The anthem of the heart đánh giá năm 2024

Tươi mới là cảm giác tôi cảm nhận được đầu tiên khi phim vừa hé lộ những cảnh đầu tiên: là gió nhẹ cuốn theo những cảm xúc tản mản trên nền có xanh non về phía bầu trời xanh nhạt kia. Thật là một khung cảnh êm đềm nhẹ nhàng mà ta thường bắt gặp trong các bộ phim hoạt hình tình cảm của đất nước mặt trời mọc. Tiếp theo là những cảnh nhí nhảnh hồn nhiều của trẻ thơ, tôi nghĩ đây sẽ là một bộ phim tình cảm hồn nhiên với những cảm xúc bồng bột ngây ngô nhưng đáng yêu của tuổi thơ. Thế nhưng bộ phim chứ đựng nhiều cảm xúc dồn nén hơn tôi tưởng…

Xuất phát từ bất hạnh từ cô bé Jun Naruse, bộ phim đã dần dần đi sâu vào cuộc sống những cô cậu học trò cùng trang lứa. Những lời nói vô tâm của cha mẹ và người lớn có thể vô tình tổn thường tuổi trẻ của các em, đưa các em tới những bi kịch không đáng có. Đi sâu vào diễn biến câu chuyện, bộ phim diễn tả tâm lí tuy còn thơ ngây nhưng cũng khá phức tạp của lứa tuổi học trò, từ đó dựng nên một kịch bản khá hay và kịch tính. Những câu chuyện, suy nghĩ của từng nhân vật với những hoàn cảnh khác nhau được khéo léo lồng ghép vào nhau để tạo nên một mạch truyện liền mạch, không quá cuốn hút nhưng đủ để giữ ánh nhìn theo dõi của khán giả vì mỗi người đều tìm thấy được một phần tuổi thơ của mình trong đó.

Bộ phim lấy nền là hoạt động chuẩn bị cho một buổi nhạc kịch của trường trung học. Đây là một đề tài không thật sự hấp dẫn để làm phim, nhưng đoàn làm phim đã làm một bộ phim về nhạc kịch hết sức chất lượng bắt chính chất liệu đó: âm nhạc. Có lẽ vì tôi là người thích nhạc cổ điển nên đánh giá quá cao phần âm nhạc của bộ phim, nhưng nhiều người cũng đã công nhận phần âm nhạc của phim đã được soạn rất công phu. Và quan trọng hơn hết là từng bản nhạc được phát lên đúng tâm trạng của từng ngữ cảnh. Từng nốt nhạc như quyện vào lời nói của nhân vật, để rồi đưa những lời nói đó chạm ngay tới tái tim của khán giả. Chắc hẳn không ít người, trong đó có tôi, đã cảm thấy nhói trong tim khi nghe Jun cất tiếng hát ai oán trong màn bi kịch của buổi kịch. Nhiều người đã không cầm được nước mắt…

Bài hát từ bi kịch của Jun

Ấy chính là lí do vì sao mà tôi nghĩ bộ phim được đặt với tự đề là “The anthem of the heart – Bản thánh ca của trái tim”.

Bộ phim kết thúc trong tiếng vỗ tay dồn dã của khán giả. Cốt truyện ý nghĩa sẽ khiến người xem suy nghĩ xem những lời nói hằng ngày của mình có phải xuất phát từ trái tim, và có thể đến với trái tim hay không? Người lớn sẽ chăm chút tới sự phát triển tình cảm của trẻ nhỏ. Trẻ em xem bộ phim sẽ học cách hình thành ngôn ngữ một cách trong sáng. Những giai điệu nhẹ nhàng của bộ phim sẽ theo tôi trong một thời gian lâu, để nhắc nhở tôi mỗi lời mình nói có thể là mật đắng, những cũng có thể là những tiếng ca.

