Thế nào là nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao [viết tắc là NNCNC] là nền nông nghiệp có sự kết hợp giữa nông nghiệp truyền thống cùng với áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến. Nhằm tạo bước đột phá về chất lượng và năng suất nông sản. Đồng thời, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao bao gồm nhiều lĩnh vực như công nghệ máy bay; công nghệ tự động hóa; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ lai giống cây trồng và vật nuôi năng suất chất lượng cao,... Theo quy trình canh tác tiên tiến, canh tác phân bón hữu cơ mang đến hiệu quả kinh tế cao.

► Xem thêm: Ứng dụng của IoT trong nông nghiệp

Lợi ích của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp công nghệ cao trong việc áp dụng IoT trong nông nghiệp đang được khá nhiều người quan tâm. Bởi nó mang lại giá trị và hiệu quả cao cho nền nông nghiệp.

Lợi ích của ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao

1. Hiệu quả vượt trội

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bởi nó thay thế thành các công trình xây dựng; giao thông vận tải; khu thương mại; khu chung cư. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, tiêu biểu là nông sản sạch. Mặt khác, tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa do sử dụng và lạm dụng thuốc BVTV kèm theo sự tác động của biến đổi khí hậu. Dẫn đến, thiệt hại nghiêm trọng nền nông nghiệp và tốn khá nhiều chi phí sản xuất.

Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao giúp nhà nông giám sát cây trồng và giải pháp hiệu quả từ gieo sạ, rải phân, phun thuốc. Ứng dụng IoT trong nông nghiệp sẽ thu thập các thông tin nhanh chóng; có thể dự đoán, phỏng đoán các điều kiện canh tác, tình trạng sâu bệnh hại theo thời gian thực. Từ đó, có giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời nhanh chóng.

2. Bảo vệ môi trường

Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí. Canh tác nông nghiệp bằng công nghệ IoT trong nông nghiệp dựa trên dữ liệu được thu thập từ các cảm biến đa dạng trên đồng ruộng; giúp nông dân phân bổ chính xác tài nguyên cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời, bảo vệ môi trường đất, nước do chất thải, thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Góp phần giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất.

► Xem thêm: IoT nông nghiệp là gì?

3. Tiết kiệm chi phí

Nông nghiệp công nghệ cao [NNCNC] không chỉ giúp nhà nông tiết kiệm nước và năng lượng; mà nó còn làm cho nông nghiệp xanh hơn; giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí thuốc BVTV và thuê nhân công. Hiệu suất làm việc tăng gấp 20 lần so với phương pháp thủ công trước đây. Các sản phẩm được thu hoạch được sạch hơn, chất lượng hơn và năng suất cao hơn so với các phương pháp nông nghiệp truyền thống.

4. Tốc độ nhanh chóng

Một trong những lợi ích của việc sử dụng IoT trong nông nghiệp là tốc độ của quy trình được cải tiến hơn. Do sử dụng hệ thống theo dõi và dự đoán thời gian thực. Nhờ vậy, nông dân có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào. Ví dụ các thay đổi về thời tiết, độ ẩm, cũng như tình trạng sâu bệnh hại của từng cây trồng hoặc đất trên đồng ruộng. Điều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng. Đối với máy bay nông nghiệp việc phun thuốc chỉ mất từ 7-10 phút trên 1 ha ở mọi cây trồng, mọi địa hình.

Cho dù bất cứ ở điều kiện thời tiết nào chăng nữa, các thiết bị công nghệ cao đều hoạt động ổn định và hiệu quả. Đây là công cụ giúp các chuyên gia nông dễ dàng nghiên cứu được mùa màng. Đồng thời, mang đến giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông hiệu quả.

Nông nghiệp công nghệ cao vốn không còn xa lạ gì với thế giới, nhưng tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống. Nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng mà Việt Nam đang hướng tới và hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn cho nền nông nghiệp nước nhà.

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Thực tế NextX chúng tôi cũng không thích từ Nông nghiệp Công nghệ cao, thực tế Việt Nam đang tập trung chủ yếu Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng, nhưng bản chất chúng ta cũng nên thêm nông nghiệp công nghệ cao đi đôi với HIỆU QUẢ CAO.

Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp [cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến…], tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao…; các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất.

Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Mặt khác, nông nghiệp CNC giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Vườn dưa lưới Điền Trạch Farm tại Thọ Xuân – Thanh Hóa

Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể [lúa gạo còn dưới 10%,…]. Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm [lúa, mía, ngô, rau màu] đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% [các tỉnh đồng bằng đạt 90%].

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ đặc biệt là ứng dụng IoT thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao

Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW, 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học – công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…

Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp CNC như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G tại farm dâu tây Trường Anh – Cao Bằng

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến. Do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng.

