Thông tư hướng dẫn phê duyệt dự án đầu tư

Ngày 06/12/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 5535/BXD-HĐXD gửi Tổng Cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý chi phí đầu tư các dự án thành phần của Tổng cục Thống kê.

Theo nội dung văn bản số 1889/TCTK-KHTC ngày 18/11/2022 của Tổng Cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chủ trương đầu tư 12 dự án [08 dự án nhóm B, 04 dự án nhóm C] và tại quyết định chủ trương đầu tư phân chia thành 122 dự án thành phần [dự án nhóm C] để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc các Cục Thống kê cấp tỉnh, Chi cục Thống kê cấp huyện và phân kỳ thời gian thực hiện của từng dự án thành phần, quy định mỗi dự án thành phần được quản lý thực hiện, hoàn thành, đưa vào sử dụng hoàn toàn độc lập với nhau.

Điểm a khoản 2 Điều 50 Luật Xây dựng 2014 [được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14] quy định: "Dự án đầu tư xây dựng được phân chia thành các dự án thành phần khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập. Các dự án thành phần sau khi phân chia được quản lý như đối với dự án độc lập". Do vậy, trường hợp 12 dự án nêu trên được phân chia thành 122 dự án thành phần để quản lý thực hiện, hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng hoàn toàn độc lập với nhau thì việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư, quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng của từng dự án thành phần được thực hiện như đối với một dự án độc lập theo các quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo việc phân chia dự án phải thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp quyết định chủ trương đầu tư đã được phê duyệt theo quy định.

Ngày 03/03/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có hiệu lực từ ngày 03/03/2021 với các thông tin cụ thể như sau:

  1. Giới thiệu một số nội dung chính của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng: 1. Nghị định gồm 07 chương và 111 điều quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. 2. Nghị định có hiệu lực thi hành kề từ ngày 03/3/2021. 3. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IX Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ. 4. Các quy định trước đây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trái với Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đều được bãi bỏ. II. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: 1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo. 2. Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất]. 3. Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng [trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhỏm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư]. III. Thẩm quyền thẩm định: 1. Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Người quyết định đầu tư giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc làm cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư được giao cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ quan chủ trì thẩm định trong trường hợp có cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc. 2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:
  2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi là cơ quan Trung ương] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành [mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13.
  3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 và dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 3. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án từ nhóm B trở lên, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:
  4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương, người đứng đầu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập [sau đây gọi là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án có công trình cẩp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành [mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc] quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ dự án quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13.
  5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 và dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 4. Đối với dự án PPP, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:
  6. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án do người đứng đầu cơ quan trung ương, Thủ trưởng cơ quan khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư phê duyệt dự án hoặc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án; dự án có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên.
  7. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án PPP được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13. 5. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án quy mô lớn quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:
  8. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhỏm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trờ lên.
  9. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh; trừ dự án quy định tại điểm a khoản 4 Điều 13. 6. Đối với dự án có công năng phục vụ hỗn hợp, thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được xác định theo chuyên ngành quản lý quy định tại Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đối với công năng phục vụ của công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính. IV. Quy định xử lý chuyển tiếp: 1. Dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021 thì không phải thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, việc thực hiện các bước tiếp theo [bao gồm cả trường hợp điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng] thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 2. Đối với dự án đầu tư xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng 2014 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021, việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và không phải thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 3. Công trình xây dựng đã trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trước ngày 01/01/2021 nhưng chưa có thông báo kết quả thẩm định trước ngày 03/3/2021, việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện như sau:
  10. Đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và không thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định số 113/2020/NĐ-CP, việc thẩm định được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
  11. Đối với công trình xây dựng thuộc phạm vi áp dụng quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP, việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và rà soát các điều kiện cấp phép xây dựng để miễn giấy phép xây dựng được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 113/2020/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ thiết kế trình thẩm định không đáp ứng yêu cầu, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản trả hồ sơ để Chủ đầu tư hoàn thiện và thực hiện việc thẩm định theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 4. Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Nghị định số 113/2020/NĐ-CP nhưng không thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020, khi điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì việc thẩm định thiết kế điều chỉnh và quản lý về giấy phép xây dựng được thực hiện như sau:
  12. Trường hợp thông báo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng có kết luận đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh, gửi thông báo kèm theo báo cáo kết quả thẩm định đến cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước khi tiếp tục thi công xây dựng.
  13. Trường hợp thông báo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng không có đánh giá về điều kiện miễn giấy phép xây dựng, hoặc kết luận không đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh và thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định. 5. Đối với dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây đựng thẩm định thiết kế cơ sở một số công trình thuộc dự án theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi chủ đầu tư trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thực hiện thẩm định đối với các công trình còn lại của dự án. 6. Đối với dự án đã được người quyết định đầu tư phê duyệt hình thức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 Luật Xây dựng 2014 thì tiếp tục thực hiện theo quyết định phê duyệt của người quyết định đầu tư, trong trường hợp để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình thì người quyết định đầu tư được điều chỉnh hình thức quản lý dự án theo quy định Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 7. Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng kể từ ngày 15/8/2020 và thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 nhưng chưa khởi công xây dựng trước ngày 03/3/2021 thì chủ đầu tư phải gửi hổ sơ, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương kèm theo thông báo khởi công để theo dõi, quản lý theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 8. Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng [bao gồm thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng] và không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, trừ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 41 và khoản 2 Điều 54 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Trường hợp công trình xây dựng đã cấp giấy phép xây dựng, việc điều chỉnh giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP. 9. Công trình thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và chưa khởi công xây dựng trước ngày 03/3/2021 nhưng thuộc đối tượng yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 10. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có xác định thời hạn của chứng chỉ theo quy định của Luật Xây dựng 2003 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ cho đến khi hết hạn. Căn cứ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân thực hiện việc kê khai và tự xác định hạng của chứng chỉ kèm theo chứng chỉ hành nghề còn thời hạn để làm cơ sở tham gia các hoạt động xây dựng. Bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. 11. Tổ chức, cá nhân đã được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng 2014 trước thời điểm ngày 03/3/2021 được tiếp tục sử dụng chứng chỉ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng được ghi trên chứng chỉ đến khi hết hạn. Kể từ ngày 03/3/2021, trường hợp tổ chức, cá nhân có đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

12. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề trước thời điểm ngày 03/3/2021 thì được xét cấp chứng chỉ theo quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.

Các quy định cụ thể đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố xem file đính kèm./.

Ai có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư?

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công bao gồm: Thủ tướng Chính phủ Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ai có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt dự án điều chỉnh.

Việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của ai?

Ủy ban nhân dân cấp huyện,cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư. Đối với các dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.

Khi nào cần thẩm định dự án đầu tư?

Thẩm định giá trị dự án đầu tư là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ nhà đầu tư nào trước khi tiến hành bỏ vốn đầu tư. Quá trình này sẽ kiểm tra, xem xét, đánh giá toàn diện những nội dung ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế, xã hội và tính khả thi của dự án.

Chủ Đề