Cuối cùng, một cách vô hình nhưng rõ nét, đọng lại rất lâu dài luôn là những nét vẽ thanh thoát từ nghệ thuật truyện tranh [manga, anime] của Nhật Bản, một trường phái chỉ nhìn vào là nhận ra Nhật ngay. Tạo hình nhân vật không quá hoành tráng, mà rất thật với cái hồn của nhân vật. Phim hoạt hình Nhật luôn toát lên được tính cách cũng như tâm trạng của nhân vật bằng những nét vẽ điêu luyện. Và một thú chỉ có hoạt hình Nhật thể hiện tuyệt đỉnh nhất: đó là sự sâu lắng. Đó là khi cả rạp chùng xuống, nghe rõ từng tiếng thở trong lời nói của nhân vật, để rồi ánh mắt của nhân vật nói lên tất cả nỗi lòng, tất cả tâm tư chất chứa bên trong…

Tôi không xem nhiều phim Nhật, nhưng đa phần những bộ phim đã xem đều có ấn tượng rất sâu sắc, giống như nền văn hoá Nhật vậy.

Câu chuyện kể về cô bé Naruse Jun, do luôn nói những lời nói làm tổn thương lời nói nên bị 1 lời nguyền không thể cất tiếng nói. Tình cờ ở trường thầy giáo giao cho Jun cùng 3 người bạn khác trong nhóm tổ chức 1 tiết mục trình diễn. Bốn người mỗi người một tính cách đã kết nối với nhau bằng âm nhạc, [chắc] cuối cùng Jun hóa giải được lời nguyền của mình!

Đó là những gì đoán mò từ trailer và vài lời giới thiệu ngắn. Nhưng mới xem được 5’ thôi là như bị tát vào mặt rồi.

Hóa ra Jun là một cô bé khá ngây thơ, hoạt bát, hơi ác mồm một tí [nhưng mình thấy con bé nói đúng cả]. Jun luôn mơ ước 1 ngày sẽ trở thành công chúa được cùng hoàng tử sống trong lâu đài cổ tích=]] Không ngờ chính cái sự ngây thơ đó lại làm tan vỡ gia đình Jun khi cô bé vô tình làm lộ bí mật ngoại tình của bố. Không ngờ hơn “ông bố, bà mẹ” lại ích kỷ, tệ hại đến mức đổ lỗi hết cho con mình [chính xác là bạo hành bằng lời nói] khiến con bé bị ám ảnh tâm lý không dám nói nữa [Jun cho là mình bị mắc lời nguyền, cất tiếng nói ra sẽ làm mọi người đau khổ và mình sẽ không bao giời được hạnh phúc]

Từ đó Jun sống với mẹ nhưng hoàn toàn như bị bỏ rơi. Cô bé lặng lẽ như một bóng ma từ trường về nhà. Mẹ Jun quá đau khổ vì bị phản bội, lao vào công việc, càng thấy căm ghét và xấu hổ vì đứa con gái không chịu nói năng gì lại linh tinh chuyện lời nguyền. Mọi việc thay đổi khi thầy giáo nhạc ở trường chọn người tổ chức 1 tiết mục biểu diễn cho lớp trong chương trình ở trường mà cả lớp ai cũng nghĩ là vô bổ. Thầy [do được đạo diễn chỉ ngầm] đã chọn ra 4 thành phần nhiều vấn đề nhất lớp: Sakagami Takumi – 1 tài năng âm nhạc nhưng bị mất đi cảm hứng [cũng lại do gia đình tan vỡ]. Nito Natsuki – đội trưởng đội cổ vũ, hoàn hảo không tì vết, luôn dõi theo Sakagami dù 2 người đã chia tay hồi cấp 2 nhưng không dám nói ra. Tasaki Daiki – niềm hi vọng của đội tuyển bóng chày của trường nhưng lại mang đến thất vọng khi bị chấn thương. Và Naruse Jun – con người nhiều vấn đề nhất của chúng ta

