Thanh toán bảo hiểm thai sản cần giấy tờ gì năm 2024

Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế thai sản như thế nào? trường hợp người lao động sinh con cần lưu ý gì để hưởng lợi ích từ việc tham gia bảo hiểm y tế. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc được rõ hơn.

Thủ tục thanh toán BHYT thai sản của người tham gia BHXH

1. Bảo hiểm y tế thai sản cho phụ nữ sinh con

Bảo hiểm y tế [BHYT] thai sản áp dụng cho người lao động tham gia bảo hiểm y tế sinh con. Mức hưởng BHYT căn cứ theo từng loại thẻ của người lao động và hình thức sinh con đúng tuyến hay trái tuyến.

Mức chi trả bảo hiểm y tế khi sinh con đúng tuyến

Căn cứ theo quy định về mức hưởng BHYT theo Điều 22, Luật bảo hiểm y tế trường hợp lao động nữ sinh con đúng tuyến được hưởng:

  • Được hưởng 100%, 95% hoặc 80% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT tùy thuộc vào từng đối tượng.

Mức chi trả bảo hiểm y tế khi sinh con trái tuyến

Trong trường hợp lao động nữ sinh con trái tuyến điều trị nội trú sẽ được hưởng mức quyền lợi như sau:

  • Hưởng 100% mức hưởng của thẻ BHYT khi sinh con nội trú tại tuyến huyện và tuyến tỉnh [trong đó tuyển tỉnh áp dụng từ ngày 01/01/2021].
  • Hưởng 40% mức hưởng của thẻ BHYT tại cấp trung ương.
  • Trường hợp bệnh nhân có giấy chuyển viện từ tuyến xã/ phường/ thị trấn/ tuyến huyện lên tuyến trung ương mức hưởng được tính như khám chữa bệnh đúng tuyến.

Trường hợp người lao động sinh con tại bệnh viện, cơ sở y tế có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chuẩn bị hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

Quy định về hồ sơ thanh toán BHYT thai sản

Theo đó hồ sơ đề nghị thanh toán bảo hiểm y tế thai sản gồm:

  • Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT lập theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành;
  • Thẻ BHYT [có giá trị trong thời gian đi khám chữa bệnh]/ xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.
  • Giấy tờ tùy thân có hình: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân
  • Giấy ra viện;
  • Bản chính các chứng từ hợp lệ [hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan].

Người lao động sinh con hoặc thân nhân của người lao động sinh con có trách nhiệm nộp hồ sơ thanh toán BHYT khi ra viện với cơ sở nơi khám chữa bệnh. Tổ chức BHYT có trách nhiệm thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Trường hợp người lao động sinh con không xuất trình tại thời điểm ra viện thì nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH nơi người lao động đang tham gia BHYT, BHXH để được thanh toán.

3. Lưu ý khi thanh toán bảo hiểm y tế thai sản

Để việc làm thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế thai sản được thuận lợi và có thể thanh toán ngay tại cơ sở khám chữa bệnh nơi người lao động sinh con cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Trước khi nhập viện sinh con người lao động cần chuẩn bị kỹ lưỡng các giấy tờ tùy thân và thẻ bảo hiểm y tế;
  • Nộp hồ sơ thanh toán BHYT thai sản đầy đủ;
  • Có thể xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID hoặc thẻ căn cước công dân gắn chip đã tích hợp thông tin BHYT thay cho thẻ BHYT giấy.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế thai sản. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong trường hợp cần.

Quá trình làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản có phần phức tạp, có thể gây khó khăn cho người mới thực hiện lần đầu tiên. Hiểu được điều đó, MB Ageas Life giúp bạn tổng hợp một số thông tin liên quan, giúp Khách Hàng hiểu chi tiết hơn về cách chuẩn bị các loại giấy tờ này!

Phụ nữ mang thai có thể nhận được các quyền lợi nào từ Bảo Hiểm?

