Thuận lợi của nhà quản trị Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều. Tuy nhiên do mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cùng với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải, đã khiến không ít doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, thậm chí có nguy cơ phá sản. Vậy đâu là những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt?

>>>Đọc thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp: Bí mật cho một DN tinh gọn và hiệu quả

Nhân sự là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với doanh nghiệp, tuy nhiều doanh nghiệp vẫn luôn chú trọng công tác quản trị nhân sự nhưng làm việc với con người chưa bao giờ là việc dễ dàng. Những vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt khi quản trị nhân sự bao gồm: dư thừa và thiếu hụt nhân lực, tỉ lệ luân chuyển lao động tăng cao, chính sách lương, thưởng, đãi ngộ chưa phù hợp với mong muốn của nhân viên, khó tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài để xây dựng đội ngũ kế thừa…Một vài thách thức phổ biến bao gồm

Không kiểm soát được số lượng công việc của nhân viên: Người quản lý thường mắc sai lầm khi suy nghĩ rằng sẽ giao nhiều việc cho người có kinh nghiệm với những công việc quan trọng, còn những người ít kinh nghiệm hơn chỉ giao những việc lặt vặt để đảm bảo hiệu quả công việc. Điều này gây mất cân bằng về khối lượng công việc và thời gian cho mỗi nhân viên. Người thì phải làm cật lực để hoàn thành công việc, người thì thảnh thơi ngồi chơi, chỉ làm những việc nhỏ trong thời gian ngắn đã hoàn thành. Chính vì sự phân công công việc không đồng đều, có thể làm chậm tiến độ công việc do khối lượng công việc dành cho một người là quá lớn so với khả năng của họ.

Giao việc không đúng năng lực: Đối với các nhà lãnh đạo, cần phải có sự quan sát nhạy bén, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, từ đó giao cho họ những công việc phù hợp để hiệu quả và năng suất công việc đạt được tốt nhất. Điều này là bài toán mà các nhà quản lý luôn phải cân nhắc trước khi ra quyết định, bởi nếu giao sai người, sai việc, không phù hợp với năng lực của nhân viên, sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của công việc, có khi còn gây ra thiệt hại lớn cho tổ chức. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng có thể nắm bắt được hết các điểm mạnh và điểm yếu của các nhân viên dưới quyền, gây khó khăn trong quá trình giao việc cho nhân viên

Nhân sự lơ là nhưng lại không nhắc nhở đúng lúc: Thái độ làm việc tích cực và tập trung của nhân viên góp phần quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc, tuy nhiên, khi nhân sự lơ là, bỏ bê công việc, sẽ làm năng suất và hiệu quả công việc giảm sút. Với thái độ làm việc của người Việt, lãnh đạo càng nhân nhượng, nhân viên càng được đà lấn lướt, không chú trọng làm việc, vậy nên, người lãnh đạo cần quan sát được những nhân viên nào đang có thái độ làm việc không nghiêm túc, thì kịp thời nhắc nhở, tránh để tình trạng lâu dài, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của doanh nghiệp.

Không kịp thời khen thưởng nhân viên xuất sắc: Lời khen thưởng của lãnh đạo đối với nhân viên chính là động lực to lớn giúp cho các nhân viên có được tinh thần làm việc tốt nhất, tạo cảm giác cho họ được tôn trọng, có giá trị trong doanh nghiệp, từ đó, năng suất và hiệu quả công việc tạo ra cũng sẽ tốt hơn. Có phạt có thưởng thì nhân viên mới có thái độ làm việc tích cực được, nhiều nhà quản lý thường không có lời khen thưởng đối với những thành tích tốt của nhân viên, như vậy, sẽ làm cho nhân viên không có được ý chí tiến thủ, cũng như cảm thấy dù không làm được việc hay làm tốt thì cũng không được gì, khiến họ rơi vào tình trạng làm việc trong sự nhàm chán, không chú trọng vào công việc.

Quản trị nhân sự hiệu quả là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp do chưa có kế hoạch phân bổ nguồn lực rõ ràng, cụ thể nên công tác này vẫn xảy ra nhiều bất cập. Về mặt nhân sự, nhà quản trị nên theo dõi tình hình làm việc của tất cả các phòng ban, dựa trên các báo cáo công việc định kì, để có những nhận xét, điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Việc phân chia công việc, sắp xếp nhân sự cũng phải đảm bảo công bằng, có mức thưởng, đãi ngộ xứng đáng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên. Về mặt tài chính, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng dòng tiền của mình một cách hợp lý, luôn có các quỹ dự phòng để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.

Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong nắm bắt toàn diện hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực do sử dụng những công cụ quản lý truyền thống như: Excel, hay các phần mềm riêng lẻ. Nhiều lãnh đạo không nắm được bức tranh toàn cảnh về hệ thống tài chính – kế toán của doanh nghiệp, “lơ mơ” về các chỉ số đánh giá, phó thác cả hệ thống tài chính cho kế toán trưởng.