Mạch phim khá dễ chịu, mạch lạc, kết cấu đầu cuối vững chắc, lúc đầu trừ đoạn ngỡ ngàng do tưởng bở từ trailer thì thấy hơi nhạt vì dễ đoán nhưng đến cuối được đẩy lên khá tốt. 4 người được thầy giáo giao nhiệm vụ “đồ thừa” của cả lớp đương nhiên là chối đây đẩy. Và rồi Jun vô tình nghe được bài hát chế Sakagami để rồi lần đầu tiên tiết lộ hết bí mật của mình cho 1 người bạn. Sakagami – chàng trai hoàn hảo – không nghi ngờ gì câu chuyện lời nguyền của cô bé mà ngược lại tỏ ra quan tâm. Jun cũng phát hiện ra mình có thể dễ dàng hát, từ đó quyết định sẽ thổ lộ những đau đớn của bản thân bằng cách 1 tiết mục nhạc kịch. Cô bé nhờ đến sự giúp đỡ của Sakagami để làm nhạc cho mình. Công chúa đã gặp được hoàng tử giúp cô dần dần phá bỏ lời nguyền.

Bên cạnh đó là sự ghen tị của Nito khi thấy Sakagami đột nhiên thân thiết với Jun, Daiki vì chán nản mà ngỏ lời hẹn hò với Nito dù biết Nito thích Sakagami từ lâu. Chứng kiến những nỗ lực bày tỏ lòng mình của Jun, mọi người dần dần ủng hộ cô bé và quyết tâm hoàn thành vở nhạc kịch. Đến đây lại tưởng rằng mọi việc sẽ kết thúc theo kiểu: trước ngày biểu diễn sẽ có hiểu lầm tình tay ba tay tư Jun sẽ bỏ diễn rồi Sakagami tìm Jun bày tỏ tình yêu 2 người quay về kết thúc hoành tráng vở nhạc kịch mẹ Jun sẽ khóc lóc xin Jun tha lỗi, 2 người chen ngang hoàng tử công chúa kia quay ra với nhau hoặc vỗ tay thì tùy.

Nhưng hoàng tử này không dành cho công chúa. Sakagami hóa ra vẫn luôn dành tình cảm cho Nito [dù gần như bơ em gái ấy từ đầu đến cuối=]]. Jun những tưởng vẽ được giấc mộng hoàng tử và công chúa hạnh phúc bên nhau cho chính mình, giấc mơ sụp đổ nhưng tệ hơn cô bé nhận ra được mình thực sự thích Takumi. Jun bỏ diễn, bỏ lại bao nhiêu cố gắng của mọi người, tự chôn mình sâu hơn vào những dằn vặt của bản thân. Sakagami tìm đến được Jun nhưng không phải để tỏ tình gì cả mà cho cô bé biết Jun chẳng có tội gì cả, những lời nói thật tâm thì không hề có tội. Nên là hãy cứ nó hết ra đi những lời nó từ trái tim. Công chúa nói lời yêu và hoàng tử phũ “Tớ thích người khác rồi” [Vỗ tay]. Từ đây đôi bạn trẻ dắt nhau về cổ súy cho phong trào nghĩ gì nói nấy của giới trẻ, điển hình là bạn trẻ Daiki đến cuối phim đùng đùng nói “Tớ đi tỏ tình với Naruse đây=]]. Cả lớp không ai trách cứ gì Jun cả, tiết mục kết thúc xuất sắc. Từ đó về sau mọi người sống hạnh phục bên nhau mãi mãi.

Thông điệp được gửi gắm từ đầu đến cuối phim thông qua tất cả các nhân vật. Lời nói không cẩn thận rất dễ làm tổn thương người khác, mang đến tai họa cho chính mình. Vậy thì có nên nói những lời thật tâm không. Nếu Jun không nói ra thì có lẽ Jun vẫn được sống với bố và mẹ, ông bố tiếp tục đi cặp bồ, Jun sẽ không bị đổ tội phá hoại gia đình. Nếu những thành viên đội bóng tiếp tục chỉ chửi sau lưng Daiki có lẽ sẽ không có cãi lộn xô xát gì anh em hòa thuận tình thân mến thân. Đúng, không ai tổn thương cả vì toàn sống trong giả tạo.

