Thành tựu nào sau đây không phải của Moocgan trong nghiên cứu di truyền

Thí nghiệm của Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền.

Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền [năm 1910] vì nó dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn [10 - 14 ngày đã cho một thế hệ], có nhiều biến dị dề quan sát, số lượng NST ít [2n = 8].

Ở ruổi giấm, gọi : gen B quy định thân xám. gen b quy định thân đen : gen V quy định cánh dài, gen V quy định cánh cụt.

Moocgan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám. cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Sau đó, ông thực hiện phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thê hệ sau có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Kết quà phép lai này đã được giải thích bằng sơ đồ lai ở hình 13.

Như vậy, thân xám và cánh dài cũng như thân đen và cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau được giải thích bằng sự di truyền liên kết gen. Các gen quy định nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Question: Morgan [1866-1945] đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết, hoán vị gen khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây? A. Ruồi giấm. B. Đậu Hà Lan. C. Cây hoa phấn.

D. Chuột bạch.

Đối tượng nghiên cứu của Morgan là ruồi giấm, ông đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết, hoán vị gen khi nghiên cứu đối tượng này.
Chọn A.

Question: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.

D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

Hướng dẫn

Phát biểu C không phải quan niệm của Dacuyn, ông cho rằng chỉ những cá thể thích nghi được mới tồn tại và để lại nhiều con cháu, cá thể không thích nghi sẽ bị CLTN loại bỏ.
Chọn C.

Question: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? A. Aa $\times $ aa. B. Aa $\times $ Aa. C. AA $\times $ Aa.

D. aa $\times $ aa.

Hướng dẫn

Phương pháp: Phép lai phân tích là phép lại giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn. Cách giải: Phép lai phân tích là: Aa $\times $ aa

Chọn A.

