Thế nào là trang trí cơ bản

Bố cục màu đăng đối là một trong những khái niệm cơ bản của ngành mỹ thuật, hay của khối H đối với các bạn đang luyện thi khối này. Tuy nhiên, để tìm hiểu về bố cục màu đăng đối, bạn cần biết về bố cục trang trí trước. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật các khái niệm về bố cục màu nhé!

Bố cục màu đăng đối

Bố cục trang trí là dạng bố cục như thế nào?

Bố cục trang trí bao gồm các họa tiết, hoa văn đã được cách điệu sắp xếp theo đối xứng. Hay còn gọi là đăng đối hoặc không đăng đối [ còn gọi là tự do ]. Trong đăng đối có nhiều dạng, bao gồm:

+ Đăng đối tuyệt đối

+ Đăng đối 2 to 2 nhỏ

+ Đăng đối đảo chiều

Các dạng đăng đối này đều theo vuông góc hoặc góc chéo. Tùy theo khung ngoài mà sắp xếp thành bố cục đăng đối dạng vuông góc hay dạng góc chéo tương ứng.

Bố cục không đăng đối trong trang trí: Vẫn sử dụng các hoa văn cách điệu nhưng sắp xếp theo dạng có chính phụ rõ rệt theo kiểu 3 nhân vật. Các nhân vật không giống nhau nhưng có liên quan đến nhau.

Ví dụ:

Nhân vật chính 1 là con ong, nhân vật chính thứ 2 sẽ là hoa, Nhân vật chính thứ 3 là mặt trời, v.v.

Nói cách khác, kiểu bố cục này các nhân vật tạo nên như một bức tranh. Trong đó các nhân vật có liên quan với nhau. Các chi tiết ở liên kết và nền cũng có sự liên quan đến nhân vật chính.

– Bố cục trang trí còn có dạng bố cục đặc biệt đó là Hàng lối và Đường diềm. Hàng lối và đường diềm được hiểu như một trích đoạn của một bức tranh trong đó các họa tiết nối tiếp nhau liên tục.

– Màu sắc trong trang trí phong phú với nhiều gam màu [tông màu ] khác nhau nhưng chủ yếu là gam màu [tông màu ] trầm, nhã. Các lớp màu có sự phân biệt về sáng tối, trong đó bao giờ nhân vật chính cũng sáng. Và có gam màu [tông màu ] đặc biệt hơn các lớp màu của liên kết và nền.

Bố cục màu đăng đối

Ngoài ra, màu liên kết và nền thường phải ảnh hưởng màu từ nhân vật chính nhưng không nên quá rõ ràng.

Bố cục trang trí là dạng bố cục cổ điển và cơ bản nhất, chúng xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống:

+ Các hoa văn trang trí trong đền, chùa.

+ Các hoa văn trang trí gạch men.

+ Các hoa văn trang trí trên vải thổ cẩm hoặc vải dệt, v.v.

Bố cục tự do là dạng bố cục như thế nào?

Bố cục tự do nhưng không có nghĩa là tự do thích làm gì cũng được bởi nó có nguyên tắc bố cục riêng. Trong bố cục tự do thường phân rõ: chính – liên kết – phụ – nền. Nhân vật chính thường có tỉ lệ lớn, rõ ràng, màu sắc nổi bật và trong một bài thường có 3 nhân vật chính. Liên kết,phụ nền màu sắc phải làm tôn lên nhân vật chính và phải có hình ảnh, họa tiết liên quan đến nhân vật chính.

– Trong bố cục tự do cần tránh các yếu tố sau:

+ Nhân vật chính và nền không có liên quan, bị tách rời.

+ Các nhân vật chính ngang dọc bằng nhau, tức là khi ta kiểm tra bằng đường thẳng mà các nhân vật nằm ngang bằng nhau thì nên tránh [ tránh sự nhàm chán về nhịp điệu ], nên để nhân vật nằm chéo đi hoặc đẩy lên cao hay xuống thấp.

+ Nền có quá nhiều mảng cắt.

+ Các mảng cắt quá nhỏ  ở nhân vật chính gây vụn nát bài.

+ Tỉ lệ nhân vật chính quá nhỏ hoặc quá to.

+ Nhân vật chính quá đơn giản, có ít sắc độ.