Có thế thấy, xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ đang được chú trọng vào tất cả các ngành, nghề. Công tác quản lý là một công việc đặt ra nhiều thách thức bởi khối lượng công việc dày đặc, nhân viên khó kiểm soát, dữ liệu thông tin chồng chéo qua các năm. Vì vậy, quản lý là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu trong áp dụng công nghệ.

Vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là công cụ quản lý, điều hành doanh nghiệp đã lỗi thời và không còn hiệu quả, gây lãng phí thời gian, công sức. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh phát triển, việc sử dụng các phương pháp quản trị truyền thống đã không còn đáp ứng được nhu cầu quản trị nữa. Các quy trình hoạt động rườm rà, không đồng bộ, dữ liệu phân tán, khó truy cập gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần nghiêm túc cân nhắc một giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp phù hợp, giúp giải quyết các khó khăn doanh nghiệp gặp phải đồng thời nâng cao năng suất hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Phần mềm 3S ERP là phần mềm quản lí tổng thể doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp kiểm soát tốt nguồn lực của chính mình. Từ những yếu tố đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này hợp lý nhờ vào các quy trình nghiệp vụ thiết lập trong hệ thống. Ngoài ra, 3S ERP còn cung cấp cho các doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên. 3S ERP chính là giải pháp tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Để nhận tư vấn và demo về phần mềm quản trị doanh nghiệp 3S ERP, mời quý doanh nghiệp liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi: 092.6886.855

>>Đọc thêm: Review tất tần tật về phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể 3S ERP

Dù ở vị trí quản lý cụ thể gì, lãnh đạo chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Ở cương vị trưởng nhóm, bạn phải học cách đặt mình vào vị thế của nhiều người khác nhau và đáp ứng nhu cầu của họ – không chỉ với các thành viên trong nhóm, mà cả với cấp quản lý cao, khách hàng cũng như đối tác đang sử dụng/cung cấp sản phẩm & dịch vụ của mình.

Mỗi người có một phong cách lãnh đạo, triết lý và chiến lược hành động khác nhau trong quản lý công ty/ đội nhóm. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo thực sự luôn phải luôn đảm đương những vai trò nhất định để hoàn thành tốt công việc, đảm bảo tiến bộ và hiện thực hóa tầm nhìn cá nhân cũng như doanh nghiệp.

8 vai trò của người lãnh đạo

Sau đây là những vai trò chủ đạo của cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

1. Lập chiến lược

Vai trò của người lãnh đạo – trước hết – là phát triển kế hoạch cho công ty, bao gồm công việc mà từng thành viên trong nhóm phải làm. Trách nhiệm của bạn là vạch ra các mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp, xác định các bước cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Lấy ví dụ:

  • Bạn có muốn tăng doanh số bán hàng không?
  • Bạn đang tìm cách sắp xếp hợp lý lại các quy trình?
  • Có lĩnh vực, sản phẩm hoặc phòng ban cụ thể nào mà bạn muốn cải thiện không?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định những số liệu sẽ sử dụng để đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra. Đây sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược và các bước hành động chi tiết.

2. Giao tiếp

Khả năng giao tiếp là yêu cầu rất quan trọng đối với lãnh đạo ở mọi cấp bậc – cũng như với nhân viên ở mọi giai đoạn phát triển sự nghiệp. Cấp lãnh đạo cần biết cách truyền đạt ý tưởng cho nhân viên, công chúng và quản lý cấp trên. Quá  trình giao tiếp sẽ diễn ra một cách thường xuyên dưới đa dạng hình thức – từ trao đổi trực tiếp, gửi email, tham gia họp, nói chuyện điện thoại, v.v.. Dù bạn là người quản lý mới đang lên kế hoạch cho công ty, thực hiện chiến lược thay đổi trong tổ chức, hay chỉ đơn giản là truyền đạt các thủ tục và kỳ vọng hàng ngày, giao tiếp hiệu quả luôn và tạo ảnh hưởng tích cực là một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất.

“Nghệ thuật lãnh đạo là tạo ảnh hưởng – không hơn không kém”

John C. Maxwell

3. Đổi mới

Cấp lãnh đạo không đơn thuần vươn lên dẫn đầu chỉ vì sở hữu kỹ năng chuyên môn. Năng lực đổi mới và sáng tạo cũng đóng vai trò không thể thiếu. Nhà lãnh đạo giỏi không chỉ làm việc theo cách mà họ luôn làm, hay để nhân viên tự chịu trách nhiệm. Thay vào đó, họ liên tục phát triển những ý tưởng mới. Không phải tất cả mọi ý tưởng của bạn sẽ thành công, nhưng hãy nhớ: thất bại là một phần của quá trình đổi mới. Để doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh, cần phải có sự thay đổi – và vai trò của người lãnh đạo là dẫn dắt sự thay đổi đó.

