Thị thơm thì giấu người thơm nghĩa là gì

Xem lời giải và đáp án chi tiết cho Đề thi kì 2 có đáp án thời gian 90 phút, Sở GD và ĐT Nam Định , môn Ngữ văn 10

Đề bài:

SỞ GD& ĐT Nam Định

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019 2020

Môn: Ngữ văn Lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích trên:

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

[Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr36-37]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2:Những chuyện cổ nào được gợi ra từ đoạn trích trên?

Câu 3: Người thơm được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ?

''Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà''

Câu 4:Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

''Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì''

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1:[2,0 điểm] Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] trình bày ý kiến của anh/chị về việc tìm hiểu văn hóa dân gian đối với lớp trẻ Việt Nam hiện nay.

Câu 2: [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tính máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

[TríchTrao duyên Truyện Kiều, Nguyễn Du]

Lời giải chi tiết:

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp:Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2.

* Phương pháp:Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

-Những truyện cổ được gợi ra từ đoạn trích trên:

+ Truyện cổ tíchTấm Cám

+Đẽo cày giữa đường

+Sự tích Trầu cau

3.

* Phương pháp:Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

-Người thơm: bà lão hiền lành, nhân hậu trong truyện cổ tích Tấm Cám

- Đồng thời cũng có thể hiểu người thơm là những người tốt bụng, hiền lành trong cuộc sống.

4.

* Phương pháp:Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

-Hai câu thơ ám chỉ những người không có chính kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý người khác, cuối cùng sẽ chẳng đạt được kết quả tốt đẹp, thành công.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

* Phương pháp:Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

-Giải thích: Văn hóa dân gian là "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ... của người thời trước"

- Một bộ phận giới trẻ không mặn mà với văn hóa truyền thống.

- Nguyên nhân:

+ Sự tác động của kinh tế thị trường,

+ Do sự du nhập các dòng nhạc mới, phim ảnh mới, do công nghệ thông tin, các loại hình giải trí... khiến lớp trẻ không được tiếp xúc với văn hóa truyền thống, họ không có sự hiểu biết...

- Bên cạnh đó, có rất nhiều người trẻ đang tích cực giữ gìn và phát huy văn học dân gian. Ngày nay, chúng ta cũng thấy nhiều ca sĩ, họa sĩ họ cũng quay về ứng dụng chất liệu truyền thống, dân gian trong sáng tạo của mình. Sản phẩm của họ đi vào cuộc sống, đi vào giới trẻ. Và những các tác phẩm của họ cũng góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ, để hiểu biết hơn, trân trọng hơn di sản văn hóa truyền thống mà cha ông sáng tạo, gìn giữ đến ngày nay.

- Giải pháp:

+ Để lớp trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn hóa dân gian, truyền thống, trước hết chúng ta đưa nhiều bài học về văn hóa truyền thống, bài hát dân ca vào trường học, hay các họa tiết hoa văn, dân gian vào trường học.

+ Trường học cũng nên có nhiều buổi dã ngoại cho học sinh, đặc biệt cho học sinh thành phố được trải nghiệm các buổi dã ngoại. Trong gia đình, bố mẹ nên duy trì nét văn hóa truyền thống như thờ cúng tổ tiên, về quê, tham dự lễ hội truyền thống của quê hương và nhiều hoạt động khác gắn với văn hóa truyền thống.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích.

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩmTruyện Kiềuvà đoạn tríchTrao duyên.

- Giới thiệu 18 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Phân tích

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều [2 câu đầu]

- Lời nói:

+ Cậy: Đồng nghĩa với nhờ nhưng cậy còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.

+ Chịu lời: Đồng nghĩa với nhận lời nhưng nhận lời nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn chịu lời thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: Lạy, thưa

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường,van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lý

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.

+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.

b. Lí lẽ trao duyên của Kiều [10 câu tiếp]

* Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:

- Thành ngữ đứt gánh tương tư: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.

- Chữ mặc: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân.

* Kiều kể về mối tình với chàng Kim:

- Hình ảnh Quạt ước, chén thề: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- Sóng gió bất kì: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời.

* Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết:

- Hình ảnh ẩn dụ Ngày xuân: Tuổi trẻ.

=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

- Tình máu mủ: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống.

=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ Thịt nát xương mòn và Ngậm cười chín suối: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều.

=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.

Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể không nhận lời.

Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm, cảm xúc.

c. Kiều trao kỉ vật [6 câu tiếp]:

- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây.

=> Kỷ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ giữ - của chung - của tin.

+ Của chung là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.

+ Của tin là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim Kiều: mảnh hương, tiếng đàn.

=> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

d. Nghệ thuật:

- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình.

- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

III. Kết luận: Khẳng định giá trị của 18 câu thơ đầu đối với đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.

  • Lớp 10

    • SGK Toán 10 - Đại Số và Hình Học Toán 10
    • SGK Toán 10 nâng cao
    • SGK Tiếng Anh 10
    • SGK Tiếng Anh 10 Mới
    • Văn mẫu 10
    • Soạn văn 10 chi tiết
    • Soạn văn 10 ngắn gọn
    • Soạn văn 10 siêu ngắn
    • Tác giả - Tác phẩm văn 10
    • SGK Vật lý 10
    • SGK Vật lý 10 nâng cao
    • SGK Hóa học 10
    • SGK Hóa học 10 nâng cao
    • SGK Sinh học 10
    • SGK Sinh học 10 nâng cao
    • SGK Địa lí 10
    • SGK Lịch sử 10
    • SGK Công nghệ 10
    • SGK Giáo dục công dân 10
    • SGK Tin học 10
    Mô tả văn tắt:

    Hướng dẫn xem lời giải,soạn bài, giải bài tập tất cả các môn học lớp 10. Cách trình bày dễ hiểu, khoa học. Các em học sinh, thầy cô giáo muốn xem môn học nào thì click vào môn học đó để xem. Để tìm các bài soạn, bài giải lớp 10 trên mạng. Hãy gõ vào ô tìm kiếm google dòng chữ:Xem lời giải lớp 10 xemloigiai

    Tên chi tiết:
    Xem lời giải lớp 10 | Soạn bài lớp 10 | Giải lớp 10 | Giải bài tập lớp 10 | Các môn học lớp 10
  • Ngữ Văn

Viết bình luận

Tên của bạn *
Thư điện tử *
Nội dung của trường dữ liệu này được giữ kín và sẽ không được hiển thị công khai.
Trang chủ
Nội dung *

Video liên quan

Chủ Đề