Nhưng thật sự thì trong lòng họ có bị tổn thương hay không. Nito vì sợ bị bàn tán – tức là sợ bị tổn thương bằng lời nói – nên không dám an ủi Sakagami. Naruse sợ tổn thương mọi người đè nén đến mức không dám nói bất cứ điều gì, trở nên cô độc. Có thể hơi cường điệu nhưng có thể hiểu rằng, khi con người ta không bộc lộ được cảm xúc thật thì chỉ là kẻ lạc lõng giữa đám đông. Tóm lại thảo mai thảo mốt quá làm chi, có gì hãy thẳng thắn nói với nhau như Jun lúc ở Love hotel, chửi cặp đôi hoàn hảo sấp mặt luôn=]] Có là tổn thương hay không, khi con người đã hiểu nhau rồi, sẽ dễ dàng thông cảm, tha thứ cho nhau hơn. Còn không những giả tạo dối trá một khi không thể che giấu nổi sẽ chính là thứ giết chết mối quan hệ của con người.

Duy chỉ có 2 lời nói KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC là của bố mẹ Jun với Jun. “Từ nay về sau mày đừng mở mồm ra nói nữa” “Tao đi tất cả là lỗi do mày”. Chỉ vì sứt mẻ tình cảm với nhau mà có thể dễ dàng trút giận, giũ bỏ trách nhiệm lên con cái, chưa một lần quan tâm tìm hiểu con. Loại bố mẹ gì đây.

Phim vừa có sự sến súa hoàng tử mới chả công chúa, mô típ nhân vật hơi nhạt, đặc biệt là cặp đôi hoàn hảo [may quá về với nhau], tập thể lớp đồng lòng nhất trí giàu tình thương chỉ thấy ở trên phim… vừa có những thực tế đến sống sượng, sự thờ ơ của cha mẹ, bạo lực gia đinh, trường học, không phải động chân động tay mới là bạo lực, lời nói đôi khi còn đem nhiều tổn thương hơn thế, tình yêu học trò vụng trộm [đến mức dắt nhau vào love hotel hihi], mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái về định hướng tương lai. Với 1 đứa thảo mai, ngại giao tiếp xã hội như mình thì cũng là 1 phim đáng suy ngẫm, đáng để xem lại.

Thêm vào đó là âm nhạc xuyên suốt bộ phim khá êm tai, đặc biệt là khúc cuối lồng ghép nhạc kịch vào từng diễn biến tâm lý của Jun tương đối hay, đẩy cao trào phim. Đồ họa thì cảnh khá chau chuốt, đẹp, nhưng vẽ người thì mình thật sự không thích nét vẽ này lắm nhưng cũng không ghét.

Tóm lại,

Điểm cộng:

  1. Jun: lúc Jun im lặng và lúc Jun nói như 2 con người khác nhau vậy, mình thích cả 2. Đặc biệt là lúc chửi Sakagami và Nito thì quá hay, đúng những gì mình nghĩ=]]
  2. Daiki: rất đàn ông, bốc đồng, tưởng ngu ngu nhưng cũng tinh ý, quan tâm đến người khác, nhưng thỉnh thoảng lại chốt câu rất vô duyên=]]]]
  3. Câu cuối phim của Daiki, đại thể: Vì cuối tuần không rảnh lắm nên tôi chuẩn bị đi tỏ tình với Daiki đây=]]] Như kiểu vì lần này tiện đường nên tôi mới mua mớ rau muống này, chứ thực ra nay tôi cũng chưa muốn ăn rau muống đâu=]] Tốt thôi
  4. Kết cục của vòng tròn “tình ngang trái”. Thật ra thì về logic tình cảm mình không hiểu mấy, dù thấy có nhiều comment bên dưới là kết vô duyên, mà mình thích cũng phần lớn là 2 đứa mình thích thành 1 cặp thôi haha. Kết này hay hơn là kết đoán trước kia mà