Đọc thêm: Tư duy thiết kế [Design Thinking] – Khởi đầu của thành công đột phá

4. Hướng dẫn

Định nghĩa của lãnh đạo là “truyền cảm hứng, ảnh hưởng và hướng dẫn người khác tham gia vào nỗ lực chung”. Các nhà lãnh đạo giỏi không chỉ ra lệnh hoặc đưa ra chỉ thị mà không kèm theo lời giải thích. Thay vào đó, họ sử dụng kỹ thuật giao tiếp và tạo động lực để tạo điều kiện thuận lợi cho đội nhóm. Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng sẽ nhận lại được ý kiến đóng góp từ nhân viên, cập nhật thông tin cho các thành viên trong nhóm, đưa ra phản hồi kịp thời và cụ thể về hiệu suất công việc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo, cũng như nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cấp dưới.

5. Huấn luyện

Các nhà lãnh đạo tài năng luôn cố gắng tạo cơ hội cho nhân viên “tỏa sáng”. Một phần của việc trở thành trưởng nhóm hoặc lãnh đạo công ty là huấn luyện [coaching] nhân viên phát triển trong vai trò của họ. Cụ thể, bạn sẽ cần đưa ra phản hồi – cả phản hồi tích cực khi họ làm điều gì đó đặc biệt tốt, cũng như góp ý mang tính xây dựng khi bạn nhận thấy họ cần cải thiện một kỹ năng hoặc công việc – đồng thời định hướng và chia vui cùng họ.

Cần lưu ý, nhà lãnh đạo không nhất thiết phải nói quá nhiều. Thay vào đó, bạn hãy chú ý đặt câu hỏi, lắng nghe và quan sát nhiều hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn thực sự biết lắng nghe tiếng nói của nhân viên dưới quyền.

6. Phân công công việc

Ở cương vị lãnh đạo, điều chúng ta cần tuyệt đối tránh là chơi trò “ngựa hoang trên cánh đồng vắng”. Nói cách khác, bạn phải ý thức rõ vai trò của làm việc nhóm, những thời điểm cần ủy quyền công việc cho các thành viên khác.

Mỗi chúng ta đều bị hạn chế ở một số lĩnh vực nhất định. Là người lãnh đạo, bạn cần nhận ra khi nào người khác có thể đảm đương một nhiệm vụ hoặc dự án tốt hơn mình. Đừng quên: nhân viên của bạn cần được học hỏi để phát triển và trở thành nhà lãnh đạo tương lai. Bạn cần cho họ cơ hội phát triển kỹ năng – ngay cả khi bạn có thể làm mọi thứ một mình.

Một vai trò khác của người lãnh đạo là quản lý thời gian hiệu quả. Nếu phần lớn thời gian của bạn đang sử dụng để giải quyết khiếu nại và phản ứng với các vấn đề, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn chưa ủy quyền hiệu quả hoặc trao quyền cho các thành viên trong nhóm.

Đọc thêm: 12 nguyên tắc vàng của nhà lãnh đạo hiện đại

7. Chuyển đổi để thích ứng

Hành trình quản lý không phải là một con đường suôn sẻ. Tất cả các vị trí lãnh đạo đều yêu cầu mức độ linh hoạt nhất định. Nếu một kế hoạch không diễn ra theo hướng mong đợi, bạn cần phải nhận ra điều đó và biết cách thay đổi chiến lược khi cần thiết. Không ai thích thừa nhận thất bại, nhưng một phần của việc trở thành lãnh đạo là bạn phải ngừng lãng phí thời gian và nguồn lực khi không cần thiết.

Học cách thích nghi với môi trường thay đổi cũng là một vai trò của người lãnh đạo. Đôi khi, xu hướng thị trường buộc doanh nghiệp phải thay đổi theo thời đại. Chẳng hạn, công nghệ mới đang dần thay đổi cách thức làm việc chung. Với tư cách người dẫn đầu, bạn cần đảm bảo công ty luôn sẵn sàng theo kịp xu hướng mới.

8. Networking

Xây dựng quan hệ [Networking] là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của nhà lãnh đạo. Dù ở vị trí và chức năng cụ thể nào, vai trò của người lãnh đạo là không ngừng quảng bá công ty và các giá trị của nó. Ý nghĩa của networking không chỉ để phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp – mà còn là yêu cầu quan trọng trong hành trình phát triển bản thân.

