Thế hệ trong gia đình là gì

Gia đình có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn vị cơ sở của một xã hội cụ thể. Điều này diễn ra với tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiện nay ở Việt Nam có 9 [chín] loại hình gia đình khác nhau. Sở dĩ có nhiều loại hình như vậy vì có 2 lý do: 1. Trên thực tế, cuộc sống của con người có nhiều biến động, trở nên phong phú đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây, nhất là trong việc tổ chức sinh hoạt hàng ngày; 2. Quan niệm về sự phát triển và hình thành của gia đình trở nên rộng mở hơn, cụ thể và chặt chẽ hơn. Hiện nay, với dân số khoảng 97 triệu người, được chia thành 9 loại hình gia đình khác nhau. Cách phân chia này dựa trên tình hình thực tế, tôn trọng quyền con người của từng cá nhân, đánh giá đúng những đóng góp của họ vào sự phát triển của cộng đồng. Dù đã phân chia thành 9 loại hình gia đình nhưng có thể chưa bao quát hết, chưa chỉ rõ các đặc điểm được của các loại hình gia đình vì hiện nay sự biến đổi diễn ra rất nhanh, rất mạnh. Tuy nhiên, vào thời điển này [năm 2020], gia đình Việt được chia thành 9 loại phản ánh đúng thực trạng; 9 loại hình gia đình cụ thể như sau: 1.Gia đình hạt nhân: Các thành viên bao gồm vợ chồng và các con; 2. Gia đình ba, bốn thế hệ: Các thành viên bao gồm vợ chồng, con, cháu, ông bà; 3. Gia đình không đầy đủ: Các thành viên bao gồm mẹ, hoặc bố và các con; 4. Gia đình hỗn hợp: Các thành viên bao gồm bố mẹ, con riêng, con chung; 5. Gia đình cách biệt thế hệ: Thành viên gồm ông, bà, cháu; 6. Gia đình liền thế hệ: Thành viên bao gồm anh em; 7. Gia đình chỉ có hai người: Các thành viên gồm vợ và chồng; 8. Gia đình độc thân – chỉ có 1 thành viên; 9. Gia đình có yếu tố nước ngoài Nhìn vào cách phân chia gia đình ra 9 loại hình khác nhau, chắc không ít người băn khoăn. Chúng ta thường chỉ mong muốn có những loại hình gia đình hạt nhân, gia đình 3, 4 thế hệ chứ không mong có những loại gia đình khác nữa. Song, cuộc sống vốn phong phú, đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều so với mong muốn của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải biết được sự tồn tại và phát triển của tất cả các loại hình gia đình để có các phương án ứng xử phù hợp. Phải công nhận một nhận định gần như đã thành nguyên lý: Cái gì hợp lý sẽ tồn tại và cái gì đã tồn tại là hợp lý. Trong 9 loại hình gia đình, có những loại hình có vẻ khá “lạ” nhưng chúng đã, đang tồn tại và phát triển trong xã hội của chúng ta.

Bài viết cùng chủ đề

Ngoài cách xưng hô thứ bậc trong gia đình ngày nay, xin giới thiệu thêm cách gọi xưa từ thời phong kiến, do hoàn cảnh lịch sử, ít nhiều gì cũng chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Phần lớn thứ bậc ở đây trích từ sách Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ [1768-1839], loại từ điển giải thích chữ Hán bằng chữ Nôm, do đó chúng tôi liệt kê kèm theo chữ Nôm để quý vị tiện tra cứu khi cần. Nếu lấy bản thân mình [tôi] làm chuẩn thì các thế hệ trong gia đình sẽ có thứ bậc như sau:

- Kị [忌]: đời thứ 4 trên mình là đời kị [xem ảnh dưới]: kị ông/kị bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì cao tổ phụ là ông kị, cao tổ mẫu là bà kị. Ở miền Nam, cách gọi sơ [初] tương ứng với kị. Sơ là cha mẹ của ông bà cố [ông sơ, bà sơ]. Tiên tổ là ông bà các đời trước.

Đời thứ tư trên mình là đời kị

Nhật dụng thường đàm

- Cụ [具]: đời thứ ba trên mình là đời cụ [cụ ông/cụ bà], còn gọi là “cố”[故/固], tức cha mẹ của ông bà mình [ông cố/bà cố]. Nếu dùng từ Hán Việt thì tằng tổ phụ là ông cụ, tằng tổ mẫu là bà cụ, tằng bá phụ là ông cụ bác, tằng bá mẫu là bà cụ bác, tằng thúc phụ là ông cụ chú, tằng thúc mẫu là bà cụ thím, tằng cô là bà cụ cô; tằng điệt [chắt] gọi mình là cụ chú, cụ bác; tằng điệt phụ [chắt dâu] gọi mình cụ chú, cụ bác; tằng điệt nữ [chắt gái] gọi mình cụ chú, cụ bác.

