Theo em trong các câu sau câu nào đúng cách dẫn trực tiếp

CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. – Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ [lời nói bên trong] của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.

– Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.

[O Hen-ri]

– Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.

2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộí đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn [sau động từ trong câu].

– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:

+ Bỏ dấu ngoặc kép;

+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;

+ Lược bỏ các tình thái từ;

+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. [dẫn trực tiếp]

– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. [dẫn gián tiếp]

II – LUYỆN TẬP

1. Tìm lời dẫn trong đoạn văn sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mày khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!“.

[Nguyễn Thành Long]

2. Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

a] Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thê thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế…

[Nam Cao]

b] Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

[Thanh Tịnh]

c] Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

[Lê Minh Khuê]

d] Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”.

[Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4]

e] Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

[An-phông-xơ Đô-đê]

3. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp:

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.

Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

[Nguyễn Dữ]

4. Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời đối thoại trực tiếp:

Buổi họp nhóm của chúng tôi hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Đứa nào cũng phân đôi hành vi của Tuấn. Cái Hạnh nói gay gắt, kiên quyết đòi khai trừ Tuấn khỏi hội. Vốn dịu dàng như cái Ngọc má cũng băm bổ lên án Tuấn là bạo lực, bất nhân, dám hành hung trẻ con. Điềm tĩnh nhất là Hùng. Nó đề nghị cả nhóm khoan hồng cho Tuấn một lần. Nó hứa sẽ giáo dục Tuấn đến nơi đến chốn.

5. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.

Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo.

[Vũ Khoan]

Gợi ý

1. – Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hùm Rồng.

– Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn: “Thế là một – hoà nhé!”.

2. a] Lời dẫn gián tiếp: những lúc đói, trí người ta sáng suốt -* Lời dẫn là lời nói.

b] Lời dẫn gián tiếp: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước -* Lời dẫn là ý nghĩ.

c] Lời dẫn trực tiếp: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! -* Lời dẫn là lời nói.

d] Lời dẫn trực tiếp: Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ -» Lời dẫn là lời nói.

e] Lời dẫn trực tiếp: Lại có chuyện gì nữa đây? -* Lời dẫn là ý nghĩ.

Xem thêm: Nghĩa tường minh và hàm ý – Ngữ dụng học Tiếng Việt lớp 9

3. Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp [ngôi thứ nhất chuyển thành ngôi thứ ba, ví dụ: tôi —* nàng, Vũ Nương,…].

4. Khi chuyển đoạn văn có lời dẫn gián tiếp thành đoạn văn có lời đối thoại trực tiếp, cần:

– Lưu ý về dấu hiệu hình thức của lời dẫn trực tiếp: lời đối thoại đặt sau dấu hai chấm và có dấu gạch ngang đầu lời thoại.

– Cần chuyển đổi từ xưng hô cho phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp. Đây là hội thoại của HS trong môi trường giao tiếp của các em.

5. Mục đích của bài tập là cho HS luyện tập thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo gợi ý của đề bài. HS tự thực hiện.

Related

VnDoc xin trân trọng giới thiệu Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 11: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1: Cách dẫn trực tiếp là gì?

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp

C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình

D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?

A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật

B. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp

C. Lời nói của nhân vật được trích dẫn nguyên văn

D. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Một

Câu 4: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:

A. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}

B. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []

C. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn []

Câu 5: Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học [nhất là văn xuôi] thường được dẫn bằng cách nào?

A. Gián tiếp B. Trực tiếp

Câu 6: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp?

[1] Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng:
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"
[2] Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. [3] Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". [4] Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng: Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. [5] Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu [1] [2] [3] [4]

B. Các câu [1] [3] [4]

C. Các câu [1] [2] [4]

D. Các câu [5] [4] [3]

Câu 7: Các từ LÀ, RẰNG nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?

A. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp

B. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp

C. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp

Câu 8: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 9: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học [nhất là văn xuôi] thường được dẫn bằng cách nào?

A. Gián tiếp B. Trực tiếp

Câu 10: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?

A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.

B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...

A. Nhắc lại ý chính

B. Nhắc lại nguyên văn

C. Nhắc lại một phần

Câu 12: Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác

A. Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.

B. Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.

C. Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.

D. Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào có lời dẫn trực tiếp?

A. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.

B. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.

C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa

D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa

Câu 14: Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp?

A. Cúc nói với Mai: “Bố của tôi rất nghiêm khắc”

B. Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc

C. Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc

D. Cúc nói với Mai rằng: bố của tôi rất nghiêm khắc

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 11: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và hình thức của cách dẫn trực tiếp và gián tiếp...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 11: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề