Thu nhập bình quân đầu người của trung quốc năm 2024

BNEWS Chi tiêu bình quân đầu người ở Trung Quốc đã giảm 0,2% theo giá trị thực vào năm 2022, do các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan tới đại dịch COVID-19.

Chi tiêu bình quân đầu người ở Trung Quốc đã giảm 0,2% theo giá trị thực vào năm 2022, do các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan tới đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến thói quen của người tiêu dùng, đánh dấu mức giảm lần thứ ba kể từ khi báo cáo về dữ liệu này được tổng hợp từ năm 1980. Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc [NBS] cho thấy sự sụt giảm trên diễn ra sau khi tăng 12,6% vào năm 2021. Trước đó vào năm 2020, giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, chi tiêu bình quân đầu người giảm 4%.

Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2022, một trong những mức tăng trưởng yếu nhất trong gần nửa thế kỷ qua, giữa bối cảnh nước này vừa quyết định từ bỏ các chính sách hạn chế COVID-19 khắc nghiệt vào cuối năm ngoái. Điều này dẫn tới thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ tăng 2,9% theo giá trị thực, mức tăng thấp thứ hai kể từ năm 1989 và doanh số bán lẻ giảm 0,2%, mức tồi tệ thứ hai kể từ năm 1968. Xu Tianchen, một nhà kinh tế tại bộ phận phân tích, dự báo và tư vấn rủi ro [EIU] thuộc Tập đoàn The Economist, cho biết, sự sụt giảm mạnh tốc độ tăng trưởng thu nhập của những người có thu nhập thấp nhất Trung Quốc là yếu tố chính đằng sau dữ liệu chi tiêu yếu kém này. Ông Xu nói: “Trước đại dịch, nhóm thu nhập thấp nhất là một trong những nhóm có mức tăng trưởng thu nhập nhanh nhất, nhưng hiện tại, điều đáng chú ý là nhóm này đã trở thành nhóm có mức tăng trưởng thu nhập chậm nhất, giảm từ 10,1% xuống 5,2%. NBS cho biết, theo số liệu chưa điều chỉnh, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng lên 36.883 NDT [5.310 USD] vào năm ngoái, trong khi chi tiêu bình quân đầu người tăng lên 24.538 NDT [3.533 USD]/năm. Khu vực nông thôn có diễn biến thu nhập tốt hơn so với khu vực đô thị, với thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tăng 4,2% theo giá trị thực trong năm 2022, so với mức tăng 1,9% của cư dân thành thị. Việc làm ở thành thị tại trung Quốc đã giảm 8,4 triệu vào năm ngoái, đánh dấu lần giảm đầu tiên kể từ năm 1962./.

Theo các số liệu thống kê về kinh tế do Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố ngày 17/7, trong nửa đầu năm 2023, thị trường nước này đã từng bước khôi phục, nguồn cung sản xuất tiếp tục tăng, việc làm và giá cả cơ bản ổn định, thu nhập người dân tăng ổn định, nền kinh tế phục hồi theo hướng tích cực.

Cụ thể, GDP nửa đầu năm 2023 đạt 59.303,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,5%, trong đó quý I tăng 4,5%, quý II tăng 6,3% so cùng kỳ năm ngoái.

Tính theo ngành nghề, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt 3.041,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,7%; công nghiệp đạt 23.068,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,3%; dịch vụ đạt 33.193,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,4% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu năm 2023, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội đạt 22.758,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2%; đầu tư tài sản cố định đạt 24.311,3 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 20.101,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 2,1%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,7% so cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ thất nghiệp bình quân theo điều tra tại khu vực thành thị đạt 5,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 19.672 nhân dân tệ, tăng 6,5% trên danh nghĩa, tăng thực tế 5,8% sau khi loại trừ các yếu tố về giá.

Theo đánh giá, trong nửa đầu năm nay, cùng với việc khôi phục toàn diện trạng thái bình thường các hoạt động kinh tế-xã hội, các chính sách vĩ mô đã phát huy hiệu quả rõ nét, giúp nền kinh tế Trung Quốc phục hồi tích cực và phát triển với chất lượng cao.

TTO - South China Morning Post: GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng từ 1.053 USD [2001] lên 10.435 USD [2020], xấp xỉ Malaysia, Bulgaria. Còn một chặng đường dài để cường quốc châu Á bắt kịp mức 63.207 USD của Mỹ, 41.059 USD của Anh, 40.193 USD của Nhật Bản và 34.173 USD của Liên minh châu Âu [EU].

Trung Quốc chưa tiến vào nhóm quốc gia thu nhập cao trong khi đang đối mặt thách thức là dân số già hóa và thế hệ trẻ trì hoãn sinh con do áp lực kinh tế.

Cici, 27 tuổi, không muốn sinh con ít nhất tới năm 35 tuổi. Mẹ đang gây áp lực buộc cô kết hôn và "sống ổn định", nhưng trong lúc vừa bận rộn làm việc trong một công ty công nghệ ở Bắc Kinh vừa học thạc sĩ luật, Cici hầu như không có thời gian để nghĩ tới việc lập gia đình.

Chuyện của Cici không hiếm. Khắp thế giới, phụ nữ trẻ đang có xu hướng trì hoãn kết hôn và sinh con lâu hơn thế hệ bà và mẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này ở Trung Quốc nghiêm trọng tới mức năm ngoái, dân số giảm 850.000 người. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc suy giảm dân số trong hơn 50 năm, khi tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp chưa từng có.

