Vì sao đeo nhẫn cưới ở ngón áp út

Người Trung Quốc có một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục. Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn. Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay. Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… [xem hình]. Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng, con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.

Thế còn ngón áp út thì sao?

Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời. Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa. Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?

Ai cũng biết là nhẫn cưới phải đeo ở ngón áp út của bàn tay trái nhưng tại sao làm như vậy và nó mang ý nghĩa gì? Hỏi: Em năm nay mới 21 tuổi, đang học năm thứ ba Học viện Ngân hàng và chắc cũng còn rất lâu mới lập gia đình nhưng có một điều em quan tâm là tại sao các cặp vợ chồng khi cưới thì cần phải đeo nhẫn cưới, không đeo thì có sao không, ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới là gì ạ?

Thu Hương - email: vuh.th_[***]@gmail.com



Chiếc nhẫn cưới - một kỉ vật tình yêu thiêng liêng không thể thiếu trong ngày trọng đại của bất kì đôi uyên ương nào. Nó là minh chứng cho cho sự vĩnh hằng trong tình yêu đôi lứa. Là biểu trưng cho sự gắn kết trọn đời, nhẫn cưới được đôi vợ chồng trẻ lần lượt đeo vào tay nhau, sau khi đeo nhẫn nghĩa là họ đã thuộc về nhau một cách trọn vẹn. Nếu như nhẫn cặp là khởi đầu cho một chuyện tình thì nhẫn cưới lại là biểu tượng cho một tình yêu viên mãn. Tuy nhiên, không ít cô dâu, chú rể tương lai đang băn khoăn không biết nên đeo nhẫn cưới ngón tay nào bởi vị trí ngón tay đeo nhẫn cũng có ý nghĩa đặc biệt với chủ nhân của nó. Một khi, nhẫn cưới đã được trao tay thì sự ràng buộc, gắn kết giữa 2 con người xa lạ trở nên bền chặt và luôn bất diệt. Đó cũng chính là mở đầu cho một cuộc sống hôn nhân lâu dài bao gồm cả những ràng buộc về mặt pháp lý xã hội. Theo Hán học, chữ "nhẫn" là minh chứng cho sự nhẫn nại, kiên trì. Có thể hiểu nôm na rằng, nhẫn cưới là vật nhắc nhở đôi uyên ương về tính nhẫn nại trong hôn nhân để duy trì được cuộc sống hôn nhân bền vững, hạnh phúc vẹn toàn.

Nhẫn cưới là một cặp nhẫn giống hoặc rất giống nhau, nhẫn cưới truyền thống thường là một cặp nhẫn trơn, sau này nhẫn cưới được trang trí thêm một số họa tiết. Nhẫn của nữ thường được trang trí cầu kì, đẹp mắt hơn, trong khi đó nhẫn của nam lại có cá tính mạnh mẽ hơn. Đôi khi họ còn chọn cách khắc tên nhau lên nhẫn cưới.

Thực chất việc đeo nhẫn cưới ngón nào còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Người châu Âu quan niệm rằng, có một sự liên kết giữa ngón giữa bàn tay trái và trái tim. Họ tin có một mạch máu tình yêu giữa sự liên kết này, và đó là lý do họ luôn đeo nhẫn vào ngón giữa của bàn tay trái.

Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại lại cho rằng, có một tĩnh mạch ở ngón áp út liên kết với nhịp đập của con tim và họ gọi đó là Vena amoris - tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai đi hết trọn cuộc đời thì họ sẽ mang nhẫn vào ngón áp út. Ngoài ra, ngón áp út còn được coi là ngón tay có phần yếu ớt hơn so với các ngón còn lại nên việc mang nhẫn sẽ tạo thêm sức mạnh để vợ chồng vượt qua mọi thách thức vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống.

Còn đối với người Trung Quốc mỗi ngón tay đều có một biểu trưng - ý nghĩa riêng gắn kết bạn với một người mà bạn yêu thương. Riêng ở Việt Nam, ngón tay đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo "nam tả, nữ hữu". Nghĩa là chú rể sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út của bàn tay trái. Còn cô dâu nên đeo nhẫn cưới ở ngón áp út nhưng là bàn tay phải. Và thường thì cô dâu sẽ có thêm nhẫn đính hôn và nó được đeo ở ngón giữa.