Anh Đặng Văn Tùng – Điền Trạch farm đã sử dụng hệ thống IoT Nextfarm Fertikit 4G để điều tiết dinh dưỡng cho cây trồng

Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt [VietGAP] ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị …

Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định; đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới.

Lĩnh vực chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ đã hình thành và đang được phổ biến, nhân rộng. Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng được đầu tư hiện đại để đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Với sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng…

Các kết quả này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.

Đặc trưng của nền nông nghiệp công nghệ cao

  • Vốn đầu tư lớn,
  • Ứng dụng những công nghệ khoa học mới nhất,
  • Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới
  • Quy trình trồng trọt, chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ
  • Tối ưu hóa nguồn nhân lực, giảm rủi ro thiên tai
  • Phát triển các nguồn năng lượng mới, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật thiên nhiên

Những yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững

  • Có kiến thức, am hiểu, đam mê nông nghiệp
  • Không ngại khó, không nản trí khi thất bại
  • Biết nhìn nhận vấn đề, rút kinh nghiệm sau khi mắc sai lầm
  • Quản lý dòng tiền hiệu quả, để tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh thất thoát lợi nhuận
  • Có phương pháp xử lý đầu ra hiệu quả, tránh tình trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá
  • Lưu ý khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch, để làm tăng giá trị của nông sản
  • Có thể kết hợp xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái làm gia tăng nguồn thu nhập
  • Đẩy mạnh truyền thông, để tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu nông sản

CÁC MÔ HÌNH ÁP DỤNG THÀNH CÔNG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM:

NextX hợp tác thành công với Viettel:

Mô hình trồng Dưa Kim Hoàng Hậu, Thọ Xuân, Lam Sơn Thanh Hóa:

Hình ảnh trên là anh Tùng chủ farm nông nghiệp CNC Điền Trạch ở Lam Sơn Thanh Hóa, đầu tư 1.5 ha nhà màng, trồng dưa kim hoàng hậu, một người trồng rất nổi tiếng ở khu vực miền bắc về dưa kim hoàng hậu, anh đã áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh, hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động dựa vào thu thập dữ liệu cảm biến môi trường, dinh dưỡng để điều tiết tưới cho cây trồng.

Mô hình trồng Dâu Tây, Cao Bằng:

Còn đối trồng Dâu Tây thì không ai ở Cao Bằng không biết chị Đoàn Thu Trà, người đưa Dâu Tây Cao bằng nên một tầm mới bằng công nghệ, ứng dụng các giải pháp Nông nghiệp trồng dâu tây cho trang trại 5 ha của mình.

Mô hình trồng Dưa lưới – Kim Long Farm Vũng Tàu:

Trong giới trồng dưa lưới chắc chắn không ai không biết anh Đàm Xuân Hải, xuất thân từ dân tài chính nhưng bén duyên Nông nghiệp từ những năm 2014 đến nay, trồng dưa lưới rất thành công, có 5 trang trại trải dài suốt cả nước, diện tích mỗi khu là 1,5 ha đến 2 ha, toàn bộ đều được điều khiển bằng hệ thống IoT Nông nghiệp, nhất là với dưa lưới, việc điều tiết dinh dưỡng sai sẽ là vấn đề, kiểm soát môi trường sâu bệnh luôn phải kiểm soát liên tục

Mô hình trồng Dưa leo Baby – Cực Bắc của Tổ Quốc:

Một trong những mô hình nữa của những người nông dân khi áp dụng công nghệ tương đối thành công ở Cực Bắc Tổ Quốc là Hà Giang, anh Vình, xuất thân từ cuộc sống tài xế đường dài, nhưng vì lý do yêu thích nông nghiệp công nghệ cao, anh cũng đã đầu tư Nông nghiệp và hiện tại có những bước đầu thành công, tuy khó khăn nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu áp dụng Nông nghiệp thông minh vào trang trại của mình

Và còn rất nhiều các mô hình nông nghiệp thông minh trải dài các miền của Tổ quốc, hàng ngày, hàng tháng hàng năm vẫn âm thâm chuyển đổi số trong Nông nghiệp.

Ngoài ra, NextX còn cung cấp phần mềm CRM NextX hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện. Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng NextX là giải pháp giải quyết bài toán chuyển đổi số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã…

Nông nghiệp công nghệ cao gồm những gì?

Công nghệ cao được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp [cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến...], tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao.. ...

Nông nghiệp kỹ thuật cao là gì?

Nông nghiệp công nghệ cao [NNCNC] là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Công nghệ nông nghiệp là gì?

Ngành Công nghệ nông nghiệp cao là ngành đào tạo các kỹ sư công nghệ có các hiểu biết, nghiên cứu về các lĩnh vực nông nghiệp – cây trồng, vật nuôi và thủy sản, hướng tới ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, giá trị cao, an toàn ...

Nền công nghiệp công nghệ cao là gì?

Theo đó, công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Trong đó, sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Chủ Đề