- Ông [翁] bà: đời thứ hai trên mình là ông và bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì tổ là ông; tổ bá phụ là ông bác; thúc phụ là ông chú; điệt tôn [cháu] gọi mình là ông chú, ông bác; điệt tôn phụ [cháu dâu] gọi mình ông chú, ông bác; điệt tôn nữ [cháu gái] gọi mình là ông chú, ông bác; ngoại tổ phụ là tổ ông ngoại; ngoại thái cữu là ông vợ; thân gia ông là ông nhà dâu gia; tôn thái ông là bố tôn ông thầy; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy.

Trong gia đình người Việt có 3 thế hệ sống chung nhà [bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái] thì gọi là “tam đại đồng đường”, nếu 4 thế hệ sống chung thì gọi là “tứ đại đồng đường”, 5 thế hệ là “ngũ đại đồng đường”.

SHUTTERSTOCK

- Cha [吒]: đời thứ nhất trên mình là cha. Thứ bậc theo từ Hán Việt như sau: phụ thân là cách con gọi cha; thân phụ, sinh phụ là cha ruột; kế phụ là cha ghẻ, cha kế; nghĩa phụ, dưỡng phụ là cha nuôi; nghĩa phụ cũng là cha đỡ đầu; cố phụ là cha chết chưa chôn; hiển khảo là cha chết đã chôn; tiên phụ là cha chết đã lâu; thứ mẫu là hầu của cha; bá phụ là bác [anh cha]; thúc phụ là chú [em cha]; cô là cô [chị em với cha]; ngoại cữu là cha vợ; chấp bá là bạn cha [cũng là cha của bạn mình]; canh bá là bạn đồng tuế với cha hoặc cha bạn đồng tuế của mình; niên bá là bạn đồng khoa của cha hoặc cha bạn đồng khoa của mình; quyến điệt là cách mình xưng hô với bạn cha, hoặc cha của bạn mình; nhân quyến điệt là cách mình xưng hô với cha chồng, chị vợ, cha vợ, anh vợ; cữu là cha chồng.

Tổ mẫu là bà

Nhật dụng thường đàm

Trong gia đình: Mẹ [媄]: đời thứ nhất trên mình là mẹ. Cách xưng hô Hán Việt như sau: song thân là cha mẹ; mẫu thân, nội thân là mẹ; đích mẫu là mẹ chính [con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha]; thứ mẫu là mẹ thứ [con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha]; kế mẫu là mẹ ghẻ; dưỡng mẫu là mẹ nuôi; ngoại cô là mẹ vợ; nhân bá mẫu là mẹ chồng của chị vợ; thân gia thái mẫu là mẹ nhà dâu gia; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy; gia mẫu là mẹ tôi; lệnh từ là mẹ người; cô là cô, cũng là mẹ chồng; cô chương là mẹ chồng nàng dâu; giá mẫu là mẹ có chồng khác; xuất mẫu là mẹ bị cha từ bỏ; cố mẫu là mẹ chết chưa chôn; hiển tỉ là mẹ chết đã chôn; tiên mẫu là người mẹ đã chết. [Còn tiếp]

Gia đình 4 thế hệ gồm những ai?

4 nhân vật chính này cũng chính là đại diện cho 4 thế hệ kiểu như: Bà - mẹ - con - cháu hoặc ông - bố - con - cháu.

Gia đình liền thế hệ là gì?

Gia đình liền thế hệ [chỉ có các anh, chị, em]: Đây cũng là loại gia đình hình thành bất đắc dĩ, vì không còn bố mẹ, lẫn ông bà. Loại gia đình này số lượng rất ít nhưng chúng cũng có những tác động nhất định tới xã hội.

Một gia đình có bao nhiêu thế hệ?

Mỗi gia đình thường có ba thế hệ sống chung với nhau: ông bà - cha mẹ - con cái. Đối với gia đình Việt Nam thì người trụ cột thường là người chồng [hoặc người cha, ông].

Khoảng cách thế hệ trọng nhiều gia đình là gì?

Theo đó, khoảng cách thế hệ trong gia đình là sự khác biệt giữa lớp trẻ với bố mẹ và ông bà của họ. Mở rộng ra là ví dụ về sự khác nhau trong niềm tin và lối sống giữa thế hệ Z và các thế hệ trước đó.

Chủ Đề