Thai nhi 12 tuần nặng bao nhiêu

Thai nhi tuần 12 là cột mốc quan trọng. Đây là tuần cuối cùng của tam nguyệt cá thứ nhất, đồng thời cũng là giai đoạn mẹ lên đi khám và làm xét nghiệm sàng lọc cho bé. Vậy thai nhi tuần 12 phát triển như thế nào và mẹ cần làm những xét nghiệm gì? Hãy theo dõi bài viết sau để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Thai tuần 12 như thế nào?

Thai 12 tuần tuổi là tuần cuối cùng của tam nguyệt cá thứ nhất. Vậy trong tuần này thai nhi phát triển như thế nào? Để viết rõ hơn về quá trình phát triển của bé, mẹ hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Thai 12 tuần phát triển như thế nào?

Tại thời điểm 12 tuần tuổi thai nhi đã có sự phát triển vượt bậc so với những tuần trước. Tại thời điểm này các bộ phận quan trọng như: tim, gan, thận đã hoàn thành. Xương sống của bé đã được hình thành một cách rõ nét. Các ông thần kinh ở cột sống bắt đầu căng ra từ tủy.

Khoảng thời gian này, ruột của bé bắt đầu phát triển nhanh và di chuyển vào trong ổ bụng. Thận cũng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bài tiết nước tiểu xuống bàng quang. Hơn thế nữa các tế bào thân kinh tăng lên theo cấp số nhân. Các khớp nối thần kinh cũng đang được hình thành một cách mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, khuôn mặt của thai nhi đã bắt đầu rõ nét hơn, 2 mắt đã di chuyển lên phía trước, 2 tai đã về đúng vị trí thuộc về nó. Các ngón tay đã tách rời nhau và xương cũng trở nên cứng cáp hơn. Khi đi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy bé đang nắm hoặc buông bàn tay ra.

Thai 12 tuần nặng bao nhiêu gam?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết thai 12 tuần tuổi sẽ có cân nặng không tăng hơn nhiều so với những tuần trước. Khi được 12 tuần thai nhi sẽ nặng khoảng 12g. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển đầy đủ các bộ phận để chuẩn bị phát triển nhanh chóng trong giai đoạn tiếp theo.

Khi được 12 tuần thai nhi sẽ nặng khoảng 12g.

Thai 12 tuần kích thước bao nhiêu?

Khi được 12 tuần tuổi, kích thước đo từ đầu đến mông của bé là khoảng 5,4cm. Trong giai đoạn này chân của bé vẫn đang ở trạng thái uốn nên rất khó đo được chính xác chiều dài.

Thai 12 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Ở tuần thứ 12 nhịp tim của thai nhi dao động trong khoảng 120 – 160 lần/phút. Trong khoảng thời gian này, nhịp tim của bé sẽ cao gấp đôi so với một người trưởng thành và mẹ bầu có thể nghe rõ ràng nhịp tim đầy mạnh mẽ trong những lần siêu âm thai. 

Khám thai tuần 12

Khám và sàng lọc ở tuần thứ 12 là một cột mốc quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Qua quá trình khám và sàng lọc bác sĩ sẽ phát hiện được một bất thường ở bé. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp và an toàn nhất.

Khám thai tuần 12 gồm những gì?

 Sau đây là một số xét nghiệm thường được chỉ định làm khi thai được 12 tuần tuổi.

Thai 12 tuần xét nghiệm double test

Xét nghiệm double test được thực hiện với mục đích là kiểm tra nhiễm sắc thể của thai nhi có phát triển bình thường hay không. Bởi một số bệnh như hội chứng Down [Trisomy 21], Edwards [Trisomy 18] và Patau [Trisomy 13] là những bệnh lý do sự phát triển bất thường về nhiễm sắc thể gây lên.

Khi làm xét nghiệm double test sẽ giúp mẹ phát triển sớm các bệnh lý về rối loạn di truyền ở thai nhi. Từ đó có các hướng xử lý cụ thể. Phương pháp này có độ chính xác lên tới 80 – 90% và ăn toàn cho cả mẹ và bé.