Màu sắc bố cục

Màu sắc trong bố cục tự do thường phong phú, tươi sáng. Không quá lệ thuộc vào bất cứ gam màu [tông màu ] nào. Cũng giống như bố cục tang trí. Màu sắc nhân vật chính nhìn rõ và đặc biệt hơn. Màu sắc ở liên kết, phụ nền phải làm tôn lên nhât vật chính bằng cách sử dụng các thủ pháp màu: Bổ túc, màu tương phản, tương đồng…vv. Để tạo nên một bài hòa sắc đầy đủ và hài hòa.

Bố cục màu đăng đối

Trên đây là khái niệm về bố cục màu đăng đối, cũng như các khái niệm khác liên quan. Hy vọng có thể bổ sung thêm phần nào kiến thức đến các bạn. Hãy theo dõi web thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé.

Bài viết liên quan:

  • HỌC VẼ
  • HỌC LUYỆN THI THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Ở ĐÂU?

[ 19-02-2016 - 07:26 PM ] - Lượt xem: 105351

BƯỚC 1:

   Tìm ý, phân mảng và sắp xếp bố cục [mảng lớn, nhỏ thay đổi linh động, hợp lý, không quá to, quá nhỏ, kích thước không quá bằng nhau].

   Trong bước này, chúng ta nên xác định cho mình các quy luật bố cục riêng như: lặp lại, xen kẻ, chồng hình, đối xứng qua trục hoặc bất đăng đối. Ở đây chúng ta xây dựng bố cục đăng đối qua tâm điểm.

BƯỚC 2:

   Tìm họa tiết, chủ đề cần trang trí, thủ pháp cách điệu sử dụng nét cong là chủ yếu. Ngoài ra, việc kết hợp với một số nét thẳng làm cho đường nét phong phú, hài hòa, linh động hơn.

   Các hình ảnh phụ kết hợp có liên quan với nhau từ đường nét đến chủ đề của đối tượng chính được cách điệu.

   Đường nét được vẽ gọn gàng, có thẩm mỹ để thuận tiện hơn cho bước tiếp theo.

BƯỚC 3:

   Phác thảo độ đậm nhạt mục đích của việc phác thảo này giúp chúng ta xác định được độ sáng tối, trung gian của tổng thể bài vẽ.

   Bước này chúng ta áp dụng quy luật tương phản sắc độ hình và nền; vd: nền tối thì hình sáng, nền sáng thì hình tối.

   Có được bảng sắc độ tốt sẽ thuận tiện cho việc phối màu sau này có hệ thống, tránh loạn nhịp trong bài. Xem họa tiết chính có được nổi bật so với các họa tiết phụ hay không?

BƯỚC 4:

   Ở đây chúng tôi sừ dụng 1 cặp màu tương phản xanh lam và cam kết hợp  theo gam nóng.

   Dựa vào phác thảo trắng đen ta tìm được vị trí đặt màu sáng, tối, cường độ mạnh đưa vào họa tiết chính, cường độ yếu đưa vào nền, tạo điểm nhấn chính phụ. Tỉ lệ màu được gia giảm cho phù hợp với gam màu xác định.

Ban biên tập DoArt

Trang Trí


BỐ CỤC TRANG TRÍ


I. Khái niệm về bố cục trang trí :

Bố cục trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí như hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc theo những qui tắc của trang trí, phù hợp với từng thể loại trang trí góp phần tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ cho nhu cầu tinh thần ngày một cao của con người.

Muốn hoạt động sáng tạo nghệ thuật tốt thì cần phải hiểu biết và nắm vững các qui luật sáng tạo. Vì vậy việc học tập nghiên cứu các qui luật,các qui tắc bố cục trang trí cũng như các qui tắc bố cục hội họa là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với người học tập mỹ thuật .

II. Một số nguyên tắc bố cục trang trí :

1-Nguyên tắc tương phản trong trang trí:

Trong trang trí nguyên tắc tương phản luôn được sử dụng để tạo cho trang trí có sự đa dạng phong phú để làm nổi phần nào, mảng nào trong bố cục : Có nghĩa là các yếu tố có tính chất đối lập nhau luôn được khai thác trong trang trí để cái nọ tôn cái kia lên. Chẳng hạn như :

  • Về hình mảng: Muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh thấy được tương quan.
  • Về đậm nhạt: Muốn làm nổi mảng sáng phải có mảng tối.
  • Về đường nét: Để thay đổi sự đơn điệu của nhiều đường nét cong cần có nét xiên, nét gấp khúc.
  • Về hình thể: Bên cạnh mảng vuông cần có mảng tròn, mảng tam giác, quả trám, các mảng đa giác khác…
  • Về màu sắc : Để làm nổi phần nào, ý nào dùng tương phản về nóng lạnh của màu hoặc tương phản về sắc độ của nhau .