Dân số suy giảm báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tình trạng của Cici là điều thường thấy ở thế hệ Thiên niên kỷ tại nhiều quốc gia giàu có, nhưng Trung Quốc chưa thể xếp vào nhóm này. Ngân hàng Thế giới định nghĩa quốc gia có thu nhập cao là đất nước có GDP thu nhập bình quân đầu người trên 13.845 USD. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng vọt trong thế kỷ 21 nhưng mới chỉ lên mức 12.850 USD năm 2022. Nhiều nhà kinh tế lo ngại Trung Quốc sẽ "già trước khi giàu".

Người dân Trung Quốc tại một hội chợ sách ở Bắc Kinh ngày 18/9. Ảnh: AFP

Nhiều so sánh đang được đưa ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia bước vào thời kỳ kinh tế ảm đạm đầu những năm 1990. Nguyên nhân dẫn tới "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản khi giảm phát và tăng trưởng thấp kéo dài là thị trường chứng khoán sụp đổ, nhưng tình hình càng nghiêm trọng hơn do dân số già hóa.

Khoảng 14% dân số Trung Quốc hiện nay trên 65 tuổi, ngưỡng Nhật Bản đã trải qua năm 1993. Nhưng để tăng từ mức 10% lên 14%, Nhật Bản đã mất gần 10 năm, còn Trung Quốc chỉ trong 6 năm. Trong 20 năm tới, Trung Quốc đang trên đà tăng thêm số người trên 65 tuổi và số dân này đông hơn tổng dân số Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ vấn đề này. Năm 2016, Trung Quốc xóa bỏ chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ, thay thế bằng chính sách giới hạn ba con. Một số tỉnh bãi bỏ hoàn toàn hạn chế quy mô gia đình trong nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con. Nhiều chính sách nữa được đưa ra như cho phép cặp vợ chồng mới cưới nghỉ phép 30 ngày hưởng lương, giảm giá chi phí thụ tinh nhân tạo, trợ cấp tiền mặt cho gia đình sinh con thứ hai và thứ ba.

Nhưng các chính sách này không tạo ra nhiều khác biệt. Thế hệ trẻ như Cici ngày nay có trình độ học vấn cao hơn cha mẹ, không sẵn lòng tuân theo các chuẩn mực truyền thống về kế hoạch hóa gia đình.

Cici cho hay muốn ổn định sự nghiệp trước khi lập gia đình. Cô và bạn trai đã tiết kiệm hai triệu tệ [270.000 USD] để mua nhà ở Bắc Kinh, nơi giá bình quân mỗi m2 là 70.740 tệ [9.500 USD] hồi tháng 7.

Chừng nào những thanh niên như Cici cảm thấy số tiền tiết kiệm không tăng lên đủ để có con, lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ tiếp tục co hẹp. Từ năm 2019 tới 2022, số người trong độ tuổi lao động giảm hơn 40 triệu người, khiến việc trợ cấp cho tầng lớp người cao tuổi thêm khó khăn.

Tỷ lệ % dân số trên 65 tuổi của Nhật Bản và Trung Quốc qua các năm. Đồ họa: Guardian

Năm 2019, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cảnh báo quỹ lương hưu nhà nước có thể cạn vào năm 2035. Lời cảnh báo đưa ra trước khi nền kinh tế chậm lại trong vài năm qua ảnh hưởng tới nguồn đóng góp quỹ lương hưu. Thời kỳ Covid-19, chính phủ Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp dừng đóng góp quỹ an sinh xã hội trong tối đa 6 tháng, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 1.540 tỷ nhân dân tệ, nhưng cũng làm giảm nguồn thu vào quỹ hưu trí 13%, khiến hệ thống này lần đầu rơi vào tình huống thâm hụt.

Zoe Zongyuan Liu, thành viên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhóm nghiên cứu tại Mỹ, cho rằng thâm hụt lương hưu có thể là vấn đề ngắn hạn, "nhưng vì tình trạng dân số đang co hẹp, việc tăng lương hưu cơ sở sẽ khó khăn. Do đó, phải tăng cường đầu tư".

"Chính phủ Trung Quốc đã và đang phát triển nhiều chương trình cho phép sử dụng quỹ lương hưu đầu tư vào nhiều loại tài sản để gia tăng lợi nhuận nhưng việc có tăng được hay không còn phụ thuộc nền kinh tế", ông nói.

"Nếu kinh tế không tốt, nếu các khoản đầu tư không hiệu quả và chính phủ tiếp tục cắt giảm tỉ lệ đóng góp, tình trạng thâm hụt sẽ nghiêm trọng hơn", Liu nhận định.

Trung Quốc là một trong những nước quy định độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất thế giới. Đàn ông có thể nghỉ hưu năm 60 tuổi, còn phụ nữ là 55 hoặc 50 đối với công nhân. Dư luận luôn phản ứng kịch liệt với các đề xuất tăng tuổi hưu. Năm nay, truyền thông nhà nước cho biết Bắc Kinh đang thúc đẩy kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu nhưng không nêu thời gian cụ thể.

Thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc đứng thứ mấy?

Năm 2018, kinh tế Trung Quốc có sự phát triển khi GDP danh nghĩa đạt 83,03 nghìn tỉ NDT [tương ứng với 12,96 nghìn tỉ USD], xếp hạng thứ hai thế giới. Chỉ số GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 64.643 NDT [tương ứng với 9.769 USD]. Bản đồ GDP đầu người các đơn vị hành chính Trung Quốc theo chỉ số GDP.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

GDP bình quân đầu người ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Như vậy đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu đồng/người/năm.

Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới về kinh tế 2023?

Năm 2023 đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Sản lượng ngũ cốc tăng 1,3% so với năm ngoái, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ đều ghi nhận các mức tăng trưởng vượt dự đoán… là những tín hiệu tích cực đến với nền kinh tế của quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.

Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ mấy trên thế giới?

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước [GDP] quý 2 yếu ớt so với quý 1, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ của nước này lập kỷ lục mới trong tháng 6/2023.

Chủ Đề