Theo kinh nghiệm dân gian xưa, khi bạn áp hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát vào nhau. Đồng thời các ngón còn lại tiếp xúc nhau ở đầu mút ngón tay. Bạn sẽ thấy các ngón út, ngón trỏ, ngón cái đều dễ dàng bị tách rời ra. Riêng hai ngón áp út thì không. Bạn có thấy ngạc nhiên khi không thể tách rời chúng ra? Vì vậy nên chúng tượng trưng cho bạn và người bạn đời đến với nhau để hòa quyện, gắn bó mãi mãi dù trải qua bao thăng trầm của cuộc sống. Do đó truyền thống của việc đeo nhẫn ngón áp út được ra đời.

Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào và bàn tay nào đã không còn là một quy định chung nào cả. Mỗi người tùy theo sự thuận tiện của bản thân hoặc ngay cả vì sở thích cá nhân mà có thể đeo nhẫn cưới ở bất kì ngón tay nào tùy thích. Tuy nhiên dù có sự khác biệt này đi chăng nữa thì hầu hết truyền thống mang nhẫn cưới ở ngón tay áp út vẫn luôn là biểu tượng rõ nét nhất cho sự gắn kết vĩnh cửu trong hôn nhân mà rất nhiều người lựa chọn dẫu họ thuộc nền văn hóa nào

Vậy bạn đã hiểu tại sao, vì sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út cũng như ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới. Hiện nay, có cả ngàn mẫu nhẫn đẹp bán trên thị trường nhưng đây là những mẫu nhẫn được nhiều người ưa thích, không hiểu tại sao: //www.wikihoidap.com/2017/03/cac-mau-nhan-dep-cho-con-gai.html

Đọc thêm

Nhẫn lông đuôi voi là gì nên đeo ngón nào đẹp nhất [G+]


Nhẫn lông voi có may mắn không
Giá lông voi hiện bao tiền 1 sợi

Bạn có thích bài viết này không? Đừng vội thoát trang, vui lòng xem thêm các bài viết khác có thể bổ sung thông tin mà bạn đang cần tìm kiếm. Nếu bạn chia sẻ link bài viết lên Facebook, có thể mọi người sẽ thích

Page 2

Đeo một chiếc nhẫn cưới trên ngón tay trái thứ tư là một truyền thống đã có hàng trăm năm. Trong các nền văn hóa phương Tây, nhẫn cưới thường được đặt trên ngón áp út của bàn tay trái, nhưng một số nơi khác đeo nhẫn trên bàn tay phải. Người cổ đại La Mã tin rằng, các tĩnh mạch trong ngón tay thứ tư dẫn trực tiếp đến tim. Đây được gọi là "amoris vena" nghĩa là các tĩnh mạch "của tình yêu."

Để đưa điều này vào lịch sử [Đế quốc La Mã bắt đầu hưng thịnh vào năm 750 trước công nguyên và sụp đổ vào khoảng 476 sau công nguyên], lễ cưới của đạo Công giáo Kitô bao gồm các bước như: bắt đầu từ ngón cái là "nhân danh Cha", ngón thứ hai là "và Con", ngón giữa là "Thánh thần", và ngón thứ tư là "Amen."

Đeo nhẫn cưới ở ngón tay trái thứ tư còn tượng trưng cho ý nghĩa giúp trái tim luôn đầy nhiệt huyết.

GS. Christopher Phạm[Theo Thanh Niên]


Đa phần ai cũng biết thường nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái hoặc bàn tay phải nhưng ít ai biết được tại sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay. Hãy cùng Huy Thanh Jewelry đi tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây nhé!