2- Nguyên tắc cân đối trong trang trí:

Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong trang trí. Nó có ý nghĩa là sự sắp xếp hài hòa, hợp lí giữa các mảng với tổng thể không có mảng quá to phá vỡ khung hình định trang trí , hoặc quá nhỏ làm bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân đối có nghĩa là các mảng, các họa tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải được bố trí cân bằng làm cho mắt người xem được dẫn đi hết diện tích được trang trí không có sự bố trí bị lệch hoặc bị dồn vào một phía.

* Tóm lại :Nguyên tắc về sự tương phản và sự cân đối trong trang trí là hai nguyên tắc có tính chung nhất có thể áp dụng cho mọi thể loại trang trí. Nguyên tắc tương phản làm đa dạng, phong phú cho trang trí. Qui tắc cân đối giữ cho bố cục có sự thăng bằng hài hòa. Một bài trang trí đẹp là đảm bảo được những nguyên tắc đó.

3-Một số hình thức thường được sử dụng trong bố cục trang trí.

  • Hình thức nhắc lại là hình thức sử dụng một họa tiết vẽ lặp lại nhiều lần trong những khoảng cách đều đặn tạo nên một nhịp điệu hoặc đối xứng nhau tạo ra sự thăng bằng.
  • Hình thức xen kẽ là sử dụng nhiều họa tiết vẽ cái nọ xen lẫn với cái kia tạo ra sự phong phú vui mắt.
  • Hình thức đối xứng là sử dụng các họa tiết, các mảng màu giống nhau vẽ đối diện với nhau qua một trục [hoặc nhiều trục]. Cũng có thể dùng các họa tiết khác nhau nhưng có cùng một kích thước, một hình dáng [ nhìn đại thể thì giống nhau, nhưng chi tiết thì khác nhau].

III. Yêu cầu bố cục về một bài trang trí :

Để có một bố cục trang trí đẹp khi sắp xếp cần đảm bảo một số yêu cầu chính sau đây :

1 – Về phân bố hình mảng:

  1. a- Phân bố hình mảng phải cân đối có trọng tâm để làm nổi ý đồ của bố cục và để tập trung sự chú ý của người xem .
  2. b- Hình mảng cần có sự đa dạng về kích thước và hình thể.
  3. c- Bố trí mảng đặc cần quan tâm đến mảng trống

2- Về đường nét, họa tiết:

Đường nét trong trang trí có chức năng tạo ra họa tiết, làm phong phú các mảng, liên kết các mảng tạo sự nhịp nhàng uyển chuyển cho bố cục. Khi vẽ nét cần phối hợp nét đậm với nét thanh để có sự đa dạng về nét. Họa tiết dùng trong trang trí nhất thiết phải được nghiên cứu và vẽ từ các đối tượng có trong thực tế đã được đơn giản hóa hoặc được sáng tạo [cách điệu ].

Khi xây dựng họa tiết nên học tập tinh thần bố cục và sáng tạo họa tiết ở vốn cổ dân tộc vì đường nét của họa tiết cổ rất nhịp nhàng, cân đối .

3-Về phân bố đậm nhạt :

Phân bố đậm nhạt nghĩa là sử dụng tương phản của các độ đậm nhạt [chì, màu sắc…] để làm nổi phần chính, chi tiết chính và dìm đi chi tiết phụ không cần thiết, họa tiết có chổ ẩn, chỗ hiện cho đẹp mắt.

Khi phân bố đậm nhạt nên sử dụng 3 sắc độ : Sáng, trung gian và đậm. Bắt đầu không nên dùng ngay độ đậm trước mà nên đi từ độ vừa, trên cơ sở đó mà nhấn mạnhvà nhấn sáng ở những chỗ cần thiết theo ý đồ của người trang trí.

4-Về màu sắc trong trang trí :

Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí có những sắc thái riêng đáp ứng nhu cầu tình cảm và sở thích của người sử dụng. Màu sắc rất hấp dẫn mọi người, mọi lứa tuổi.

Yêu cầu đầu tiên của màu sắc trong trang trí là sự hài hòa dù là rực rỡ hay êm dịu. Tiếp sau là có được nhiều hòa sắc để đáp ứng nhiều đối tượng.