Xét nghiệm double test được thực hiện để kiểm tra nhiễm sắc thể của thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Xét nghiệm nước tiểu

Việc xét nghiệm nước tiểu ở tuần 12 giúp phát hiện ra các biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây có thể là yếu tố nguy cơ có thể gây nên chứng tiền sản giật hay tình trạng thiếu hụt carbohydrate… vốn rất nguy hiểm.

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong máu của mẹ. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được mẹ có nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không.

Khám thai tuần 12 có cần nhịn ăn không?

Khi đi khám thai ở tuần 12, mẹ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để test một số bệnh lý có thể gặp phải. Để có kết quả chính xác nhất, các bác sĩ sản khoa luôn khuyến cáo mẹ bầu nên nhịn ăn. 

Nếu mẹ ăn trước khi xét nghiệm có thể khiến chỉ số đường huyết trong máu tăng cao bất thường, dẫn đến kết quả kiêm tra không chính xác. Chính vì thế, khi đi khám thai ở tuần 12, mẹ bầu không nên ăn gì trong vòng 12 tiếng. Sau khi lấy máu xong, mẹ có thể ăn ngay để tránh việc tụt đường huyết nhé.

Hỏi đáp dành cho mẹ

Khi mang thai, mẹ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp trong quá trình mang thai.

Thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, khi đi siêu âm bố mẹ có thể biết được giới tính của thai nhi nếu bé nằm đúng vị trí. có thể nhận biết giới tính thai nhi vì siêu âm có thể cung cấp một cái nhìn tương đối về cơ quan sinh dục ngoài của bé nếu bé nằm đúng vị trí để quan sát.

Qua quá trình siêu âm nếu bác sĩ nhìn thấy bìu và dương vật sẽ chẩn đoán là bé trai. Nếu nhìn thấy 3 đường kẻ song song tượng trưng cho âm vật sẽ được chẩn đoán là bé gái. Tuy nhiên trong tuần này bé bắt đầu cử động liên tục nên rất khó để có thể xác định giới tính của bé.

Thai 12 tuần bé bắt đầu cử động liên tục nên rất khó để có thể xác định giới tính của bé.

Thai 12 tuần bụng to chưa?

Việc thai 12 tuần bụng đã to chưa sẽ phụ thuộc và vóc dáng của mẹ. Nếu mẹ là có hình dáng mảnh mai thì đến tuần này đã thấy sự thay đổi rõ hơn ở vùng bụng. Đối với mẹ chưa thấy bụng thì cũng đừng hoang mang nhé. Mẹ hãy kiên trì đợt tới tháng thứ 4 thì bụng sẽ lộ rõ hơn.

Thai 12 tuần đã máy chưa?

Trong tuần 12 thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận của cơ thể. Đồng thời bé có thể thực hiện một số cử động đơn giản. Mặc dù chưa thực rõ ràng nhưng đây cùng là một trong những tín hiệu từ bé gửi đến mẹ.

Tuy nhiên, có thể bé cự đồng rất nhẹ nên đa số mẹ chưa thể cảm nhận được hiện tượng thai máy trong thời gian này.

[su_box title=”Xem thêm” box_color=”#1C7E73″ title_color=”#ffffff”]

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 – 41

Thai 11 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 10 tuần tuổi phát triển ra sao?

Khám phá quá trình phát triển của thai 9 tuần tuổi.

Tất tần tật những điều mẹ cần biết về thai 8 tuần tuổi[/su_box]

Chế độ ăn uống

Để thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh nhất, thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là một số loại thực phẩm mẹ nên ăn và nên kiêng.

Bà bầu 12 tuần nên ăn gì?

Rau củ

Trong rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Vì thế, các mẹ hãy xóa bỏ câu hỏi bầu 8 tuần nên ăn gì đi nhé. Và hãy điền tên chúng vào thực đơn hằng ngày của các mẹ.

Các mẹ nên chọn các loại rau có màu xanh đậm, màu vàng, và màu đỏ, màu cam. Mỗi một loại màu, sẽ cung cấp một loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Do đó, mẹ nên lựa chọn các loại rau có màu sắc khác nhau để bổ sung vào chế độ ăn của mình nhé.

Các loại ngũ cốc

Mẹ nên ưu tiên dạng ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vào chế độ ăn nhé. Bởi cúng cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể. 

Việc ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ sẽ tốt cho đường ruột. Giảm nguy cơ mắc chứng táo bón và bệnh trĩ trong quá trình mang thai.

Trái cây

Trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng tốt lại dễ sử dụng cho bà bầu giai đoạn ốm nghén này. Đặc biệt là những loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt… giúp làm dịu chứng ốm nghén lại bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho thai kỳ. 

Ngoài ra thì trong các loại trái cây có múi này còn chứa hàm lượng vitamin C lớn có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiễm bệnh khi mang thai.

Trái cây chứa hàm lượng vitamin C lớn có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.

Thai 12 tuần kiêng ăn gì?

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn thì có những thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh gồm có:

  • Sữa tiệt chưa tiệt trùng, bởi sữa chưa tiệt trùng chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Hạn chế uống cà phê. bởi vì uống nhiều có nguy cơ làm tăng tình trạng táo bón ở mẹ. Đồng thời nó còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch của trẻ.
  • Khi mang thai mẹ cũng nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi vì chúng chứa ít dinh dưỡng mà còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi mang thai.
  • Mẹ bầu cũng nên tránh việc ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân. Vì thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.
  • Ngoài ra mẹ cũng nên tránh các loại rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn tái sống.

Thai 12 tuần cần bổ sung gì?

Bổ sung sắt

Khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt và có thể kéo dài đến sau sinh. Liều khuyến cáo khi mang thai từ 27 – 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày. 

Trong quá trình mang thai, thể tích máu tăng lên khoảng 50%. Do đó, việc bổ sung sắt là điều vô cùng cần thiết để tạo ra  hemoglobin. Đây là thành phần có trong màu với nhiệm vụ mang oxy đến khắp cơ thể của mẹ và thai nhi.

Liều khuyến cáo khi mang thai từ 27 – 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Thai 12 tuần uống canxi được chưa?

Khi mang thai, hệ thống xương của mẹ dễ bị suy yếu nến không bổ sung đủ canxi cho sự hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Nếu mẹ bị thiếu canxi thai nhi sẽ tự rút hết canxi từ xương của mẹ để bổ sung cho quá trình phát triển của minh. Điều này sẽ gây ra tình trạng tiêu xương, xốp xương và dễ bị gãy xương ở mẹ. 

Chính vì thế khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho mỗi ngày. Theo khuyến cáo, trung bình mỗi này mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày.

Bổ sung axit folic

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung axit folic mỗi ngày. Vì đây là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu thiếu hụt axit folic trong những tuần đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ống thần kinh và phát triển thành các dị tật như vô sọ, hở cột sống, hở sọ…

Vì vậy, mẹ bầu mỗi ngày cần đảm bảo 600cmg axit folic. Dưỡng chất này có nhiều trong gan động vật như bò, heo, gà hay các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi, cải xanh, súp lơ xanh…

Để bổ sung đủ các dưỡng chất trên, ngoài việc cung cấp bằng chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung bằng viên uống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu. Trong đó, bổ bầu Befoma là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Châu Âu được nhiều bác sĩ khuyên dùng. 

Bổ bầu Befoma – Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh.

Với công thức  3 tác động chính là:   

  • Sắt amin thế hệ mới giúp mẹ bầu hấp thu tốt ngăn ngừa thiếu máu và không táo bón.
  • Acid folic thế hệ 4 giúp hấp thu nhanh, đồng thời giúp ngừa dị tật thai nhi, chống sảy thai.
  • 16 vitamin & khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Befoma là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm mẹ có thể liên hệ ngay đến số hotline: 1900 636 985

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức về chủ đề thai 8 tuần tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để có một sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh nhé!

Chủ Đề