Theo em chuẩn để xác định trữ tình là gì

Xuất bản ngày 10/02/2020 - Tác giả: Tâm Phương

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình do Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em nắm vững kiến thức, trả lời câu hỏi ôn tập trang 180, 181, 182 SGK Ngữ văn 7 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình giúp các em thống kê lại tất cả các tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ văn 7 gồm thông tin tác giả, nội dung truyền tải và thể loại.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Cùng tham khảo...

Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình lớp 7 chi tiết

1 - Trang 180 SGK

Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Phò giá về kinh, Tiếng gà trưa, Cảnh khuya, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bạn đến chơi nhà, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.

Trả lời

Tác phẩmTác giả
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhLí Bạch
Phò giá về kinhTrần Quang Khải
Tiếng gà trưaXuân Quỳnh
Cảnh khuyaHồ Chí Minh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêHạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhàNguyễn Khuyến
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông raTrần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu pháĐỗ Phủ

2 - Trang 180 SGK

Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.

Trả lời

Tác phẩmNội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu pháTinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
Qua Đèo NgangNỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêTình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê
Sông núi nước NamÝ thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
Tiếng gà trưaTình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
Bài ca Côn SơnNhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên
Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnhTình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng
Cảnh khuyaTình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung

3 - Trang 181 SGK

Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm [hoặc đoạn trích] khớp với thể thơ.

Trả lời:

Tác phẩmThể thơ
Sau phút chia li [trích dịch Chinh phụ ngâm khúc]Song thất lục bát
Qua đèo NgangBát cú Đường luật
Bài ca Côn Sơn [Côn Sơn ca] [trích dịch thơ]Lục bát
Tiếng gà trưaCác thể thơ khác ngoài các loại trên
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh [Tĩnh dạ tứ]các thể thơ khác ngoài các thể thơ trên
Sông núi nước Nam [Nam quốc sơn hà]Tuyệt cú đường luật

4 - Trang 181 SGK

Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác:

a] Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.

b] Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.

c] Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm.

d] Tuỳ bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm.

e] Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.

g] Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả và lập luận,...

h] Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

i] Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.

k] Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.

Trả lời:

Các ý kiến không chính xác là:

a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.

e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm cảm xúc.

i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.

k. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.

5 - Trang 182 SGK

Điền vào chỗ trống trong những câu sau:

a] Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình [trước đây] là những bài thơ, câu thơ có tính chất… và…

b] Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là…

c] Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình:...

Trả lời:

Điền vào chỗ trống như sau:

a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng

b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát

c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình: ẩn dụ, tượng trưng, so sánh.

Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình ngắn nhất

Câu 1:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch

Phò giá về kinh - Trần Quang Khải

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương

Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ.

Câu 2

Tác phẩmThể thơ
Sau phút chia liSong thất lục bát
Qua đèo ngangBát cú Đường luật
Bài ca Côn SơnLục bát
Tiếng gà trưaCác thể thơ khác ngoài các loại trên
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhCác thể thơ khác ngoài các loại trên
Sông núi nước NamTuyệt cú Đường luật

Câu 3

Tác phẩmThể thơ
Sau phút chia liSong thất lục bát
Qua đèo ngangBát cú Đường luật
Bài ca Côn SơnLục bát
Tiếng gà trưaCác thể thơ khác ngoài các loại trên
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhCác thể thơ khác ngoài các loại trên
Sông núi nước NamTuyệt cú Đường luật

Câu 4

Các ý kiến không chính xác: a, e, i. k.

Câu 5

a]  tập thể, truyền miệng

b]  lục bát

c]  ẩn dụ, so sánh, tượng trưng

Ghi nhớ:

• Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thể tự sự, truyện thơ, Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tuỳ bút.

• Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân song ở những bài thơ có giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,...

• Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, bình giá và thưởng thức thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản. Phải thông qua ngôn từ giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật, sự việc được miêu tả, tường thuật, đôi khi qua cả những lập luận, ... mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.

Xem thêm:

  • Soạn bài Luyện tập sử dụng từ
  • Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Trữ tình là gì?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.

Trả lời câu hỏi: Trữ tình là gì?

- Trữ tình[tiếng Pháp: lyrique] là một trong ba phương thức thể hiện đời sống [bên cạnhtự sựvàkịch] làm cơ sở cho một loại tác phẩmvăn học.

- Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh.

- Phương thức trữ tình cũng tái hiện các hiện tượng của đời sống, như trực tiếpmiêu tảphong cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục, nhưMưa xuâncủa Nguyễn Bính,Quê hươngcủa Giang Nam,Núi Đôicủa Vũ Cao, nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự thân, mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình. Ở đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình.

- Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó, nó thường không cócốt truyện, hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng của nó thường ngắn [vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài]. Trong phương thức trữ tình, “cái tôi” trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm. “Cái tôi” trữ tình thường xuất hiện dưới dạngnhân vật trữ tình“.

- Do tác phẩm trữ tìnhtrình bàytrực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại.

- Ngay cả khi tác phẩm trữ tình nói về quá khứ, về những chuyện đã qua, xúc động trữ tình vẫn được xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra. Nhờ đặc điểm này mà những rung động thầm kín mang tính chất chủ quan, cá nhân, thậm chí cá biệt của tác giả dễ dàng đượcngười đọctiếp nhận như những rung động của chính bản thân họ. Đây là cơ sở tạo nên sức mạnh truyền cảm lớn lao của tác phẩm trữ tình. Hơn thế, việc tập trung thể hiện những nỗi niềm thầm kín, chủ quan đã cho phép tác phẩm trữ tình thâm nhập vào những chân lý phổ biến nhất của tồn tại con người như sống, chết, tình yêu, lòng chung thuỷ, ước mơ, tương lai, hy vọng. Đây lại là nhân tố tạo nên sức khái quát và ý nghĩa xã hội to lớn của tác phẩm trữ tình.

- Nội dung của phương thức trữ tình đòi hỏi một hình thức thể hiện phù hợp, tương ứng. Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàunhịp điệu. Chính vì thế, tác phẩm trữ tình có thể viết bằng thơ hoặc văn xuôi, nhưng thơ vẫn là hình thức tổ chức ngôn từ phù hợp nhất với nó [X. thơ vàthơ trữ tình].

- Sự phát triển của phương thức trữ tình luôn luôn gắn liền với những điều kiện lịch sử – xã hội, với sự vận động củaquá trình văn học, sự thay đổi của cáctrào lưu,khuynh hướngvàphương pháp sáng tác.

- Tác phẩm trữ tình xuất hiện từ buổi bình minhlịch sử văn họcnhân loại. Tuy nhiên, ở châu Âu phải đến thế kỷ XVIII, khi ý thức cá nhân có đủ điều kiện phát triển, loại tác phẩm trữ tình mới thực sự phát triển phồn thịnh. Không phải ngẫu nhiên ở nhiều nước trên thế giới, những nhà thơ trữ tình lớn nhất của một dân tộc thường xuất hiện cùng với sự hình thành và phát triển củachủ nghĩa lãng mạn.

- Trongnghiên cứu văn học, người ta phân chia tác phẩm trữ tình theo nhiều cách. Dựa vào cấu trúc ngôn từ để phân chia, ta có thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình. Trước đây, trong văn học châu Âu, người ta chia các tác phẩm trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơtrào phúng. Sau này, người ta còn dựa vào khách thể đã tạo nên cảm xúc trữ tình để phân chia thành các thể: trữ tình phong cảnh, trữ tình công dân, trữ tình thế sự.

Kiến thức tham khảo về thơ trữ tình

1. Thơ trữ tình là gì?

- Thơ trữ tìnhlà một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm [tả cảnh trữ tình].

- Thơ trữ tìnhdùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Thơ trữ tìnhchiếm bộ phận lớn nhất trong loại tác phẩm trữ tình. Trong thơ trữ tình lại có thể chia ra nhiều thể loại khác nhau.

- Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cảm xúc người ta chia thể thơ trữ tình thành các thể loại như bi ca, tụng ca, trào phúng, ballade…

2. Đặc điểm thơ trữ tình

- Đối với thơ trữ tình chú trọng rất nhiều về mặt cảm xúc thế nên phần nhịp thơ là vô cùng quan trọng.

- Đặc điểm của thơ trữ tình sẽ là có nhịp thơ ngân vang âm điệu làm bừng sáng hình ảnh thơ. Trong thơ trữ tình việc ngắt nhịp cũng rất quan trọng cũng giống như trong giao tiếp chúng ta sẽ có những khoảng nghĩ im bặt đi, hoặc gằng giọng để biểu cảm thái độ tạo nên ý nghĩa cho lời nói thì trong ngôn từ của thơ trữ tình sẽ có những khoảng ngắt nhịp thể hiện khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn, buồn bã, lúc xúc động dâng trào… gieo vần trong thơ trữ tình sẽ lặp lại các vần hoặc những vần nghe giống nhau giữa các tiếng ở những vị trí nhất định. Có sự cách điệu và phối hợp giữa các vần thơ,cộng hưởng của các âm có cùng một vần và cùng thanh bằng hoặc thanh trắc.

3. Vài tác phẩm trữ tình

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch
Phò giá về kinh Trần Quang Khải
Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh
Cảnh khuya Hồ Chí Minh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ

Video liên quan

Chủ Đề