IV. Phương pháp vẽ bài trang trí :

Trình tự tiến hành vẽ một bài trang trí như sau :

1- Nghiên cứu để nắm vững nội dung trang trí :

Nghiên cứu tìm hiểu nội dung , yêu cầu của bài trang trí .

2- Làm phác thảo đen trắng :

-Xác định khuôn khổ định trang trí.

-Tìm bố cục :

+Phân chia các khoảng,tìm các hình mảng cho đa dạng.

+Phân bố các độ đậm nhạt cho bố cục thêm chặt chẽ.

3- Tìm phác thảo màu :

Căn cứ vào các độ đậm nhạt của phác thảo đen trắng mà tìm màu để đảm bảo ý đồ bố cục ban đầu và chủ động khi vẽ đậm nhạt của màu . Màu sắc cần hài hòa theo gam màu chủ đạo gam màu nóng hoặc gam màu lạnh

4-Vẽ họa tiết :

Vẽ họa tiết sao cho vẫn đảm bảo được hình thể ban đầu của các mảng. Họa tiết cần được đơn giản và cách điệu, sắp xếp họa tiết có chính – phụ , có trọng tâm .

5-Thể hiện :

Can hình vẽ vào giấy định thể hiện .Thể hiện đúng tinh thần của phác thảo , cần chú ý rèn luyện kỹ năng tô màu sạch đẹp, khéo léo .

* Cách điệu :

Có thể nói cách điệu hoa lá là bước đầu biết sáng tác họa tiết trang trí dựa trên những ghi chép thật,là bước đầu bày tỏ quan niệm và ý thức trang trí của bản thân trên những hình vẽ hoa lá , chim thú. Biết khai thác cái đẹp và đẩy sâu cái đẹp lên mức điển hình. Đây là bước chuyển từ nhận thức thiên nhiên sang tư duy sáng tạo nhằm phục vụ và nâng cao cái đẹp . Sự tìm tòi sáng tạo phải luôn luôn gắn bó với nhau và khai thác thực tế thiên nhiên. Một họa tiết trang trí được đánh giá là đẹp khi nó vừa phản ánh được thực tế sự vật một cách chân thực sâu sắc, vừa có sự sáng tạo điển hình

* Tóm lại :Để xây dựng một họa tiết trang trí cần phải tiến hành như sau

+ Chọn những đối tượng có hình dáng đẹp, đơn giản.

+ Ghi chép để nắm được cấu trúc và đặc điểm của nó.

+ Đơn giản, sắp xếp lại cho cân đối, bỏ những chi tiết không cần thiết

+ Phát triển đường nét, hình dáng thêm phong phú, đa dạng phù hợp.

MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ “BIỂU TƯỢNG”

Biểu tượng[theo triết, giáo dục]: là hình ảnh của sự vật lưu lại trong óc khi sự vật không còn tác động đến các giác quan nữa; hình thức cao nhất của sự phản ánh trực quan – cảm tính xuất hiện trên cơ sở tri giác. Khác với tri giác, BT không còn phản ánh rời rạc các thuộc tính của sự vật: sự vật được phản ánh dưới hình thức BT có tính chỉnh thể. BT là hình ảnh về vật trong đầu óc, ý thức, tư duy con người. Những BT của con người, khác với ở động vật, thường được bọc bằng một lớp vỏ ngôn ngữ và chứa nhiều yếu tố của sự phản ánh khái quát. BT là khâu trung gian giữa giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính.

2.Biểu tượng[theo mĩ thuật, sân khấu]: là phương tiện sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát. BT tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem. BT còn được coi như là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật. Trực giác của người nghệ sĩ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức một BT. Tuỳ thuộc những nhận thức khác nhau về BT, người ta có những cảm xúc khác nhau. Cuối thế kỉ 19, ở Châu Âu có trào lưu BT chủ nghĩa trong văn học và nghệ thuật tạo hình.[Theo “Từ điển bách khoa toàn thư” ]

3.Biểu tượng:

1. Hình ảnh tượng trưng [vd: Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình].

2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt.

3. Kí hiệu bằng hình đồ hoạ trên màn hình máy tính, người sử dụng máy có thể dùng con chuột trỏ vào đấy để chọn một thao tác hoặc một ứng dụng phần mềm nào đó. [Theo “Từ điển Tiếng Việt” – Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên]

Trên đây là một số định nghĩa về “biểu tượng”, đây được xem là những định nghĩa thiên về “định nghĩa đặc trưng. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà có những định nghĩa về “biểu tượng” khác nhau. Theo cách phân tích đề tài, tôi sẽ chọn định nghĩa “biểu tượng”: biểu tượng là hình ảnh tượng trưng. Tôi có thể nói rõ như sau:

Biểu tượng là sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là “vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác” [Đoàn Văn Chúc: “Văn hóa học”, Viện văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, 1997]

Tóm lại có thể định nghĩa: “Biểu tượng” là những hình ảnh tượng trưng, được cả một cộng đồng dân tộc cùng chấp nhận và sử dụng rộng rải trong một thời gian lâu dài.

