Thai nhi 23 tuần là bao nhiêu tháng năm 2024

Là một hạng mục cần làm trong mốc khám thai thứ 4 này, siêu âm thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì, thông qua các chỉ số phát triển của thai nhi từ siêu âm thai, mẹ sẽ biết bé của mẹ khỏe mạnh như thế nào và mẹ cần hỗ trợ thêm cho bé những gì. Bài viết sau của Con Cưng sẽ cho mẹ biết cụ thể các chỉ số chuẩn này là gì nhé.

Hằn là mẹ đang thắc mắc vì sao thai nhi 23 tuần là mốc thời gian khám thai quan trọng thứ 4 trong thai kỳ? Những chỉ số phát triển của thai nhi qua siêu âm cho mẹ biết điều gì về bé? Mẹ hãy cùng Con Cưng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau mẹ nhé!

Vì sao siêu âm thai tuần 23 lại quan trọng?

Mang thai tuần 23, bé yêu của mẹ đã có sự phát triển đáng kể và các bộ phận đã hoàn thiện hơn. Việc siêu âm thai trong thời gian này sẽ giúp mẹ biết được bé yêu đang phát triển như thế nào, theo đó mẹ cũng sẽ biết nên bổ sung các dưỡng chất nào để kịp thời giúp bé phát triển toàn diện.

Ở mốc khám thai quan trọng thứ 4 của thai kỳ này, bác sĩ sẽ thực hiện các hạng mục kiểm tra như sau:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai, cụ thể là thực hiện đo khoảng cách từ đáy tử cung xuống xương mu để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, đồng thời kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Thai nhi 23 tuần là mốc siêu âm rất quan trọng đối với việc tầm soát dị tật thai nhi. Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường [tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận] và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối hiện tại.
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để nhanh chóng có thể phát hiện đái tháo đường thai kỳ và giúp mẹ thay đổi bằng chế độ ăn, lối sống và có thể dùng thêm insulin

Ngoài ra, trong mốc khám thai lần này, mẹ bầu cũng sẽ thực hiện tiêm uốn ván mũi đầu tiên.

Siêu âm thai tuần 23 rất quan trọng

6 chỉ số phát triển của thai nhi qua kết quả siêu âm thai

BPD: đường kính lưỡng đỉnh

Thông thường, thai nhi 23 tuần có đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng của đầu bé vào khoảng 56 mm.

FL: chiều dài xương đùi

Đây là chỉ số về chiều dài xương đùi của thai nhi. Khi bước sang tuần thứ 23, chiều dài xương đùi của bé yêu là khoảng 39mm.

EFW: Khối lượng thai nhi

Chỉ số này cho biết cân nặng ước tính của bé là khoảng bao nhiêu. Bình thường, thai nhi 23 tuần có EFW khoảng 568g.

CRL: Chiều dài đầu chân

Chỉ số này cho biết chiều dài đầu chân của bé. Ở tuần thứ 23, các thống kê cho thấy, chiều dài đầu chân của bé trung bình là 28,9 mm.

HC: chu vi đầu trung bình

Chỉ số này cho biết chu vi đầu trung bình của bé. HC ở thai kỳ tuần thứ 23 vào khoảng 210 mm.

Các chỉ số siêu âm thai nhi tuần 23

AC: chu vi vòng bụng trung bình

Chu vi vòng bụng trung bình ở bé trong tuần 23 khoảng 186mm.

Vậy là mẹ đã cùng với Con Cưng tìm hiểu về 6 chỉ số phát triển của thai nhi chuẩn thông qua siêu âm thai. Tuy nhiên, đây là bảng chỉ số chuẩn để mẹ tham khảo. Mẹ đừng quá lo lắng nếu các chỉ số của bé yêu đang có sự chênh lệch đôi chút. Thay vào đó, mẹ hãy nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé bằng chế độ dinh dưỡng đa dạng. Nhưng mẹ nhất định phải nhớ, sữa bầu luôn là thực phẩm quan trọng bậc nhất trong thực đơn hằng ngày của mình nhé.

Thị trường sữa bầu rất phong phú và đa dạng. Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thêm các hương vị khác như cam, socola, vani để tăng sự hấp dẫn cho ly sữa bầu của mẹ. Con Cưng gợi ý giúp mẹ sản phẩm sữa bầu Friso Mum Gold 400g hương cam, hoặc Sữa Enfamama A+ 870g hương vani, hoặc Sữa bầu Friso Mum Gold 900g hương cam,... Các dòng sữa này đang được khá nhiều mẹ yêu thích vì hương vị đa dạng và vì những lợi ích thiết thực cho mẹ và cho thai nhi.

Mẹ hoàn toàn có thể đặt mua online một cách nhanh chóng và thuận tiện khi sử dụng App Con Cưng hoặc website www.concung.com. Mẹ cũng có thể đến các cửa hàng Con Cưng gần nhất để có thêm nhiều trải nghiệm mua sắm thú vị nhé. Chúc mẹ một tuần thai 23 đầy thú vị và thật an toàn.

Thai 23 tuần là mấy tháng? Chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu. Thai 23 tuần tức là vào tháng thứ 6 của thai kỳ 9 tháng 10 ngày hay còn gọi là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ 2, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến ngày con chào đời.

Vào thời điểm này chiều dài của con đã vượt qua mốc 27cm, mẹ bầu có thể tưởng tượng lúc này thai nhi có kích cỡ gần bằng quả dừa. Ở tuần thai 23, thai nhi đang phát triển gần như đã đầy đủ cho cuộc sống bên ngoài, tuy nhiên vẫn cần thêm 3 tháng nữa để hoàn thiện một số cơ quan thiết yếu.

Thai 23 tuần là mấy tháng?

Thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu?

Phía trên, các mẹ đã biết thai 23 tuần là mấy tháng? Vậy mẹ bầu có thắc mắc liệu thai 23 tuần nặng bao nhiêu không? Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thai nhi vào tuần thứ 23 của thai kỳ, vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài khoảng 27,68cm và nặng khoảng 550g, gần bằng một quả dừa. Ở tuần này thai nhi đã tăng thêm khoảng 110g so với tuần trước và cơ thể của thai nhi đang phát triển cân đối, bắt đầu đầy đặn lên.

Sau khi biết thai 23 tuần nặng bao nhiêu thì mẹ bầu cũng có thể cần chú ý các chỉ số thai nhi 23 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh [BPD]: Từ 53 – 60mm, trung bình rơi vào khoảng 56mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi [FL]: Từ 38 – 43mm, trung bình là 39mm.
  • Chu vi bụng của thai nhi [AC]: Từ 173 – 198mm, trung bình là 190mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi [HC]: Từ 199 – 201mm, trung bình khoảng 213mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính [EFW]: Từ 489 – 650g, trung bình khoảng 568g.

Thai nhi 23 tuần phát triển như thế nào?

Sang tuần thứ 23, thai nhi không còn ở yên một chỗ như trước mà thay đổi rất nhiều tư thế. Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông đó là phần mông hướng xuống dưới và phần đầu hướng lên phía xương sườn hay nằm ngang, nằm một bên, nằm nghiêng,... Những tư thế này còn sẽ biến đổi phong phú hơn trong thời gian tới, khi thai nhi to hơn và tử cung dần trở nên chật hẹp. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 23 nhé.

Sự phát triển của thai nhi 23 tuần

Bé tập hít thở

Thai nhi tuần 23, lúc này lỗ mũi của con đã được thông, đây là tiền đề giúp bé tập hít thở và phổi cũng dần phát triển giúp bé có thể thở độc lập khi vừa sinh ra. Còn lúc này, ở trong bụng mẹ, thai nhi cũng tập hít thở bằng cách hít nước ối.

Thai bắt đầu phát triển nang lông

Nang lông hay còn gọi là lông tơ, đây là một loại lông mềm mại mọc xung quanh cơ thể. Những đứa trẻ sinh non sẽ thường thấy lớp lông mềm mại này, còn với trẻ sinh đủ tháng thì lượng lông sẽ nhiều hơn và cứng cáp hơn.

Tùy vào gen của bố mẹ mà nang lông của thai nhi có thể mang màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi đậm màu, và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như vai, cánh tay, trán,... Lớp nang lông này sẽ mọc lên đầy đủ, trừ các bộ phận không có nang lông như môi, lòng bàn tay, bàn chân,...

Thai nhi thay đổi tư thế nhiều

Thai nhi trong bụng mẹ vào tuần thứ 23 có thể thay đổi rất nhiều tư thế cho thấy thai nhi đã lớn và sẽ phát triển rất nhanh. Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông hoặc nằm ngang, nằm nghiêng, hay nằm chéo trong tử cung,... Vào giai đoạn sắp tới, thai nhi to hơn và không gian tử cung sẽ trở nên chật chội, vì thế bé sẽ có nhiều động tác đạp chân mà mẹ có thể nhận biết được.

Nghe được âm thanh bên ngoài

Vào tuần thứ 23, thính giác của thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện giúp thai nhi có thể nghe được hầu như toàn bộ những âm thanh ở bên ngoài. Những âm thanh lớn như tiếng chó sủa hay tiếng nói chuyện lúc này dần dần trở nên quen thuộc với em bé, chính vì vậy mà con không sợ hãi hay giật mình khi bước ra thế giới bên ngoài.

Ở tuần thứ 23 thai nhi đã có thể nghe được âm thanh ở bên ngoài

Thay đổi cơ thể của mẹ khi mang thai tuần 23

Khi thai đến 23 tuần tuổi, ngoài những biến đổi của thai nhi thì kích thước vùng bụng của mẹ bầu đã tương đối lớn. Cơ thể mẹ bầu cũng vì thế có nhiều thay đổi như:

Tăng cảm giác thèm ăn

Bước vào thai kỳ tuần 23, sự biến đổi hormone khiến mẹ bầu có cảm giác thèm ăn. Vì vậy, hoàn toàn bình thường khi mẹ thấy cảm giác như vậy. Vì vậy, mẹ bầu nên cố gắng dự trữ trong nhà những món ăn nhẹ lành mạnh, đảm bảo sức khỏe như hoa quả tươi, sữa, các loại hạt dinh dưỡng và bánh quy làm từ lúa mì.

Mẹ bầu tuần 23 có cảm giác thèm ăn

Đầy hơi

Ở giai đoạn này, mẹ bầu đang trải qua tác động của progesterone – đây là hormone làm cho đường tiêu hóa giãn ra, giảm co bóp và làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn tới hiện tượng đầy hơi, khó chịu ở bụng. Để tránh bị đầy hơi, mẹ bầu hãy uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ hơn để giúp cân bằng.

Đi tiểu nhiều

Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất ra một hormone gọi là Human Chorionic Gonadotropin [hCG] có tác dụng điều chỉnh lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận sẽ khiến các mẹ có hiện tượng đi tiểu thường xuyên hơn. Ngoài ra, sự phát triển của tử cung tạo nên sự chèn ép lên bàng quang, làm cho nó có ít chỗ để chứa nước tiểu hơn, từ đó gây ra cho bạn hiện tượng buồn tiểu.

Đau phù chân

Khi mang thai vào giai đoạn này cơ thể người mẹ sẽ sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn so với bình thường để có đủ dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy đã gây nên tình trạng phù chân ở mẹ bầu. Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn hơn tử cung của mẹ giãn ra tăng áp lực và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới khiến máu bị dồn ở chân và gây tình trạng phù chân.

Mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, phù chân

Chảy máu nướu răng

Nướu hay lợi của mẹ bầu sẽ bị sưng nhiều hơn bình thường khi vào tuần thai thứ 23 do tác động của thay đổi hormone trong cơ thể. Những cách giúp mẹ bầu làm giảm chảy máu nướu bao gồm: Không nhai kẹo dẻo hoặc kẹo cao su, đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách thường xuyên, hoặc nha sĩ thăm khám khi tình trạng chảy máu nướu răng trở nên trầm trọng.

Thai 23 tuần mẹ bầu nên ăn gì?

Sự bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn của mẹ trong tuần 23 của thai kỳ là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì vậy, Tiếp Thị Gia Đình sẽ chia sẻ cho bạn những thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn ở tuần 23.

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng ở tuần thứ 23

  • Tinh bột: Mẹ bầu cần ăn một lượng vừa đủ thông qua cơm, bột mì, ngũ cốc nguyên cám,...
  • Protein: Mẹ bầu có thể ăn thịt lợn, thịt gà, cá, trứng,... để bổ sung protein.
  • Chất béo: Mẹ bầu nên ăn chất béo tự nhiên từ hướng dương, lạc, vừng, bơ,...
  • Vitamin và khoáng chất: Đây là hai nhóm dưỡng chất mà mẹ bầu không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống của mình.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây để có một bữa ăn dinh dưỡng, khoa học:

  • Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, các mẹ có thể chia thành 5 bữa.
  • Mẹ bầu nên ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn đồ tươi sống.
  • Không nên ăn đồ cay nóng và sử dụng các chất kích thích.
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ nguội, để lâu hay chế biến sẵn. Và luôn chọn chọn nguồn thực phẩm an toàn.

Trong bài viết này, Tiếp Thị Gia Đình đã giải đáp cho bạn thắc mắc: Thai 23 tuần là mấy tháng? Mong rằng những kiến thức về làm cha mẹ này giúp ích được cho bạn. Vào tuần thai thứ 23 cơ thể mẹ và bé đều có những biến đổi mới vì vậy hãy chăm sóc tốt bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Thai 23 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

- Ở 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần. - Thời điểm 32-36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn. - Đến tuần 40-42 giảm xuống còn khoảng 540-600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ.

Mang thai 23 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Ở tuần 23, thai nhi có cân nặng khoảng 565 gram và dài khoảng 30.6 cm. Thai nhi 23 tuần biết làm gì? Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung.

Mang thai từ tháng thứ 7 là bao nhiêu tuần?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai 7 tháng là bao nhiêu tuần, câu trả lời thực ra rất đơn giản, thai 7 tháng bắt đầu từ tuần thứ 25 đến tuần 28 của thai kỳ. Lúc này, em bé sẽ phát triển rất nhanh.

Thai 33 tuần cân nặng bao nhiêu là đủ?

Thai 33 tuần tương đương với tháng thứ 8 thai kỳ [tam cá nguyệt thứ 3]. Ở giai đoạn này, bé có thể nặng khoảng 1,8 - 2kg và dài khoảng 38 - 43 cm [gần bằng kích thước của một quả dứa]. Mẹ thấy đấy, bé con lúc này đã lớn nhiều rồi, song song đó bụng mẹ cũng to lên, cử động trở nên khó khăn và dễ mệt mỏi hơn.

Chủ Đề