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamCHƯƠNG II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀNCâu 1: Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền làA. đậu Hà Lan.B. cà chua.C. ruồi giấm.D. bí ngô.Câu 2: Phương pháp nghiên cứu của MenDen được gọi là:A. Phương pháp lai phân tích.B. Phương pháp phân tích di truyền giống lai.C. Phương pháp lai thuận và lai nghịch.D. Phương pháp tự thụ phấn.Câu 3: Ý nghĩa thực tiễn của hoán vị gen là:A. Làm hạn chế biến dị tổ hợp.B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.C. Bảo đảm sự di truyền của từng nhóm tính trạng.D. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập.Câu 4: Ý nghĩa của hoán vị gen là:A. Làm hạn chế biến dị tổ hợp.B. Làm tăng biến dị tổ hợp.C. Bảo đảm sự di truyền bền vững của các tính trạng.D. Bảo đảm sự di truyền của từng nhóm tính trạng.Câu 5 : Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?A. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.D. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.Câu 6: Thành tựu nào sau đây không phải của Moocgan trong nghiên cứu di truyềnA. Phát hiện ra qui luật phân ly độc lập.B. Phát hiện ra qui luật liên kết gen .C. Phát hiện ra qui luật hoán vị gen.D. Phát hiện ra qui luật liên kết với giới tính.Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền?A. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.B. Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn của các gen.C. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.Câu 8: Phương pháp lai và phân tích con lai của Menden gồm các bước sau1] lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1 , F2 , F3 .2] sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai , sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả3] tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ .4] tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình .Trình tự đúng của các bước là.: A. 1 , 2 , 3 , 4 .B. 4 , 1 , 2 , 3.C. 3 , 1, 2 , 4.D. 2 , 1 , 3 , 4Câu 9: Ở đậu Hà lan , khi cho P : vàng - trơn × xanh - nhăn → F1 : 100 % vàng – trơn F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hìnhA. 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh nhăn:1 xanh trơn.B. 9 vàng trơn: 3 xanh trơn : 3 xanh nhăn:1 văng nhăn.C. 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh trơn:1 xanh nhăn.D. 9 vàng trơn: 3 vàng nhăn: 3 xanh nhăn: 1 vàng trơn.Câu 10. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình là:A. 1 vàng trơn, 1 xanh nhăn.B. 3 vàng trơn:1 xanh nhănC. 1 vàng trơn:1 vàng nhăn: 1 xanh trơn: 1 xanh nhăn.D. 4 vàng trơn:1 vàng nhăn: 4 xanh nhăn: 1 xanh trơn.Câu 11. Theo Menden bản chất của qui luật phân li độc lập là:A. Sự phân li độc lập của các tính trạng khác nhau trong quá trình hình thành giao tử.B. Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình hình thành giao tử.C. Sự phân li kiểu hình phải theo tỉ lệ 9:3:3.1D. Sự phân li kiểu hình phải theo tỉ lệ 1:1:1: 1Câu 12: Các gen không alen khi cùng có mặt trong cùng 1 kiều gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt được gọi là:A. Tương tác bổ sung.B. Tương tác át chế.C. Tương tác cộng gộp.D. Tác động đa hiệu của gen.Câu 13: Khi một gen [ trội hoặc lặn ] làm cho một gen khác [không alen] không biểu hiện kiểu hình được gọi là:A. Tương tác bổ sung.B. Tương tác át chế.C. Tương tác cộng gộp.D. Tác động đa hiệu của gen.Câu 14: Trường hợp một tính trạng bị chi phối bởi hai hay nhiều gen không alen , trong đó mỗi alen trội [ bất kể thuộc locusnào ] đều làm tăng sự biểu hiện kiểu hình lên một chút được gọi là:A. Tương tác bổ sung.B. Tương tác át chế.C. Tương tác cộng gộp.D. Tác động đa hiệu của gen.Câu 15: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kếtgen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính làA. ruồi giấm.B. bí ngô.C. cà chua.D. đậu Hà Lan.Câu 16: Các gen không alen nằm trên cùng 1 NST được di truyền theoA. Qui luật phân ly.B. Qui luật phân ly độc lập.C. Qui luật tương tác gen. D. Qui luật liên kết và hoán vị genCâu 17: Để phát hiện ra qui luật liên kết gen và hoán vị gen . Moocgan đã thực hiện các phép lai nào sau đây:A. Lai phân tính, lai thuận nghịch.B. Lai xa, lai trở lại.C. Lai khác dòng, lai xa.D. Lai cùng dòng, lai trở lại.Câu 18: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thểgiới tính là XY ?TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-1-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamA. Hổ, báo, mèo rừng.B. Gà, bồ câu, bướmC. Trâu, bò, hươu.D. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.Câu 19. Cặp NST giới tính qui định giới tính nào dưới đây là không đúngA. Ở người: XX - nữ, XY-namB. Ở ruồi giấm: XX-đực, XY-cáiC. Ở gà: XX-trống, XY - máiD. Ở heo: XX-cái, XY-đựcCâu 20: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được phát hiện đầu tiên bởiA. MendenB. Moocgan.C. CorenD. Oatxon- CricCâu 21. Cha mẹ truyền cho conA. Tính trạng đã hình thành sẵnB. Kiểu genC. Kiểu hìnhD. Kiểu gen và kiểu hìnhCâu 22: Con đường từ gen đến tính trạng được thể hiện qua sơ đồ nào sau đây.A. Gen [ADN] → mARN → polypeptit→ Protêin.B. Gen [ADN] → mARN → Protêin → polypeptit.C. Gen [ADN] → Protêin→ mARN → polypeptit.D. Gen [ADN] → Protêin → polypeptit → mARN.Câu 23: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.Câu 24: Điểm độc đáo nhất trong nghiên cứu di truyền của MenDen là:A. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.B. Lai các bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản.C. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng và dùng toán thống kê để xử lý kết quả.D. Sử dụng lai phân tính để kiểm tra kết quả.Câu 25. Menden đã giải thích qui luật phân ly bằng giả thuyết giao tử thuần khiết làA. Sự phân ly đồng đều của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân.B. Giao tử của cây lai F1 chỉ chứa một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.C. Sự phân ly của đồng đều của các cặp NST đồng dạng trong nguyên phân.D. Sự phân ly của đồng đều của các tính trạng của cha mẹ cho con.Câu 26: Bản chất quy luật phân li của Menđen theo thuật ngữ của di truyền học hiện đại làA. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân. B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.Câu 27. Dựa vào đâu mà Menden có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền lai phân li độc lập trong quá trình hìnhthành giao tửA. Sử dụng lai phân tích cơ thể laiB. Sử dụng dòng thuần chủng khác biệt nhau về một hoặc một vài tính trạng.C. Từ kết quả phân ly kiểu hình của từng loại tính trạng và áp dụng quy luật nhân xác suấtD. Theo dõi sự di truyền đồng thời của tất cả các tính trạng của cơ thể lai.Câu 28. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:A. Sự phân li độc lập của các tính trạng khác nhau trong nguyên phânB. Sự phân li độc lập của các tính trạng khác nhau trong giảm phânC. Sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.D. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về các giao tử dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen.Câu 29: Tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường được gọiA. Tính trạng trội.B. Tính trạng lặnC. Trính trạng trung gian.D. Tính trạng số lượng.Câu 30: Loại tác động nào sau đây thường được sử dụng trong chọn giốngA. Tương tác bổ sung.B. Tương tác át chếC. Tương tác cộng gộp.D. Tác động đa hiệu của gen.Câu 31.Tác động .. là kiểu tác động của...gen thuộc..khác nhau khi đứng trong cùng KG làm xuất hiện một tính trạng mới.A. Bổ sung, hai hay nhiều, những locutB. Át chế, hai hay nhiều, những locutC. Cộng gộp, hai hay nhiều, các alenD. Trội không hoàn toàn, hai gen, những locutCâu 32. Tác động cộng gộp là kiểu tác động của…trong đó ... vào sự phát triển của tính trạngA. Hai hay nhiều gen alen, các gen bổ sung một phần . B. Hai hay nhiều gen khác nhau, mỗi gen góp một phần nhưnhauC. Hai hoặ nhiều gen alen, mỗi gen đóng góp một phần như nhauD. Hai hay nhiều gen khác nhau, mỗi gen bổ sung một phần.Câu 33. Trường hợp liên kết gen xảy ra khi :A. Bố, mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản.B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tínhC. Các cặp gen qui định các tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.D. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.Câu 34. Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen.TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-2-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamA. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình gphân và thụ tinh.B. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, phân li ngẫu nhiên trong quá trình giảm phân và tổ hợp ngẫunhiên trong quá trình thụtinh..C. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, sau khi hoán đổi vị trí cho nhau do trao đ ổi chéo sẽ phân licùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.D. Các gen không alen có cùng locut trên cặp NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình gphân và thụ tinh.Câu 35. Nhóm gen liên kết:A. Các gen alen cùng nằm trên một NST và phân li cùng với nhau trong quá trình phân bào.B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST và phân li cùng với nhau trong quá trình phân bào.C. Các gen alen cùng nằm trong bộ NST và phân li cùng với nhau trong quá trình phân bàoD. Các gen không alen cũng nằm trong bộ NST và phân li cùng với nhau trong quá trình phân bào.Câu 36. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với:A. Số NST trong bộ lưỡng bộiB. Số NST trong bộ đơn bộiC. Số NST thường trong bộ lưỡng bội .D. Số NST thường trong bộ đơn bộiCâu 37: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thườngC. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.Câu 38: Tính trạng di truyền liên kết với giới tính là:A. Tính trạng do gen qui định nằm trên NST thường.B. Tính trạng do gen qui định nằm trên NST X.C. Tính trạng do gen qui định nằm trên NST Y.D. Tính trạng do gen qui định nằm trên NST giới tính.Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không phải của NST giới tính.A. NST đặc biệt qui định hình thành tính trạng giới tính.B. NST tương đồng ở giới này, không tương đồng ở giới kia.C. NST chứa gen qui định tính trạng liên kết với giới tính. D. NST luôn luôn tồn tại cặp tƣơng đồng.Câu40: Gen nằm trên NST giới tính X mà không có alen trên Y là genA. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính XB. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính XC. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính YD. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính YCâu 41: Người ta cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ Himalaya và buộc vào đó một cục nước đá. Sau một thời gian lôngmọc ra có màu đen , tính trạng có màu đen là do:A. Nhiệt độ cao làm cho enzim bị biến tính nên không tổng hợp được sắc tố melanyl.B. Nhiệt độ cao làm cho enzim không bị biến tính nên không tổng hợp được sắc tố melanyl.C. Nhiệt độ thấp làm cho enzim không bị biến tính nên tổng hợp được sắc tố melanyl.D. Nhiệt độ thấp làm cho enzim bị biến tính nên không tổng hợp được sắc tố melanyl.Câu 42: Ở cây hoa cẩm tú, màu hoa biểu hiện thành các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ là doA. Sự tương tác giữa kiểu gen và ánh sáng.B. Sự tương tác giữa kiểu gen và nhiệt độ.C. Sự tương tác giữa kiểu gen và nước.D. Sự tương tác giữa kiểu gen và độ pH của đất.Câu 43: Mức phản ứng của kiểu gen là:A. Tập hợp các kiểu hình khác nhau tương ứng với các môi trường khác nhau.B. Tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.C. Hiện tượng kiểu hình của 1 cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.D. Hiện tượng kiểu hình của 1 cơ thể không thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.Câu 44: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?A. Tập hợp các kiểu hình của cùng một KG tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của KGB. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt củacây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.Câu 45: Để cho các alen của 1 gen phân ly đồng đề về các giao tử thì cần có điều kiện gì?A. Bố mẹ phải thuần chủng.B. Số lượng con lai phải lớn.C. Alen trội phải trội hoàn toàn.D. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.Câu46. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là:A. Sự phân li đồng đều của mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng kéo theo sự phân ly đồng đều của mỗi alen trong từngcặp alen về các giao tửB. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng trong giảm phânC. Sự phân ly đồng đều của mỗi tính trạng của cha hoặc của mẹ về các giao tửTRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-3-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamD. Sự phân li đồng đều của mỗi tính trạng của cha hoặc của mẹ cho conCâu 47. Để kiểm tra giả thuyết của mình , Menden dùng phương phápA. Phân tích cơ thể lai.B. Tạp giaoC. Lai phân tích.D. Lai thuận nghịchCâu 48. Lai phân tích là phép lai:A. Cho lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phảnB. Cho lai giữa cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặnC. Cho lai giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.D. Cho lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặnCâu 49. Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của qui luật phân li độc lập là:A. P thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương phản.B. Một gen qui định một tính trạngC. các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhauD. Số lượng cá thể thu được ở các cá thể thu được ở các thế hệ lai phải lớnCâu 50. Ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập:A. Giải thích nguyên nhân sự đa dạng của loài B. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cho chọn giống và tiến hóaC. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết. D. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới.Câu 51. Sự tác động của nhiều gen lên một tính trạng sẽ dẫn đến kết quả.A. Làm xuất hiện tính trạng mới chưa hề có ở bố mẹ.B. Cản trở sự biểu hiện một tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời lai.C. Tạo ra một dãy biến dị với những biểu hiện khác nhau của cùng một 1 thứ tính trạng.D. Tất cả đều đúngCâu 52. Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng do nhiều gen chi phối thì:A. Càng có nhiều dạng kiểu hình trung gian trong quần thểB. Sự bổ trợ giữa các gen không alen để chi phối sự hình thành tính trạng càng lớn .C. Sự bổ trợ giữa các gen không alen để chi phối sự hình thành tính trạng càng béD. Vai trò của các gen sẽ bị giảm xuống theo số lượng gen trội trong kiểu genCâu 53: Gen đa hiệu là:A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.B. Gen điều khiển nhiều gen khác.C. Gen tạo ra sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác.D. Gen tạo ra sản phẩm có hiệu quả rất cao.Câu54. Hiện tượng tác động của một gen lên nhiều tính trạng đã giải thích:A. Sự tăng cường xuất hiện biến dị tổ hợpB. Hiện tượng trội không hoàn toàn làm xuất hiện tính trạng trung gian.C. Sự thay đổi của tính trạng này luôn luôn đi kèm với sự thay đổi tương ứng trên một tính trạng khácD. Sự tác động qua lại của các gen alen cùng chi phối một thứ tính trạng.Câu 55. Ở đậu Hà Lan người ta nhận thấy tính trạng hoa tím luôn đi đôi với hạt nâu và nách lá có chấm đen, tính trạng hoatrắng luôn đi đôi với hạt nhạt và nách lá không có chấm đen Hiện tượng này giải thíchA. Là kết quả của hiện tượng đột biến gen B. Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động trực tiếp của mtrường.C. Các tính trạng trên chịu sự chi phối của nhiều cặp gen không alen D. Mỗi nhóm tính trạng trên đều đo một gen chi phốiCâu 56: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này làA. 4.B. 6.C. 2.D. 8.Câu 57: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của lúa tẻ làA. 6.B. 12.C. 24.D. 36.Câu 58: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?A. Liên kết gen [liên kết hoàn toàn] làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.B. Liên kết gen [liên kết hoàn toàn] hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.Câu 59. Nội dung nào dưới đây không đúng cho liên kết gen:A. Do số gen nhiều hơn số lượng NST nên trên một NST phải mang nhiều gen.B. Các gen trên cùng một NST phân li cùng với nhau trong quá trình phân bào tạo thành nhóm gen liên kết.C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng và hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.D. Giúp xác định vị trí của các gen không alen trên NST qua đó lập bản đồ gen.Câu 60. Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa.A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống B. Tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giớiC. Tạo điều kiện cho các gen quí trên 2 NST đồng dạng có điều kiện tổ hợp và di truyền cùng nhau.D. Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quí và hạn chế biến dị tổ hợp.Câu 61 : Gen nằm trên NST giới tính Y mà không có alen trên X là genA. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính XB. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính XC. nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính YD. nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính YTRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-4-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamCâu 62: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng ?A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.B. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.Câu 63: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tínhtrạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử [XY] nhiều hơn ở giới đồng giao tử [XX] thì tính trạng này được quy định bởi genA. nằm ngoài nhiễm sắc thể [ngoài nhân].B. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X. D. trên nhiễm sắc thể thường.Câu 64: Hiện tượng di truyền chéo bị chi phối bởi trường hợpA. Gen nằm trên NST Thường.B. Gen nằm trên NST giới tính.C. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.D. Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X.Câu 65. Sự di truyền chéo của tính trạng thể hiện rõ nhất làA. Tính trạng của ông ngoại truyền cho cháu trai.B. Tính trạng của ông nội truyền cho cháu traiC. Tính trạng của bố truyền cho con gái và biểu hiện ở cháu traiD. Tính trạng của bà nội truyền cho cháu traiCâu 66: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?A. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.D. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.Câu 67: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồngbằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng ?A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất [6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...] được gọi là mức phản ứng của kiểugen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.Câu 68: Mức phản ứng rộng là:A.Những biến đổi của 1 kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môitrường.B. Giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.C. Những tính trạng dễ dàng thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống.D. Những tính trạng ít thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống.Câu 69: Mức phản ứng hẹp là:A. Những biến đổi của 1 kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng cuả môi trường.B. Giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.C. Những tính trạng dễ dàng thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống.D. Những tính trạng ít thay đổi theo ảnh hưởng của điều kiện sống.Câu 70. Khoảng cách tương đối giữa các gen trong nhóm gen liên kết trên bản đồ di truyền được thực hiện dựa vào:A. Tần số của các tổ hợp gen mới được tạo thành qua quá trình phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong gphân.B. Tổng tần số của các tổ hợp kiểu hình khác bố mẹ trong quá trình lai phân tích để đánh giá hiện tượng trao đổi chéo tronggiảm phân.C. Tần số hoán vị gen [là tần số các tổ hợp gen mới do trao đổi chéo giữa các cromatit của cặp NST tương đồng trong gphânD. Các thay đổi trên cấu trúc NST trong trường hợp đột biến chuyển đoạn.Câu 71: Đơn vị khoảng cách Centi Moorgan [cM] trên bản đồ gen tương ứng với tần số HVGA. 0.1%B. 1%.C. 10%.D. 100%.Câu 72: Hiện tương liên kết gen và hoán vị gen có điểm giống nhau là:A. Các gen không alen nằm trên một cặp NST tương đồng.B. Các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do.C. Các gen nằm trên các NST thường khác nhau.D. Các gen nằm trên NST giới tính.Câu 73: Sự khác nhau cơ bản giữa qui luật phân ly độc lập với qui luật liên kết gen là:A. Cấu trúc của gen trên NST.B. Tính chất của gen trên NST.C. Vị trí của gen trên NST.D. Mối quan hệ gen với tính trạng.Câu 74: Phương pháp lai nào sau đây phân biệt di truyền độc lập với liên kết genA. Lai khác dòng.B. Lai khác thứC. Lai xaD. Lai phân tích.Câu 75. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hoán vị gen và phân li độc lập.A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự đo.B. Làm xuất hiện biến đi tổ hợpC. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợpD. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồngCâu76. Sự phụ thuộc của tính trạng vào kiểu gen như thế nào?A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen B. Tính trạng chất lượng ít phụ thuộc vào kiểu genTRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-5-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamC. Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen D. Bất kì loại tính trạng nào cũng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu genCâu 77: Phép lai phân tích là:A. Aa x Aa hoặc AA x AA.B. Aa x Aa hoặc Aa x aa.C. Aa x aa hoặc AA x aa.D. Aa x AA hoặc Aa x aa.Câu 78: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của qui luật phân ly là:A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản.B. Mỗi tính trạng do 1 cặp alen qui định và gen trội phải trội hoàn toàn.C. Số lượng cá thể thu được ở các thế hệ lai phải lớn.D. Các cá thể có sức sống như nhau.Câu 79: Qui luật phân ly có ý nghĩa thực tiễn gìA. Cho thấy sự phân ly tính trạng ở các thế hệ lai.B. Xác định được phương thức di truyền của tính trạngC. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dựng vào chon giống. D. Xác định được các dòng thuần.Câu 80. Khi nghiên cứu ở ruồi giấm Moorgan nhận thấy ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, lông cứng ra, trứng đẻ ítđi, tuổi thọ ngắn...Hiện tượng này được giải thích:A. Gen cánh cụt đã bị đột biếnB. Tất cả các tính trạng trên đều do gen cánh cụt gây raC. Là kết quả của hiện tượng thường biến tác động lên gen cánh cụtD. Gen cánh cụt đã tương tác với các gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng .Câu 81: Hiện tượng nào sau đây không phải do 2 alen thuộc cùng 1 gen tương tác với nhauA. Tương tác bổ sung.B. Di truyền trội hoàn toàn.C. Di truyền trội không hoàn toàn.D. Di truyền đồng trộiCâu 82. Nhận xét nào dưới đây không đúng:A. Giữa kiểu gen và kiểu hình có mối quan hệ phức tạpB. Kiểu gen là một tổ hợp gồm những gen tác động riêng rẽC. Giữa kiểu gen và kiểu hình chịu ảnh hưởng của sự tác động qua lại giữa gen với môi trường xung quanh.D. Ngoài sự tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen còn có sự tác động qua lại giữa các gen không alen để cùng chi phốimột thứ tính trạng.Câu 83. Ở ruồi giấm hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở:A. Cơ thể cái mà không xảy ra ở cơ thể đựcB. Cơ thể đực mà không xảy ra ở cơthể cái.C. Cơ thể cái và cơ thể đựcD. Chỉ có một trong 2 giới .Câu 84: Hiện tượng hoán vị gen có ở:A. Động vật và thực vậtB. Động vật và vi sinh vật.C. Thực vật và vi sinh vật.D. Vi sinh vật.Câu 85. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở:A. Hiện tượng phân li ngẫu nhiên giữa các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh.B. Thay đổi vị trí của các gen trên cặp NST tương đồng do đột biến chuyển đoạn tương hỗ.C. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân.D. Các loại đột biến cấu trúc NST ở các tế bào sinh dục liên quan đến sự thay đổi vị trí của các gen không alen.Câu 86: Thực chất của hiện tượng trao đổi chéo là:A. Trao đổi đoạn NST tương đồng.B. Trao đổi đoạn NST không tương đồng.C. Trao đổi đoạn Cromatit cùng nguồn gốc .D. Trao đổi đoạn cromatit không cùng nguồn gốcCâu 87: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen chủ yếu làA. Lai cặp bố mẹ thuần chủng.B. Lai phân tích.C. Lai thuận nghịch.D. Lai trở lạiCâu 88: Trong phép lai phân tích thì tần số hoán vị gen được xác định bằngA. Tổng các biến dị tổ hợp ở đời conB. Tổng tỷ lệ các kiểu hình ở đời con khác cha mẹC. Tổng tỷ lệ các kiểu hình ở đời con giống cha mẹD. Tổng tỷ lệ các kiểu hình ở đời con có tỷ lệ nhỏCâu 89. Khả năng biểu hiện máu khó đông ở người :A. Dễ gặp ở nam giớiB. Không có ở nữ giớiC. Dễ gặp ở nữ giớiD. Hiếm có ở nam giớiCâu 14: Hiện tượng di truyền thẳng bị chi phối bởi trường hợpA. Gen nằm trên NST thường.B. Gen nằm trên NST giới tính.C. Gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. D. Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen trên X.Câu 90. Sự di truyền tính trạng do gen trên Y qui định có đặc điểm:A. Chỉ truyền cho giới đực B. Chỉ truyền cho giới cái C. Chỉ truyền cho giới dị giao D. Chỉ truyền cho giới đồng giaoCâu 91. Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?A. Điều kiện giới tính của cá thể .B. Phát hiện các yếu tố di truyền trong cơ thể, ảnh hưởng đến giới tínhC. Phát hiện các yếu tố di truyền ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tínhD. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển của cá thể nhằm đem lại lợi ích kinh tế.Câu 92: Hiện tượng di truyền lạp thể được phát hiện đầu tiên bởiA. MendenB. MoocganC. CorenD. Oatxon- Cric.Câu 93: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể [di truyền ngoàinhân]?A. Lai thuận nghịch.B. Lai tế bào.C. Lai cận huyết.D. Lai phân tích.TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-6-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamCâu94: Trong phép lai một tính trạng do một gen quy định, nếu kết quả phép lai thuậnvà lai nghịch khác nhau, con lai luôncó kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạngnghiên cứuA. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.B. nằm trên nhiễm sắc thể thường.C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính YD. nằm ở ngoài nhân [trong ti thể hoặc lục lạp].Câu 95. Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là:A. Sản lượng sữa bòB. Khối lượng 1000 hạt lúaC. Tỉ lệ bơ trong sữa bòD. Sản lượng trứng gàCâu 96: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thểA. có cùng kiểu gen.B. có kiểu hình khác nhau. C. có kiểu hình giống nhau.D. có kiểu gen khác nhau.Câu 97. Định nghĩa nào sau đây là đúng:A. Thường biến: là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.B. Thường biến là những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnhhưởng của kiểu hình.C. Thường biến là những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cơ thểdưới ảnh hưởng của môi trường.D. Thường biến là những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnhhưởng của môi trường.Câu 98: Sự mềm dẻo kiểu hình [thừơng biến ] là:A. Tập hợp các kiểu hình khác nhau tương ứng với các môi trường khác nhau.B. Tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.C. Hiện tượng kiểu hình của 1 cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.D. Hiện tượng kiểu hình của 1 cơ thể không thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau.Câu 99: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở:A. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội.B. Cơ thể mang kiểu gen dị hợp.C. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợpD. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.Câu 100: Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là:A. Lai thuận nghịch.B. Lai phân tích.C. Tự thụ phấn.D. Lai gần.Câu 101: Phép lai thuận nghịch là:A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa.B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA.C. ♂AA x ♀AA và ♀aa x ♂aa.D. ♂AA x ♀aa và ♀AA x ♂aa.Câu 102. Giữa gen và tính trạng có quan hệ:A. Một gen qui định một tính trạngB. Một gen có thể đồng thời qui định nhiều tính trạngC. Nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối một tính trạngD. Tất cả đều đúng.Câu 103: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhấtA. Một gen qui định một tính trạngB. Một gen qui định một Protêin.C. Một gen qui định một Enzim.D. Một gen qui định một chuỗi polypeptit.Câu 104. Tần số hoán vị gen thể hiện:A. Độ bền trong cấu trúc di truyền của NST trong quá trình phân bào .B. Tính linh hoạt của các cromatit của các NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử.C. Thể hiện lực liên kết giữa các genD. A và BCâu 105 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.Câu 106: Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào sau đây:A. Các gen liên kết ở trạng thái di hợp về một cặp gen.B. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.C. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.D. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặnCâu 107: Tính trạng của con lai do gen ở tế bào chất qui định sẽA. Giống bố.B. Giống mẹ.C. Giống bố hoặc giống mẹ.D. Có tính trung gian giữa bố và mẹ.Câu 108: Trong các tế bào của sv nhân chuẩn, ADN có mặt trong các bào quan.A. Ty thể - lạp thể - nhân.B. Ty thể - lạp thể - không bào.C. Nhân - không bàoD. Không bào.Câu109: Trong cùng 1 tế bào, hàm lượng ADN trong nhân so với ADN ngoài nhân là:A. Nhiều hơn.B. Ít hơnC. Bằng nhauD. Ít hơn hay nhiều hơn tùy tế bào.Câu 110: Sự nhân đôi của ADN ngoài nhân xảy raA. Phụ thuộc vào sự nhân đôi của tế bàoB. Đồng thời với sự nhân đôi của ADN trong nhân.C. Độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhânD. Nhiều lần hơn so với sự nhân đôi của ADN trong nhân.Câu 111: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực làTRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-7-0986.981534TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIAGV Nguyễn Văn NamA. không được phân phối đều cho các tế bào con. B. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.C. luôn tồn tại thành từng cặp alen.D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.Câu 112. Hiện tượng biến đổi màu lông của một số loài thú ở Bắc cực khi chuyển mùa là ví dụ về:A. Đột biến NSTB. Thường biến .C. Biến dị tổ hợpD. Đột biến genCâu 113: Đặc điểm nào dưới đây là của thường biếnA. Di truyền cho thế hệ sauB. Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định.C. Phát sinh qua quá trình sinh sản của cá thể.D. Biến đổi đột ngột, gián đoạn ở một hoặc một số tính trạng nào đó.Câu 114. Thường biến có lợi cho sinh vật vì:A. Làm cho sinh vật thích nghi được với sự biến đổi của môi trườngB. Làm cho sinh vật đa dạng hơn về kiểu hìnhC. Làm cho sinh vật có kiểu gen mớiD. Làm cho sinh vật sống lâu hơnCâu 115: Yếu tố nào sau đây qui định giới hạn năng suất của giống.A. Giống.B. Kỹ thuật sản xuấtC. Môi trường.D. Năng suấtCâu 116: Yếu tố giống trong sản xuất nông nghiệp tương đương với yếu tố nào sau đây:A. Môi trường.B. Kiểu gen.C. Kiểu hình.D. Năng xuất.Câu 117: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống cần lưu ý:A. Cải tiến kỹ thuật sản xuấtB. Cải tiến điều kiện môi trường sống.C. Cải tiến giống vật nuôi – cây trồng.D. Tăng cường chế độ thức ăn, phân bón.TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH-8-0986.981534

Video liên quan

Chủ Đề