Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị

Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Tại Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là công việc có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trên tinh thần đó, Trung ương đã thảo luận về Đề án “Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên” và thống nhất ban hành Nghị quyết nhằm tạo bước chuyển biến, đổi mới mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả, nâng cao hơn nữa chất lượng, sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng.

Một trong nhiều nội dung, yêu cầu đặt ra, tại phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Phát huy thật tốt dân chủ trong Đảng và trong xã hội; tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng và rèn luyện đảng viên.

Theo PGS-TS Lê Văn Lợi [Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh], dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng là kinh nghiệm quý báu của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Để thực hiện tốt và hiệu quả chủ trương dựa vào dân để xây dựng Đảng, ông cho rằng, trước tiên phải thực hiện dân chủ rộng rãi, trước hết là dân chủ trong Đảng. Phát huy dân chủ được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nhân dân có thể tham gia hiệu quả trong việc xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, cũng là cơ sở quan trọng để Đảng có thể dựa vào dân thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân cần chú trọng thực hiện một cách nền nếp, thực chất, tránh hình thức. Dân chủ phải được thực hành rộng rãi, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong toàn xã hội, dân chủ ở các cấp, các địa phương đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để nhân dân thuận lợi tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng thì việc tạo điều kiện cần thiết để nhân dân có thể tiếp cận với các thông tin chính thống từ phía các cơ quan của Đảng, Nhà nước là điều hết sức cần thiết.

Cũng theo PGS-TS Lê Văn Lợi, trong việc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng và rèn luyện đảng viên cũng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội phải thực sự gần dân, sát dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng phát triển đất nước. 

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị 

PGS-TS Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương - phân tích, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng toàn diện về mọi mặt, cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, nội dung phát huy vai trò của nhân dân và dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng được Đại hội XIII đặc biệt nhấn mạnh, làm rõ, toàn diện hơn và là sự tổng kết từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng thời gian qua.

Đại hội XIII đặt ra nhiệm vụ phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận; tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.

Về yêu cầu của cán bộ trong quan hệ đối với nhân dân và trách nhiệm thực hiện quy chế công tác dân vận, Đại hội XIII xác định giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”; tăng cường phối hợp, thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. 

Theo PGS-TS Nguyễn Viết Thông, phát huy vai trò của nhân dân và dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng là một nội dung trong những nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Đại hội XIII xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có ba nhiệm vụ trọng tâm đề cập đến phát huy vai trò của nhân dân và dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. 

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất nhấn mạnh: “Củng cố niềm tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”.

“Nhận thức đầy đủ, sâu sắc và thực hiện nghiêm túc việc phát huy vai trò của nhân dân và dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, chắc chắn sẽ góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện” - PGS-TS Nguyễn Viết Thông nhấn mạnh.

Như chúng ta đều đã biết, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Không phải ngẫu nhiên mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, Trung ương đã bàn và ban hành nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một cách ráo riết, quyết liệt, có hiệu quả: Ngày 31/12/2011, Hội nghị Trung ương 4 khoá XI đã ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" [gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng]. Sau đó, ngày 27/02/2012, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết [họp 2 ngày rưỡi]. Ngày 13/8/2012, họp Hội nghị toàn quốc để hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 khoá XI, tháng 02/2013, Bộ Chính trị quyết định thành lập "Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng" trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban; đồng thời lập lại Ban Nội chính Trung ương, làm cơ quan thường trực; và mới đây, ngày 16/9/2021, Bộ Chính trị quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực cho Ban Chỉ đạo. Ngày 30/10/2016, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tiếp tục ra Nghị quyết Trung ương 4 "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ". Ngày 09/12/2016, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc [trực tuyến] để triển khai thực hiện Nghị quyết này với sự tham dự của tất cả các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước, thể hiện tinh thần nghiêm túc và quyết tâm rất cao của toàn Đảng ta trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Ngày 01/11/2011, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI đã ban hành Quy định số 47 về 19 điều đảng viên không được làm. Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khoá XII đã ban hành Chỉ thị số 05 "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Sau 5 năm thực hiện, mới đây, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị khoá XIII này đã chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 05 và tổ chức Hội nghị toàn quốc để phổ biến kết quả, và quyết định ban hành Kết luận số 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05.

Your browser does not support this video

Video clip: Truyền hình Nhân Dân

Video clip: Truyền hình Nhân Dân

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường

TỔNG BÍ THƯ

NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII và các quyết định, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong thời gian qua, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được toàn Đảng, toàn dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện; trong đó khẳng định tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Hội nghị Trung ương 4 lần này sẽ tiếp tục thảo luận, tạo sự thống nhất cao về các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ".

Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu liên quan gửi Trung ương đã nêu khá đầy đủ các nội dung của Đề án. Đề nghị các đồng chí cho ý kiến về sự cần thiết, đúng đắn của việc ban hành Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII với tên gọi, chủ đề và phạm vi mới của dự thảo Kết luận. Chỉ rõ có gì cần bổ sung, điều chỉnh; nên chăng phải gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị theo đúng tinh thần Đại hội XIII của Đảng; cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải tích cực phòng ngừa và chủ động, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực... Từ đó, đánh giá đúng tình hình và nguyên nhân; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những chủ trương, biện pháp phù hợp đối với từng nội dung, vấn đề, nhất là những giải pháp có tính đột phá trong nhiệm kỳ này. Trên cơ sở kế thừa các nghị quyết của Trung ương trước đây, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và XII, đề nghị các đồng chí nghiên cứu, bổ sung, làm rõ hơn nữa yêu cầu phòng, chống không chỉ tham nhũng mà còn cả đối với tiêu cực; nhưng biểu hiện tiêu cực là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đề nghị các đồng chí đi sâu phân tích, mổ xẻ, làm rõ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp chữa trị hữu hiệu. Cho ý kiến cụ thể đối với việc Đề án kiến nghị: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao nhất Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII; đồng thời tập trung ưu tiên thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng chính trị, tự phê bình và phê bình; về tập trung hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách; về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung thêm giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp nào cần có thêm quy định, hướng dẫn; và cách thức tổ chức thực hiện thế nào?...

Video liên quan

Chủ Đề