ X. Khởi nghĩa Hoan Châu; Tình hình kinh tế, chínhtrị - xã hội Nghệ An từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX; Văn hoá các dân tộc thiểu số ở NghệAn; Lớp 11 [1 tiết] chọn một trong các bài: Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Nghệ An cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Phong trào Cần Vương ở Nghệ An. Khởi nghĩa Nguyễn Xn Ơn;Di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống ở Nghệ An; Lớp 12 [2 tiết] chọn hai trong cácbài: Tình hình kinh tế - xã hội Nghệ An từ 1919 đến đầu 1930; Xô viết Nghệ Tĩnh và cuộcvận động giải phóng dân tộc ở Nghệ An từ 1932 đến 1945; Đóng góp của nhân dân Nghệ Antrong kháng chiến chống thực dân Pháp [1945-1954] và đế quốc Mỹ [1954-1975]; Nghệ Ancùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới [1976-2010] 4.Theo hướng dẫn dạy học lịch sử địa phương của Khánh Hòa, giáo viên được phép thiết kếgiáo án theo phân phối chương trình hoặc lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương vào bàihọc lịch sử dân tộc hoặc tổ chức hoạt động ngoại khố.Về hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương được các địa phương quy định khá đadạng: dạy trên lớp, ngoại khóa, học tại bảo tàng, sưu tầm sử liệu, bảo vệ di tích,…Việc tổ chức biên soạn tài liệu, hướng dẫn dạy học lịch sử địa phương như trên đã giúpgiáo viên và học sinh có cơ sở để tổ chức dạy học, góp phần quan trọng cho việc nâng caochất lượng dạy học lịch sử địa phương so với trước đây. Tuy nhiên trongthực tế, việc dạy học lịch sử địa phương ở nhà trường phổ thơng vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập:Thứ nhất, do phải đảm bảo tính bao quát tồn bộ tiến trình lịch sử của địa phương, trongkhi số tiết lại q ít nên các giáo trình lịch sử địa phương thường chỉ viết một cách khái quátvề lịch sử chung của tỉnh dẫn đến tình trạng nội dung thiếu sinh động, khơ khan và thậm chíchưa thật sự địa phương?Thứ hai, do chương trình lịch sử địa phương chỉ được phân bố khoảng 1 đến 2 tiết trongcả năm học và được xếp vào cuối chương trình, nên cả giáo viên lẫn học sinh thường ít quan4 Bùi Văn Hào, “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy học Lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thơng”, Tạp chíKhoa học cơng nghệ Nghệ An, Số 2/2015, tr. 26. tâm và thực hiện một cách chiếu lệ, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng những tiết lịch sử địaphương để ơn tập cho học sinh.Thứ ba, mặc dù có quy định tổ chức ngoại khóa, thực tế, học tại bảo tàng,… nhưng dotiết dạy lịch sử địa phương được phân phối trong chương trình chính khóa nên phương pháptiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy học trên lớp là chủ yếu, chưa tạođược hứng thú cho học sinh.Những hạn chế trên đã làm cho hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương ở trường phổ thônghiện nay chưa cao, làm cho việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thơng qua lịch sử địaphương vì vậy cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.3. Suy nghĩ về một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phươngThiết nghĩ, để khắc phục những bất cập trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địaphương, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các giờ học lịch sử địa phương theo đúng quyđịnh của chương trình, giáo viên và các trường trung học cần thay đổi mạnh mẽ hai vấn đềliên quan đến nội dung và phương pháp giảng dạy dưới đây:Thứ nhất, tích hợp lịch sử địa phương trong quá trình dạy lịch sử dân tộc.Lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc, khơng có một sự kiện hay nhân vậtlịch sử nào lại không gắn liền với một địa phương cụ thể cả và lịch sử dân tộc được viết trêncơ sở lịch sử của các địa phương trong cả nước. Ngược lại, lịch sử địa phương tuy có nhữngnét riêng, nhưng về cơ bản cũng diễn tiến theo xu hướng phát triển chung của lịch sử dân tộc.Vậy tại sao trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, chúng ta lại khơng lồng ghép, tích hợpvào bài giảng những đặc trưng riêng, những sự kiện nhân vật lịch sử của địa phương gắn liềnvới từng giai đoạn lịch sử của dân tộc?Theo thiển ý của chúng tôi, các Sở Giáo dục và Đào tạo nên hướng dẫn giáo viên tích hợpcác nội dung lịch sử địa phương vào lịch sử dân tộc trong quá trình dạy học [như trường hợpcủa Khánh Hịa đang thực hiện], khơng cần phải dạy lại tiến trình lịch sử địa phương nhưhiện nay. Cách làm này sẽ đưa lịch sử dân tộc gần gũi, sinh động, thực tế và tạo cho các emnhững ấn tượng sâu sắc hơn về lịch sử của địa phương mình. Đồng thời giúp cho nội dungcủa lịch sử địa phương gắn với bối cảnh chung của lịch sử dân tộc.Thứ hai, để giáo viên được quyền quyết định nội dung lịch sử địa phương. Hiện nay, do các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu lịch sử địa phươngtheo dạng thông sử và phân phối vào các tiết lịch sử địa phương theo quy định của chươngtrình nên bắt buộc giáo viên phải dạy trên lớp. Tuy nhiên, trong thực tế, bên cạnh những sựkiện chung của tỉnh, mỗi quận/huyện,… cũng có những nét riêng và các điều kiện phục vụcho dạy học lịch sử địa phương cũng có khác nhau nên để giáo viên được chủ động và sángtạo trong việc lựa chọn nội dung lịch sử địa phương trong quá trình dạy học.Để giúp giáo viên làm tốt việc lựa chọn và biên soạn nội dung lịch sử địa phương, SởGiáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm vào tài liệu lịch sử địa phương những chuyên đề vềnhững sự kiện lịch sử văn hóa tiêu biểu của các địa phương [quận/huyện], đồng thời hướngdẫn, tập huấn cho giáo viên phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương, đểgiáo viên biết cách nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương một cách sáng tạo trongquá trình lựa chọn và chuẩn bị các nội dung lịch sử gắn với lịch sử địa phương mình.Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bỏ quy định phân phối cứng nhắc các tiết dạy lịchsử địa phương trong chương trình, giao cho các trường trung học tự quyết định phân phối vàtổ chức theo điều kiện thực tế của mình.Thứ ba, đa dạng hóa hình thức dạy học lịch sử địa phương.Hiện tại ở các địa phương, hệ thống các di tích văn hoá - lịch sử được phục dựng, trùng turất nhiều. Tại sao chúng ta khơng khai thác những di tích đó để tiến hành một số tiết học lịchsử địa phương có nội dung liên quan thay cho những tiết dạy thuyết trình trên lớp?Trong thời gian qua, một số trường THPT và THCS đã kết hợp phần lịch sử địa phươngvới địa lý địa phương… để xây dựng chương trình ngoại khóa cho học sinh trong cả cấp học.Theo kế hoạch đó, học sinh sẽ lần lượt được tham quan học tập tại các bảo tàng, di tích lịchsử văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận dưới hình thức ngoại khóa. Saucác buổi ngoại khóa, học sinh viết bài thu hoạch bày tỏ cảm tưởng của mình. Nhiều bài thuhoạch của các em đã thể hiện rõ những cảm xúc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Mong rằng một vài ý kiến nhỏ trên sẽ góp phần cho việc tìm ra những nguyên nhân vàgiải pháp cho tình trạng khủng hoảng về chất lượng dạy học mơn Lịch sử nói chung và lịchsử địa phương nói riêng ở trường phổ thơng hiện nay.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo [2008], Tài liệu phân phối chương trình THCS mơn Lịch sử[Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2008 - 2009],Hà Nội2 Bộ Giáo dục và Đào tạo [2009], Tài liệu phân phối chương trình THPT mơn Lịch sử[Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2009 - 2010],Hà Nội3 Công văn số: 5977/BGDĐT-GDTrH, ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vềviệc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từnăm học 2008-20094 Bùi Văn Hào [2015], Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy học Lịch sử địa phương ở trườngTrung học phổ thông, Tạp chí Khoa học cơng nghệ Nghệ An, Số 2/2015, tr. 22-265 Đỗ Hồng Thái [2008], Nghiên cứu và dạy - học lịch sử địa phương ở Việt Bắc, TrườngĐại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên6 Tài liệu lịch sử địa phương của một số tỉnh: Tây Ninh, Long An, Khánh Hịa, Cà Mau, AnGiang, Tp. Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề