Tên các vì sao trong dải ngân hà

Quang cảnh một phần nhỏ của Dải Ngân hà từ Công viên Quốc gia Canyonlands ở Utah, Mỹ [Ảnh: National Park Service].

Giống như con người, các thiên hà trong không gian rất đa dạng; chúng có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau.

Trái đất của chúng ta nằm trong Dải Ngân hà, một thiên hà xoắn ốc; và các ngôi sao của nó tụ lại trong các nhánh xoắn ốc xoay quanh trung tâm của thiên hà. Các thiên hà khác có hình elip và một số thiên hà không đều với nhiều hình dạng khác nhau.

Trước khi tính toán số lượng các ngôi sao trong vũ trụ, các nhà thiên văn học trước tiên phải ước tính số lượng các thiên hà.

Để làm được điều đó, họ chụp những bức ảnh rất chi tiết về các phần nhỏ của bầu trời và đếm tất cả các thiên hà có thể nhìn thấy trong những bức ảnh đó. Con số đó sẽ được nhân với số lượng ảnh cần thiết để chụp cả bầu trời.

Câu trả lời là: Có khoảng 2.000 tỉ thiên hà trong vũ trụ.

Các nhà thiên văn học thực tế không biết chính xác có bao nhiêu ngôi sao trong mỗi 2 nghìn tỷ thiên hà đó. Hầu hết đều ở rất xa, không có cách nào để tính toán chính xác.

Nhưng chúng ta có thể phỏng đoán tương đối chính xác về số lượng các ngôi sao trong Dải Ngân hà của mình. Những ngôi sao đó cũng rất đa dạng và có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau.

Như Mặt trời trong Dải Ngân hà là một ngôi sao màu trắng, có kích thước trung bình, nhiệt độ ở tâm là 15 triệu độ C. Những ngôi sao lớn hơn, nặng hơn và nóng hơn có xu hướng màu xanh lam, như sao Vega trong chòm sao Lyra. Những ngôi sao nhỏ hơn, nhẹ hơn và mờ hơn thường có màu đỏ, như Proxima Centauri.

Các ngôi sao màu đỏ, trắng và xanh lam phát ra các lượng ánh sáng khác nhau. Bằng cách đo ánh sáng ngôi sao đó như màu sắc và độ sáng của nó, các nhà thiên văn học có thể ước tính có bao nhiêu ngôi sao mà thiên hà của chúng ta đang sở hữu.

Với phương pháp này, các nhà khoa học đã phát hiện ra Dải Ngân hà có khoảng 100 tỉ ngôi sao.

Sử dụng Dải Ngân hà làm mô hình, chúng ta có thể nhân số lượng các ngôi sao trong một thiên hà điển hình [100 tỷ] với số lượng các thiên hà trong vũ trụ [2 nghìn tỷ].

Đây thực sự là con số lớn đến mức khó có thể tưởng tượng được nhưng mới dừng ở mức độ ước đoán.

Trang Phạm

Tham khảo thêm

Theo The Conversation

Đây là những vì sao rực rỡ nhất được nhìn thấy trên bầu trời.

Khoảng cách của các vì sao không giống nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến độ sáng của chúng khi chúng ta nhìn thấy. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu và xếp loại mức độ sáng của những vì sao rất rõ ràng, chính xác. Để xét mức độ sáng của vì sao chiếu vào Trái Đất người ta căn cứ vào độ sáng biểu kiến của chúng.

Mặt trời

Đây là một ngôi sao rất đặc biệt, nó nằm ở trung tâm của Hệ Mặt trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu km, ánh sáng mặt trời tới được trái đất mất 8 phút 9 giây. Chính vì vậy nó có độ sáng cực lớn khi chiếu vào Trái đất, lấn áp hoàn toàn so với độ sáng của những vì sao khác. Cấp sao biểu kiến của mặt trời là -26.73m.

Toàn bộ trên Trái đất, người ta đều quy định khi có ánh sáng của Mặt trời được gọi là ban ngày và ngược lại là ban đêm. Điều này gây nhầm lẫn rằng mặt trời không phải là một ngôi sao.

Độ sáng của những vì sao đã làm chúng nổi bật giữa thiên hà với vô số những “người anh em” khác. Bây giờ, chúng ta cùng ngắm nhìn những “ánh hào quang” rực rỡ nhất khi về đêm nhé các bạn!

1 - Sirius

Sirius là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Canis Majoris và cũng là ngôi sao sáng nhất trên thiên cầu. Ngôi sao này có cấp sao biểu kiến là -1,46m, nó thực chất là một cặp sao kép có chu kì chuyển động quanh nhau là 50 năm. [nếu chưa biết cấp sao biểu kiến là gì thì mời bạn xem chú thích ở cuối bài nha ]

Ngôi sao Sirius nằm cách Trái Đất 8,7 năm ánh sáng. Tên của nó theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự thiêu đốt, để chỉ độ sáng đặc biệt của nó. Sao Sirius trong tiếng Việt thường gọi là sao Thiên Lang vì hình dáng của chúng giống như một chú khuyển khổng lồ nằm giữa bầu trời.