Quan niệm của người Trung Hoa cổ và trò chơi với ngón tay

Thời xa xưa, người Trung Hoa cổ thường có quan niệm về 5 ngón tay trên một bàn tay tương trưng cho, với ngón cái là cha mẹ, ngón trỏ là bạn bè anh em, ngón giữa sẽ chính là bản thân mình, ngón áp út là người mình yêu và ngón út còn lại sẽ là con cái. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về quan niện này hãy thử tưởng tượng và chơi một trò chơi sau nhé!

Đầu tiên bạn hãy úp hai bàn tay lại vào với nhau, ngón út của hau bên bàn tay thì gập xuống và chụm lại vào nhau. Sau đó bạn có thể thấy rằng tách các ngón tay ra bắt đầu từ ngón cái, lúc này hai ngón cái rất dễ dàng tách ra với ý nghĩa rằng cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người nhưng rồi cũng không ở lại che chở bên ta cả đời nữa. Tiếp theo là hai ngón trỏ cũng mang ý nghĩa là anh em bạn bè tuy có thân thiết cỡ nào đi chăng nữa nhưng họ vẫn có cuộc sống riêng và không thể ở bên ta đến suốt đời.

Với hai ngón út cũng tương tự như vậy cùng hàm ý là con cái do ta nuôi lớn nhưng sau này trưởng thành chúng cũng sẽ có cuộc sống riêng và rời xa ta như cách mà ta đã tự rời xa cha mẹ mình. Chỉ duy nhất là hai ngón tay áp út thì không hề tách rời cho dù bạn có cố gắng như nào chăng nữa. Điều đó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc là người sẽ bên ta suốt đời, lúc khỏe mạnh hay bệnh tật, nghèo hèn hay giàu sang, cùng nhau nắm tay vượt qua mọi thử thách, thì ở bất cứ lúc nào họ luôn sánh bước và đồng hành ở bên ta. Chính nhờ một trò chơi nho nhỏ này mà ai cũng hiểu được ý nghãi sâu sắc trong quan niệm người Trung Hoa về ngón tau đeo nhẫn rồi đó.

Quan điểm và suy nghĩ của người phương Tây

Tại các nước ở châu Âu họ thường quan niệm rằng đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái xuất hiện từ trước khi ý học được phổ biến rộng. Với các nhà nghiên cứu họ còn có một niềm tin mãnh liệt rằng có một tĩnh mạch trên ngón tay thứ tư của bàn tay trái chạy thằng vào trong tim.

Theo nhiều nghiên cứu của tiếng Latinh "Vena Amoris" có nghĩa rằng là tĩnh mạch của tình yêu, và ngón áp úp bàn tay trái gần với trái tim nhất. Nhưng ngày nay khoa học đã nghiên cứu và minh chứng rằng tĩnh mạch gần tim có trong ngón áp út bên tay trái không tồn tại và cũng không có liên quan nào với ngón áp út như người xưa tương truyền và nói như vậy cả. 

Một số quan niệm khác về đeo nhẫn cưới ngón áp út

Đa phần số đông chúng ta đều thuận tay phải nên nếu đeo nhẫn cưới ở tay trái sẽ giúp bạn thoải mái hoạt động hơn và chiếc nhẫn cũng tránh được tình trạng đỡ trầy xước khi phải va chạm quá nhiều.

Một vài thống kê đưa ra thì có nhiều quốc gia không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay trái như Na Uy, Nga, Hy Lạp, Bungari, Phần Lan, Áo, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... Họ sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên phải thay cho tay trái. Nhưng theo truyền thống của người Do Thái thì nhẫn cưới sẽ đeo ở ngón trỏ thay vì ngón áp út bàn tay trái.

Trên thế giới hiện nay không có bất kỳ một quy chuẩn hay luật lệ bắt buộc nào về việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay út bàn tay trái hay tay phải. Bạn có thể đeo ở bất cứ ngón tay nào mà bạn cảm thấy thích hoặc để cho bạn dễ dàng làm việc. Nếu tình yêu của chúng ta là chân thành mà bạn và người yêu dành cho nhau thì đó mới là thứ bền vững và quý giá nhất.

Xem thêm: BST Nhẫn cưới giá từ 4 triệu đồng. 

Video liên quan

Chủ Đề