Thanh văn duyên giác là gì

Trong buổi học trước, chúng ta học đến chỗ này, hôm nay, tôi sẽ nói từ đoạn này. Đây là nói những vị Bồ Tát tham dự Pháp Hội này đều đắc ba không môn, Kinh nói tam không là nhập không, vô tướng, vô nguyện pháp môn, ba môn này Tiểu Thừa và Đại Thừa đều nói tới.

Tuy người Nhị Thừa là Thanh Văn và Duyên Giác chấp trước không, họ chấp trước không môn, nhập không môn, bèn chấp trước không môn. Do đó, họ chẳng có cách nào tiến cao hơn. Bồ Tát thông minh hơn họ, Bồ Tát có thể thấu đạt lưới huyễn, biết hữu môn là huyễn. Hữu chẳng phải là chân hữu, không cũng chẳng phải là chân không.

Không và hữu bất nhị. Đại Thừa Bồ Tát liễu giải chân tướng sự thật này, nhưng Tiểu Thừa chẳng liễu giải, nên nhập không bèn trụ không, nghe Đức Phật nói hết thảy hữu là giả:

Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng, họ bèn buông tướng hư vọng xuống, trụ vào không. Thật ra, đó vẫn là sai lầm, chẳng phải là thật sự giác ngộ. Bồ Tát biết chân tướng của không và hữu, nên đắc pháp bình đẳng, không và hữu bất nhị, không và hữu như một. Đó là pháp bình đẳng.

Tuy trụ ba không môn, Ngài chẳng chấp trước hai bên không và hữu, mà cũng có thể nói là đối với hai bên không và hữu, tức là hai bên tánh và tướng, tánh là không, tướng là hữu. Đối với hai bên đều chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, không chấp trước.

Vì thế, Ngài có thể hành Thanh Văn, mà cũng có thể hành Duyên Giác. Thanh Văn, nếu nói theo hiện thời, là từ giáo học mà khai ngộ, Ngài có thể dùng phương pháp này, mà cũng có thể dùng hiện tượng đại tự nhiên như một thứ chỉ dạy, khơi gợi người tu hành, đó là Duyên Giác.

Ngài đã đạt đến cảnh giới vô chướng ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Vì thế, có thể vượt trỗi các địa vị Thanh Văn và Bích Chi Phật.

[02] Môn đình: Từ “môn đình” được dùng trong thiền môn với nhiều nghĩa: các nơi tòng lâm, đạo tràng của Thiền tông; tông chỉ, tông phong của Thiền tông; pháp phương tiện dùng để dẫn dắt môn đồ ở bước đầu.

Nhân nghe tiếng Phật thuyết pháp mà ngộ đạo nên gọi là Thanh Văn. Thanh Văn và Duyên Giác gọi là Nhị Thừa, cũng gọi là Tiểu Thừa.

Thế nào gọi là Thanh Văn? Thanh Văn cũng là một vị La Hán, Duyên Giác cũng là một vị La Hán, thuộc về hàng Nhị Thừa.

Thanh Văn, thì “Thanh” là tiếng tăm, “Văn” là nghe thấy, có nghĩa là nghe thấy lời Phật nói mà ngộ đạo. Phật nói những lời gì? Nói pháp Tứ Đế, do nghe những lời này mà ngộ đạo, nên gọi là Thanh Văn.

Tứ Diệu Đế là gì? Là “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo”. Ðức Phật Thích Ca đầu tiên ba lần chuyển pháp luân Tứ Đế cho năm vị Tỳ Kheo nghe. Bấy giờ các vị Kiều Trần Như, hãy còn chưa xuất gia, sau khi được Phật nói pháp cho nghe, mới xuất gia làm Tỳ Kheo. Tại vườn Nai Phật nói với họ: “Ðây là Khổ có tánh bức bách, đây là Tập có tánh chiêu cảm, đây là Diệt có tánh khả chứng, đây là Ðạo có tánh khả tu”.

Tin liên quan

  • Sự bất đồng giữa Phật với Ma – Sao gọi là Phật? Sao gọi là Ma?
  • Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Sách PDF
  • Mười tám lời đại nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa
  • Sáu hạnh Ba La Mật cần phải thực hành một cách chân thành

Ðây là Khổ có tánh bức bách: Là nói Khổ này có tính bức bách mạnh mẽ, khiến người chịu không nổi. Khổ có Khổ khổ, Hoại khổ, Hành khổ. Lại có tám thứ: Sanh khổ, Lão khổ, Bịnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tắng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ. Những thứ khổ ấy bức bách con người xoay chuyển không nổi, thở không ra hơi, suốt ngày bực bội. Tất cả vấn đề đó đều do khổ sanh ra, cho nên nói Khổ có tánh bức bách.