2 – Canopus

Canopus là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Carina và là ngôi sao sáng thứ hai trên thiên cầu. Canopus là một sao siêu khổng lồ có cấp sao biểu kiến -0,62m và cách Trái Đất 313 năm ánh sáng. Theo thần thoại Hy Lạp, Canopus là người cầm đầu đạo quân của vua Menelaos, còn theo thiên văn học phương Đông, Sao Canopus có nghĩa là Nam Cực Lão Nhân [ông Thọ phương Nam].

3 - Rigil Kentarus

Ngôi sao sáng nhất của chòm sao Centaurus và là ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách Mặt Trời 4,36 năm ánh sáng. Rigil Kentarus là một cặp sao kép có chu kì 80 năm. Một sao mờ của hệ sao này có cấp sao 11, sao Proxima Centauri là sao gần Mặt Trời nhất với khoảng cách 4,24 năm ánh sáng [tiếng Việt thường gọi là Cận tinh]. Trong tiếng Ả rập, Rigil Kentarus có nghĩa là cái chân của nhân mã.

4 – Arcturus

Sao sáng nhất trong chòm sao Bootes, hay còn gọi là sao Alpha Bootis. Arcturus là ngôi sao sáng thứ tư trên thiên cầu, cách Trái Đất 37 năm ánh sáng với cấp sao biểu kiến -0,01m. Theo tiếng Hy Lạp, Arcturus có nghĩa là người theo dõi gấu, chỉ việc sao Arcturus chuyển động biểu kiến hàng năm trên thiên cầu xung quanh chòm sao Ursa Major [do chòm sao này nằm gần thiên cực Bắc].

5 – Vega

Ngôi sao sáng nhất của chòm sao Lyra và là ngôi sao sáng thứ năm trên thiên cầu. Vega cách Trái Đất 25 năm ánh sáng, cấp sao biểu kiến 0,03m. Trong tiếng Việt, ngôi sao này thường được gọi là sao Chức Nữ. Nó cùng với hai sao là Deneb và Altair [sao Ngưu Lang] tạo thành 3 đỉnh của tam giác mùa hạ.

6 – Capella

Sao sáng nhất của chòm sao Auriga, tên khoa học Alpha Aurigae. Ngôi sao phát ra ánh sáng màu đỏ, có cấp sao biểu kiến 0,08m; là ngôi sao sáng thứ sáu trên thiên cầu. Khoảng cách của nó đến Trái Đất là 42 năm ánh sáng. Theo tiếng Latin, Capella có nghĩa là con dê cái nhỏ.

7 – Rigel

Sao sáng nhất trong chòm sao Orion, có tên khoa học là Beta Orionis. Rigel có cấp sao 0,18m. Đây là một ngôi sao siêu khổng lồ cách Trái Đất 775 năm ánh sáng. Rigel theo tiếng Ả rập có nghĩa là cái chân của người khổng lồ. Đây là sao sáng thứ 7 trên thiên cầu mà ta nhìn thấy được từ Trái đất.

8 – Procyon

Ngôi sao sáng nhất của chòm sao Canis Minor. Đây là ngôi sao sáng thứ 8 trên thiên cầu với cấp sao biểu kiến 0,4m và cách Trái Đất 11,25 năm ánh sáng. Thực tế đây là một cặp sao kép chuyển động quanh nhau theo chu kì 41 năm. Theo tiếng Hy Lạp, Procyon có nghĩa là phía trước của con chó, do khi mọc lên, Procyon luôn mọc trước sao Sirius [sao Thiên Lang].

9 – Achernar

Sao sáng nhất trong chòm sao Eridanus, hay còn gọi theo tên khoa học là Alpha Eridani. Achenar có cấp sao biểu kiến 0,45varm; cách Trái Đất 144 năm ánh sáng. Theo tiếng Ả rập, Achenar có nghĩa là tận cùng của dòng sông. Trên thiên cầu, ngôi sao sáng thứ 9 này có vị trí nằm ở đầu phía Nam của chòm sao.

10 – Agena

Thường được gọi là Hadar, ngôi sao sáng thứ 10 của thiên cầu, và thứ hai của chòm sao Centaurus có tên khoa học là Beta Centauri. Hadar là một sao khổng lồ có cấp sao biểu kiến 0,6m và khoảng cách đến Trái Đất là 335 năm ánh sáng.