Khi tham gia bảo hiểm về thai sản, sau một khoảng thời gian bạn sẽ hưởng được đầy đủ các quyền lợi từ đơn vị đấy. Các quyền lợi được hưởng đa dạng từ: Tài chính, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tư vấn, các chế độ nghỉ thai sản,....

Sau khi hoàn thành các bước làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản bạn sẽ hưởng được các quyền lợi được cam kết trong hợp đồng

Lưu ý về quyền lợi bồi thường về tài chính

Quá trình làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản khá khắt khe là vì các mức bồi thường về tài chính thường khá cao. Phụ nữ mang thai tham gia bảo hiểm sẽ nhận được các mức bồi thường về tài chính khi sinh con, sảy thai, thai chết lưu, sinh non;.... Số tiền bồi thường nhận được sau khi làm thủ tục lãnh bảo hiểm thai sản xác định dựa trên hai hình thức chính: Khoản tiền cố định và phần trăm tổng giá trị bảo hiểm.

Đối với khoản tiền cố định

Theo đó, khoản tiền cố định là dạng khi người tham gia bảo hiểm sinh con, hoặc gặp một số rủi ro khác liên quan đến sức khỏe, khi đã hoàn thành thủ tục lãnh bảo hiểm thai sản khách hàng được nhận một khoản tiền nhất định theo đúng quy định trong hợp đồng. Hình thức và phương thức nhận cũng đồng thời được thực hiện theo đúng điều khoản được cam kết trên hợp đồng.

Việc định được phần tiền bồi thường trước đó giúp đơn giản hóa quy trình đền bù, đảm bảo rằng khách hàng biết trước được số tiền mình được nhận trong trường hợp cần thiết. Phần tiền này được tư vấn viên thông báo trước khi bạn làm thủ tục nhận bảo hiểm về thai sản.

Đối với khoản tiền tính trên tổng giá trị bảo hiểm

Có một số sản phẩm bảo hiểm thuộc thai sản sẽ chi trả quyền lợi tài chính dựa trên phần trăm tổng giá trị bảo hiểm. Tỷ lệ này cũng được thể hiện rõ trong các điều khoản được cam kết trên hợp đồng.

Ví dụ hợp đồng ký kết cam kết bạn nhận được khoảng 80% quyền lợi trong trường hợp gặp sự cố xảy ra trong quá trình mang thai, thì khi có vấn đề xảy đến bạn sẽ nhận được chính xác 80% khoản tiền đó.

Các quyền lợi này được chuyển ngay đến khách hàng ngay sau khi bạn hoàn thành quy trình làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản.

Các vấn đề cần lưu ý về quyền lợi tài chính

Lưu ý về quyền lợi chăm sóc sức khỏe và y tế

Bên cạnh các quyền lợi về tài chính nhận được sau khi làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản, người tham gia bảo hiểm còn nhận được các hỗ trợ khác, điển hình như:

  • Chi phí khám thai: Bao gồm cả khoản phí từ xét nghiệm lẫn siêu âm, điều trị, chẩn đoán và theo dõi sức khỏe của thai nhi trong quá trình mang thai.
  • Dược phẩm: Một số bảo hiểm thuộc thai sản còn hỗ trợ mẹ bầu các phần phí chi cho loại thuốc, vitamin hỗ trợ cho thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ
  • Một số dịch vụ y tế khác: Ở các loại bảo hiểm thuộc về thai sản có kết hợp với sản phẩm phụ, được bổ sung thêm các quyền lợi cho các dịch vụ y tế như chăm sóc chuyên khoa, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc trẻ sơ sinh,...

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục nhận bảo hiểm

Quy trình làm thủ tục nhận bảo hiểm thai sản thường khá phức tạp, vì các giấy tờ thường thay đổi và cập nhật theo từng năm. Để hồ sơ được kiểm duyệt nhanh chóng, Bạn nên chủ động tìm hiểu trước các thông tin về thủ tục lãnh bảo hiểm cho thai sản tại đơn vị mua bảo hiểm, cũng như nghiên cứu kỹ những quyền lợi mình có thể nhận được!

Chủ Đề