Ðây là Tập có tánh chiêu cảm: Tập là chứa nhóm tích tụ. Cái gì tích tụ với nhau? Phiền não tích tụ với nhau. Tại sao có phiền não? Tại vì có “Khổ.” Trước hết có khổ, khi bị khổ áp bức chịu không nổi mới sanh ra phiền não, phát sinh ra giận dữ. Vì thế nói phiền não này có tánh chiêu cảm, là do chứa nhóm mà thành. Ðó cũng là từ Khổ mà có Tập.

Ðây là Diệt có tánh khả chứng: Diệt là tịch diệt, tịch diệt cả vô minh phiền não. Thứ an lạc của tịch diệt này là diệu quả của Niết Bàn, là thứ có thể chứng đắc được.

Ðây là Ðạo có tánh khả tu: Thứ Ðạo này mọi người đều có thể tu, không một ai nói là không thể tu được. Bất cứ người nào cũng đều có thể tu đạo, bất cứ người nào cũng đều có thể chứng được lý thể Niết Bàn. Ðó là lần Chuyển pháp luân thứ nhất.

Phật chỉ là hiện thân thuyết pháp giảng nói pháp Tứ Đế cho năm vị Tỳ Kheo ấy nghe, tiếp theo Phật lại chuyển pháp luân lần thứ hai: “Ðây là Khổ các ông nên biết, đây là Tập các ông nên đoạn, đây là Diệt các ông nên chứng, đây là Ðạo các ông nên tu”. Nói rằng “Khổ này không phải chỉ riêng ta thành Phật mới biết, mà các ông cũng phải biết nó là Khổ. Các ông cũng phải dứt trừ Tập Đế, phải nên cầu chứng diệu quả Niết Bàn, cũng phải nên tu hành thứ Bồ Đề Giác Đạo này”.

Ðức Phật chuyển pháp luân lần thứ ba: “Ðây là Khổ ta đã biết, đây là Tập ta đã đoạn, đây là Diệt ta đã chứng, đây là Ðạo ta đã tu”. Những Khổ này ta đã biết, Tập này ta đã dứt trừ. Ta đã biết Khổ này nên không bị Khổ làm mê. Ta đã dứt hết phiền não, cũng không còn Tập đế nữa. Diệt này ta đã chứng đắc rồi, ta đã được niềm vui tịch diệt chân chánh. Ðạo này ta đã tu xong”.

Năm vị Tỳ kheo ấy nghe Phật diễn nói ba lần chuyển pháp luân Tứ Đế xong, tức thì được khai ngộ. Nhân nghe tiếng Phật thuyết pháp mà ngộ đạo nên gọi là Thanh Văn. Thanh Văn và Duyên Giác gọi là Nhị Thừa, cũng gọi là Tiểu Thừa. Có Tiểu Thừa cũng có Ðại Thừa.

Sao gọi là Ðại, sao gọi là Tiểu? Thật ra không có Ðại mà cũng không có Tiểu, chỉ vì tâm chúng sanh có Ðại có Tiểu mà thôi.

Xưa nay tâm lượng rộng lớn khắp hư không pháp giới, nhưng phàm phu chúng ta không biết dùng Như Lai Tạng Tánh sẵn có của chính mình. Có người chỉ dùng một phần nhỏ, có người dùng được phần lớn, có người dùng cả toàn bộ.

Chư Phật thì có thể dùng được toàn bộ, vì đã phản bổn hoàn nguyên rồi. Bồ Tát có thể dùng được một phần lớn, vì các ngài có trí huệ rộng lớn nên có thể dùng được số nhiều của báu trong gia tài Như Lai Tạng Tánh sẵn có của chính mình.

Sự hiểu biết của hàng Tiểu Thừa rất ít cho nên dùng được ít. Vì thế nên Bồ Tát Quán Thế Âm gặp được cơ duyên người đáng dùng thân Thanh Văn để được độ thoát, thì hiện ra thân Thanh Văn đến nói pháp Tứ Đế cho họ nghe.

Chủ Đề