+ Cấp sao biểu kiến là độ sáng của thiên thể khi chúng chiếu vào Trái đất và đập vào mắt người quan sát.

+ Cấp sao tuyệt đối mới chính là độ sáng thực của thiên thể.

Cấp sao tuyệt đối và cấp sao biểu kiến của một ngôi sao không giống nhau và chúng có sự chênh lệch tỉ lệ ngẫu nhiên nhau.

Như vậy, cấp sao biểu kiến phụ thuộc vào Cấp sao tuyệt đối và khoảng cách của chúng tới Trái đất.

Đánh giá trên được các nhà khoa học quan sát từ Trái đất và căn cứ vào cấp sao biểu kiến để sắp xếp thứ tự độ sáng của thiên thể khi chiếu vào Trái đất [mà ta quan sát được].

Image

FTVH.rar

compressed file archive 1.2 MB

TPO - Ánh sáng trên bầu trời đêm chủ yếu là từ các ngôi sao có tuổi trung bình nằm dọc theo dải Ngân hà. Vậy các ngôi sao hình thành như thế nào, có bao nhiêu vì sao trong vũ trụ, ngôi sao nào chạy nhanh nhất?

Sao được hình thành như thế nào?

Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.

Ƭrong các thiên hà, có rất nhiều đám mâу rất xốp gồm khí và bụi. Các đám mâу này được gọi là các tinh vân. Ƭrọng lực tạo ra các cục đặc trong các đám mâу xốp này. Khi một trong những cục nàу bắt đầu trở nên rắn, chắc và cứng hơn, cũng là lúc khối lượng riêng củɑ chúng tăng lên. Khối lượng riêng Ƅiểu thị mức độ một vật đặc, cứng và khả năng kết dính cɑo.

Lõi của các cục khí đặc cứng nàу cũng ngày càng nóng hơn và khi đạt đến một nhiệt độ nhất định [hàng triệu độ] thì một điều vô cùng đặc Ƅiệt bắt đầu xảy ra bên trong nó. Đó là các nguyên tử hydro kết hợρ với nhau tạo thành helium.

Khi các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium thì xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Quá trình này giải phóng ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lúc một ngôi sao ra đời.

Có khoảng có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.

Có bao nhiêu ngôi sao trong dải ngân hà?

Christopher Conselice – một giáo sư về vật lý thiên văn tại Đại học Nottingham, Anh - và các đồng nghiệp của ông cho hay, có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ và trung bình quanh  mỗi thiên hà có khoảng 100 triệu ngôi sao.

Nhân số lượng thiên hà – khoảng 2.000 tỷ - với 100 triệu ngôi sao trong 1 thiên hà thì có thể có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.

Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao

Giống như chúng ta, các ngôi sao sinh ra, sống, rồi chết đi. Thời gian tồn tại của một ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của nó khi ra đời. Các ngôi sao sáng, có khối lượng nhỏ thì sống lâu vô cùng.

Mặt trời cũng chính là một ngôi sao. Đến nay, mặt trời đã tồn tại được khoảng 4,5 tỉ năm và hiện nay đang ở thời kì giữa của toàn bộ thời gian sống của nó. Trong 5 tỉ năm tới mặt trời sẽ ngày càng to ra nhưng sau đó nó sẽ bắt đầu tàn lụi và cuối cùng sẽ chết. 

Những ngôi sao nặng hơn Mặt trời thì thời gian sống ngắn hơn nhiều. Những ngôi sao nặng nhất chỉ sống khoảng 1 triệu năm nhưng cái chết của chúng thì đẹp mắt, hay ho hơn nhiều so với cái chết lặng lẽ, dần dần của những ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Chúng ra đi bằng một vụ nổ khổng lồ và các nhà khoa học gọi hiện tượng này là siêu tân tinh.

Các ngôi sao phát sáng như thế nào? Nguồn clip youtube.

Các bạn đã bao giờ nghe thấy người ta nói “chúng ta sinh ra từ cát bụi” chưa? Điều đó là thật! Bên trong một ngôi sao, các nguyên tử helium kết hợp với nhau sinh ra carbon, carbon là nguồn gốc của các chất hóa học tạo thành cơ thể chúng ta và tất cả mọi sự sống trên Trái Đất.

Ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà

Nhóm chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam [ESO] cho hay, ngôi sao US 708 đang di chuyển với tốc độ 1.200 km/s, hay 4,3 triệu km/giờ."Với tốc độ này, bạn có thể đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng chỉ trong 5 phút".

US 708 được coi là ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà mà các nhà thiên văn học từng phát hiện. Tốc độ cao sẽ cho phép nó thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà và tiến vào vùng không gian giữa các thiên hà. Ngôi sao này được phát hiện lần đầu vào năm 2005.

Video liên quan

Chủ Đề