Bí quyết networking

  • Tham dự các sự kiện trong ngành.
  • Tham gia vào các sự kiện của công ty, ngay cả khi bạn thấy không cần thiết đối với mình. Các thành viên khác có thể đang mong đợi bạn tham gia buổi họp mặt hàng tuần – và việc bạn vắng mặt sẽ tạo ấn tượng không tốt về bạn, cũng như mức độ cam kết của bạn với nhân viên.
  • Tìm kiếm cơ hội học tập cải thiện kỹ năng.
  • Dự các hội nghị, hội thảo và khóa học phát triển chuyên môn. Những sự kiện này không chỉ góp phần xây dựng kỹ năng mới hoặc trau dồi những kỹ năng hiện có – mà còn giúp mở rộng mạng lưới chuyên môn thông qua việc gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác trong ngành.

Hành trình chuyển đổi sang vai trò lãnh đạo

Phần lớn mọi người gặp rất nhiều khó khăn khi lần đầu chuyển đổi từ vị trí nhân viên lên quản lý hoặc trưởng dự án. Khi được yêu cầu chịu trách nhiệm về công việc của người khác, chúng ta phải thay đổi đáng kể về tư duy, bộ kỹ năng và công cụ để thực hiện hiệu quả vai trò của người lãnh đạo.

Nghiên cứu cho thấy các nhà lãnh đạo mới cần rất nhiều sự giúp đỡ để thành công – có tới 50% bị đánh giá là lãnh đạo kém hiệu quả, và 40% thất bại trong vòng 18 tháng đầu tiên. Điều này, vô hình chung, gây ra tổn thất vô cùng lớn cho doanh nghiệp. May mắn thay, có nhiều cách doanh nghiệp có thể áp dụng để hỗ trợ các nhà quản lý mới hình thành tố chất lãnh đạo cần thiết.

Đọc thêm: Lần đầu làm quản lý – 12 thách thức lớn nhất cần vượt qua

6 bí quyết thành công khi lần đầu làm lãnh đạo

Đối với những cá nhân mong muốn kiêm nhiệm vị trí quản lý, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi nhất định để đảm đương tốt vai trò của người lãnh đạo. Sau đây là 6 thay đổi quan trọng mà các nhà quản lý mới – ở bất kỳ cấp bậc nào – cần thực hiện để thành công trong chức năng lãnh đạo:

  • Tư duy: Nhiệm vụ chính của bạn là dẫn dắt người khác, không chỉ cho chính mình. Vì vậy, điều quan trọng là phải thay đổi cách suy nghĩ. Một tư duy cầu tiến, không ngại khó là yêu cầu tiên quyết đối với nhà quản lý hiện đại.
  • Các mối quan hệ: Công việc lãnh đạo yêu cầu bạn phải chuyển đổi từ vai trò “bạn bè” sang “quản lý”. Do đó, bạn sẽ cần thực hiện các cuộc thảo luận về hiệu suất để giúp đỡ người khác tăng cường năng suất làm việc.
  • Thái độ: Đừng cố gắng ôm việc – nhưng hãy ủy tác cho người khác khi có thể.
  • Quan điểm: Vai trò của người lãnh đạo là mở rộng quan điểm để đảm bảo rằng bạn đang nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp và thị trường.
  • Tập trung: Bạn sẽ muốn chuyển trọng tâm của mình sang những gì phù hợp với doanh nghiệp, chứ không phải những gì dễ dàng hoặc có lợi cho bản thân.
  • Kỹ năng: Bạn sẽ muốn trau dồi các kỹ năng của mình để quản lý nhóm hiệu quả hơn.

Đọc thêm: 6 kỹ năng lãnh đạo cần thiết cho quản lý cấp trung

Lời kết

Lãnh đạo chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng – việc phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau vào từng thời điểm nhất định có thể khiến bạn rơi vào tình trạng “quá tải”. Thế nhưng, việc bạn nỗ lực xoay sở gánh vác trách nhiệm sẽ là cơ sở mang lại thành công lớn cho cả bản thân, nhân viên và doanh nghiệp. Do đó, hãy thực hiện vai trò của người lãnh đạo một cách nghiêm túc – và phần thưởng bạn nhận lại sẽ không thể kể xiết.

Tham khảo

7 Leadership Roles Every Manager Should Master. //fairygodboss.com/career-topics/leadership-roles-for-every-manager. Truy cập ngày 02/04/2021.

The 4 Leadership Roles a Successful Professional Must Play. //www.ccl.org/articles/leading-effectively-articles/4-leadership-roles-successful-professional-must-play/. Truy cập ngày 02/04/2021.

ITD Vietnam Center for Management Development [VNCMD] là chi nhánh tại Việt Nam của ITD World – với hơn 35 năm kinh nghiệm đào tạo Coaching, Lãnh đạo và Quản trị Nhân sự cho các tập đoàn đa quốc gia tại hơn 80 nước trên thế giới.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 028 3825 8487, email / , hoặc kết nối với chúng tôi trên mạng xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề