Thang đo tự đánh giá về stress của Cohen

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VÀ SAU CÁCH LY DO ĐẠI DỊCH COVID-19 

Tóm tắt:

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tâm lý của cộng đồng trong và sau cách ly do đại dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng hai thang đo PSS-10 và IER-S để đánh giá mức độ căng thẳng và ảnh hưởng tâm lý lâu dài do đại dịch COVID-19 ở 1282 người [419 đối tượng đang cách ly và 863 người sau cách ly]. Kết quả: Hai thang đo có đủ độ tin cậy, do đó có thể dùng để đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng. Đối với mức độ căng thẳng do đại dịch COVID-19: Các đối tượng là phụ nữ, nhóm tuổi trẻ, đang bị cách ly dễ bị căng thẳng hơn so với các đối tượng còn lại. Đối với nguy cơ và tỷ lệ mắc rối loạn stress sau sang chấn theo thang đo IER-S: Các đối tượng sau cách ly, nhóm tuổi cao, có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống có tỷ lệ mắc cao hơn các đối tượng khác. Kết luận: Yếu tố giới tính, nhóm tuổi và sự cách ly có vai trò đối với mức độ căng thẳng do đại dịch COVID-19. Trong khi đối với ảnh hưởng tâm lý lâu dài thì yếu tố nhóm tuổi, sự cách ly và trình độ học vấn cũng có vai trò tác động.
Từ khóa: ảnh hưởng tâm lý, đại dịch COVID-19.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Những năm gần đây trong thế kỷ 21 đã chứng kiến một số thách thức lớn đối với trật tự xã hội và sự ổn định của cộng đồng trong lĩnh vực bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm lớn. Một trong những dịch bệnh truyền nhiễm này là đại dịch SARS xuất hiện giữa tháng 11 năm 2002 và bùng phát ở Hồng Kông, dịch SARS nhanh chóng lan ra toàn thế giới với 8422 trường hợp nhiễm và 916 [10,9%] trường hợp tử vong [1]; chỉ trong vài tuần lễ, dịch SARS lan từ  Hồng Kông sang lây nhiễm cho nhiều người tại 37 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, dịch bệnh này đã lại được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc với sự ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 31 tháng 12 năm 2019, sau đó nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới tạo thành đại dịch COVID-19.

Phản ứng tâm lý xã hội đối với sự bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm như vậy rất khác nhau; có thể bao gồm cảm giác lo lắng, cảm giác xấu hổ, cảm giác hoảng sợ, thất bại hoặc yếu đuối của cá nhân và xã hội; có thể là đánh giá thấp khả năng sống sót, đánh giá quá cao khả năng bị nhiễm bệnh; có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa quá mức và không phù hợp, cũng như nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian dịch bệnh diễn ra.\

Hiểu rõ hơn về các phản ứng tâm lý và đối phó trong cộng đồng đối với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm đặc biệt là đại dịch COVID-19 rất quan trọng vì nhiều lý do. Đầu tiên, tỷ lệ mắc bệnh tâm lý cao đã được ghi nhận ở những cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các tình huống đe dọa tính mạng [2,3]. Thứ hai, các bệnh lý tâm lý như vậy xảy ra trong một cộng đồng đáng kể có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của những cá nhân bị ảnh hưởng này với những hậu quả kinh tế và xã hội ngay lập tức như mất năng suất công việc và khó khăn tài chính [4]. Thứ ba, bảo vệ tốt hơn sức khỏe tâm lý của cộng đồng với các chương trình sức khỏe tâm thần thực tế là rất quan trọng vì nó sẽ giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng trong những đợt bùng phát như vậy [5]. Hơn nữa, quá trình cách ly do đại dịch COVID-19 cũng là yếu tố tác động trực tiếp lên tâm lý của người được cách ly, không chỉ trong mà còn sau quá trình cách ly, các tác động tâm lý này vẫn diễn ra.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công cụ thang đo cũng như nghiên cứu nào đánh giá tác động tâm lý của đại dịch COVID-19 đối với cộng đồng trong và sau cách ly. Nghiên cứu này sử dụng thang đo PSS-10 để đánh giá mức độ căng thẳng và thang đo IER-S để đánh giá ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý do đại dịch COVID-19 gây ra. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của cộng đồng trong và sau cách ly do đại dịch COVID-19

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người dân từ 15 tuổi trở lên đồng ý tham gia nghiên cứu:

- Khu vực đang cách ly: 419 người tại khu cách ly của trường Quân sự tỉnh Hưng Yên

- Khu vực sau cách ly: 863 người tại 2 địa điểm: xã Sơn Lôi, huyện Bình Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc và thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Cỡ mẫu là những người tham gia nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020 bao gồm 1282 người.

3. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá độ tin cậy và hiệu lực của bộ test tâm lý về COVID-19 và tìm hiểu ảnh hưởng tâm lý đại dịch COVID-19 đối với cộng đồng và một số yếu tố liên quan đến tác động này.

Qua bảng 3.1, ta thấy giá trị alpha theo thang đo Cronbach Alpha của hai thang đo lần lượt là 0,63 và 0,886. Tương quan biến tổng của các câu hỏi đều lớn hơn 0,3. Không có câu hỏi nào khi bị loại bỏ chỉ số alpha mới lớn hơn.

Bảng trên cho ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của thang điểm PSS-10 theo giới tính, với kết quả trung bình của thang đo ở nam và nữ lần lượt là 17,01±5,970; 18,03±5,280 [p0,005.

Bảng trên cho ta thấy, kết quả thang đo PSS-10 ở các đối tượng đang cách ly cao hơn so với các đối tượng sau cách ly với p

Chủ Đề