Thạc sĩ chính quy là gì

Từ ngày 15/10/2021, điều kiện học thạc sĩ sẽ được áp dụng theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT.


1. Điều kiện học thạc sĩ

Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23 yêu cầu ứng viên dự tuyển thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

[1] Đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học [hoặc trình độ tương đương trở lên] ngành phù hợp. Riêng đối với chương trình định hướng nghiên cứu thì yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

Trong đó, ngành phù hợp là ngành đào tạo ở trình độ đại học [hoặc trình độ tương đương trở lên] trang bị nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ.

Cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải học bổ sung trước khi dự tuyển.

Đối với các ngành quản trị và quản lý được đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm các ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.

[2] Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể, ứng viên phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

  • Bằng tốt nghiệp độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
  • Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

  • Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

[3] Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

Trường hợp ứng viên là người nước ngoài

Ngoài các điều kiện trên, khoản 4 Điều 5 còn quy định, nếu công dân nước ngoài đăng ký theo học thạc sĩ bằng tiếng Việt thì phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học [hoặc trình độ tương đương trở lên] giảng dạy bằng tiếng Việt.

Bên cạnh đó, có thể còn phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo [nếu có].

Đối với chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài

Bên cạnh các điều kiện chung, theo khoản 5 Điều 5, trong trường hợp chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:

- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

- Một trong các văn bằng, chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Điều kiện học thạc sĩ [Ảnh minh họa]

2. Quy định về tổ chức tuyển sinh đào tạo sinh thạc sĩ

Theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, cơ sở đào tạo quyết định có thể tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ một hoặc nhiều lần trong năm khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.

Trong đó, phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Ngoài ra, khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp, thì cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến.

Trên đây là các quy định về điều kiện học thạc sĩ từ ngày 15/10/2021. Nếu có thắc mắc cần giải đáp về lĩnh vực giáo dục, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 11 điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đào tạo thạc sĩ theo Thông tư 23

QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

[Ban hành kèm theo Quyết định số: 18 /2000/QĐ-BGD&ĐT

ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế đào tạo sau đại học quy định về hoạt động đào tạo trong giáo dục sau đại học, cơ sở đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo và việc quản lí đào tạo sau đại học; nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo sau đại học trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo sau đại học 

1. Đào tạo sau đại học dành cho những người đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

2. Đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học. 
Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Tiến sĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ.

Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo 

1. Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và không tập trung. 

a] Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo quy định của chương trình tại cơ sở đào tạo. 

b] Đào tạo không tập trung là hình thức đào tạo mà người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung. 

Khối lượng, nội dung chương trình học tập và yêu cầu đào tạo của hai hình thức đào tạo tập trung và không tập trung là như nhau.

2. Thời gian đào tạo thạc sĩ theo hình thức tập trung là hai năm, không tập trung là ba năm. 
Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là năm năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ ba đến bốn năm đối với người có bằng thạc sĩ.

Điều 4. Cơ sở đào tạo sau đại học 

1. Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:

a] Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

b] Có cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

c] Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kĩ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lí, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học.

3. Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hay không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.

Chủ Đề