Mình cũng thử bới móc 1 tí xem có hợp lý không thì mình thấy cũng hợp lý [giữa vô vàn phi lý] mà. 2 girls thì không nói làm gì rồi, đều thích Sakagami quá rõ đi. Có bạn nói tác giả hơi quá khi rõ ràng Nito thích Sakagami như thế mà không thể an ủi 1 câu hồi cấp 2. Mình thì thấy cũng bình thường thôi, sợ phơi bày tình cảm thật là 1 nỗi sợ rất lớn, mình cũng thế, thích bỏ cha ra rồi mà có dám mở mồm ra đâu=]]

Daiki thật ra rủ Nito hẹn hò rồi thì đi Love hotel chẳng qua theo logic anh đội trưởng đội bóng cặp với chị đội trưởng đội cổ vũ nên mình cũng làm đi [tại tôi đang rảnh nữa=]]

Daiki có hỏi Sakagami chuyện hẹn hò trước đây rồi còn cố tình nói Nito đang hẹn hò với người khác rồi chẳng qua là bà tám, tò mò coi phản ứng thằng kia thế nào=]] Naruse với Daiki là sự ngỡ ngàng, đi đến cảm kích, trong đó có chút vấn vương day dứt vì chưa xin lỗi được, đoạn 2 người đi vs nhau thì Jun đáng yêu quá đi còn gì. Đến cuối tác giả để Daiki là người bức xúc Sakagami nhất cũng hợp lý tình cảm Daiki dành cho Jun đã được bồi đắp dần dần như trên, nó là thằng bốc đồng nữa. Mình thích hình ảnh chiếc điện thoại của Daiki, vừa là ẩn ý sự mong ngóng của cả lớp, vừa ẩn chứa tình cảm của Daiki

Sakagami sau những rạn nứt gia đình trở về với team thảo mai, cái gì cũng bình bình, tốt tốt, với gái cũng thế. Có thể vì thế mà cố tình bơ đi tình cảm của Nito. Còn với Naruse thì đầu tiên là sự giả tạo [như Naruse nói] ai cũng tốt thế thôi. Sau đó là sự đồng cảm, đều bị đổ lỗi vì mình mà gia đình tan nát, sự ngưỡng mộ, thay vì về team thảo mai như mình Naruse lại chọn team bitches, luôn nỗ lực để nói ra con người thật của mình. Sakagami ủng hộ Naruse [như kiểu say nắng Naruse] vì đó cũng là giúp cậu ấy tìm được con người thật của mình, đam mê của mình, có thể thẳng thắn nói ra tình cảm chôn giấu của mình.

Với mình tình cảm thế là cũng hợp lý rồi.

Điểm trừ:

  1. Mr and Miss Perfect: nhạt
  2. Nhạc phim: ổn thì ổn đấy nhưng mà bảo có bài nào mình thực sự muốn cho vào list không thì câu trả lời là không
  3. Thầy giáo: nhân vật dẫn dắt có vẻ là hay ho nhưng quá quá dễ đoán, thành ra nhạt
  4. Cả cái đội bóng chày như copy paste vậy, không phân biệt được thằng nào với thằng nào [Cũng vì mình không nổi tên nên càng loạn. Thật ra cả phim nhớ mỗi Jun vs Daiki còn lại phải search để viết review cho tử tế]
  5. Cảnh mẹ Jun đút miếng trứng cuộn vào miệng Jun và nói: Từ giờ đừng mở miệng ra nói nữa. Thật ra cũng không biết nên thích hay ghét cảnh này nhưng tôi thích trứng cuộn, nỡ cho vào 1 cảnh độc ác vậy sao
  6. Lời nguyền quả trứng lòng trắng với chẳng lòng đỏ .-.
  7. Cảnh bổ đầu chữ tuôn ra bị cắt.

Một phim đơn giản, thật ra lúc xem cũng như lúc bắt đầu viết cũng không nghĩ nhiều mà chẳng hiểu sao lại viết dài thế này.

Chủ Đề