TLTK:

cách điệu





































- See more at: //donghuongphuquy.com/pq/diendan/chu-de/2482-Hinh-cach-dieu.html#sthash.xbBZ7BwA.dpuf

Cơ sở tạo hình

Hình và nền

Hình là gì? Nền là gì?

Hình là 1 vật thể xuất hiện rõ nét trên 1 cái nền [xem hình]. Vậy thì có hình mới có nền và ngược lại. và thậm chí hình có trở thành nền khi trên nó có 1 đối tương nhỏ hơn làm hình.

tại sao cần phải phân biệt hình và nền?

Biểu diễn hình khối trên mặt phẳng

Phối cảnh

Tương quan hình nền

Hình trắng trên nền đen

Tạo bề mặt chất liệu bằng nét

Thể hiện tính chất vật lý của đường nét trên mặt phẳng

Thể hiện nét tạo chuyển động

Thể hiện nét phân chia không gian

Nghịch đảo hình nền

Đề thi

BÀI TẬP NÉT – MẢNG TRONG NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

Dùng trắng đen thể hiện các bài tập theo yêu cầu sau:
Vẽ tay, giấy cắt dán hoặc vẽ bằng máy tính
Kích thước: số hình / 1 bài / A4
Kích thước ô thể hiện: 6cm2hoặc 8cm2
Thời gian: 2 ngày

  1. Bài tập về nét trong nguyên lý thị giác


Sử dụng các loại đường nét [nét thẳng, nét xiên, nét cong tròn, nét zig zắc...] thực hiện các bài tập sau:

Bài 1: Tạo bề mặt chất liệu bằng nét

  1. 4 hình vẽ tay
  2. 4 hình vẽ máy

Bài 2: Thể hiện tính chất vật lý của đường nét trên mặt phẳng [4 hình]: nét thẳng, nét xiên, nét cong tròn, nét zig zắc...

Bài 3: Tạo mật độ trên mặt phẳng bằng đường nét [3 hình]: nét thẳng, nét xiên, nét cong tròn.

Bài 4: Thể hiện nét tạo chuyển động [4 hình]

Bài 5: Thể hiện nét phân chia không gian [3 hình]

  1. Bài tập về mảng trong nguyên lý thị giác

Bài 1: Dùng mảng thay đổi tương quan giữa hình và không gian nền [4 hình]
Bài 2: Phân chia không gian bằng mảng [4 hình]
Bài 3: Nghịch đảo hình nền [3 hình]
Bài 4: Hình trắng trên nền đen, hình đen trên nền trắng [4 hình]
Bài 5: Dùng hình bẹt biến thành hình khối [1hình]

BÀI TẬP VỀ KHÔNG GIAN TRONG NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

Dùng trắng đen thể hiện các bài tập theo yêu cầu sau:
Vẽ tay, giấy cắt dán hoặc vẽ bằng máy tính
Trình bày: số hình / 1 bài / A4
Kích thước ô thể hiện: 6cm2 hoặc 8cm2
Thời gian: 2 ngày

Bài tập về không gian trong nguyên lý thị giác

Sử dụng các loại đường nét, hình mảng tạo không gian theo các yêu cầu sau:

Bài 1: Sử dụng phối cảnh

1. Một điểm tụ [1 hình]

2. Hai điểm tụ [1 hình]

Bài 2: Tương quan, vị trí giữa hình và không gian nền [2 hình]
Bài 3: Chồng lấp, đan xen [2 hình]
Bài 4: Đậm nhạt, rỏ mờ [ sắc độ của các hình tạo xa gần] [2 hình]
Bài 5: Bài tập tổng hợp

1. Tạo một motif phẳng [ đẹp và độc đáo] [1 hình]

2. Sử dụng motif trên tạo không gian trên nền theo các phương án sau:

o Phối cảnh [1 hình]

o Tương quan, vị trí [1 hình]

o Đậm nhạt, rỏ mờ [1 hình]

Video liên quan

Chủ Đề