Trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường một số nơi đã và đang xuống cấp, đất đai bị xói mòn, thoái hóa; các nguồn nước bị suy giảm, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng... khiến cho vấn đề bảo vệ môi trường [BVMT] trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này cũng đặt ra yêu cầu mỗi tổ chức, cá nhân hãy bảo vệ trái đất bằng những hành động thiết thực trong sản xuất và tiêu dùng [SXTD] vì đây là cách tốt nhất bảo đảm cho tương lai của chúng ta và các thế hệ mai sau.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Chế biến nông – lâm sản xuất khẩu Như Xuân luôn gắn với công tác bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc [UNEP], hệ sinh thái trên trái đất đang dần tiến tới mức suy thoái hoặc bị biến đổi, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Vào năm 2050, với các mô hình SXTD tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay cộng với sự gia tăng dân số thế giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9,6 tỷ người, chúng ta sẽ phải cần tới 3 trái đất mới đáp ứng được thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng như hiện tại. Vì vậy, thông điệp SXTD có trách nhiệm luôn được nhắc tới nhằm hướng đến mục tiêu mỗi người, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cần phải SXTD theo hướng bền vững.

Với hơn 500 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhiều đơn vị có quy mô lớn như Nhà máy gạch tuynel Sơn Trang [xã Hoằng Trung], Nhà máy Sản xuất phân bón Thành Nông [xã Hoằng Xuân], Công ty TNHH MTV TCE JEANS [Hoằng Đồng]..., do đó huyện Hoằng Hóa luôn quan tâm, chú trọng công tác quản lý, BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Theo ông Lê Xuân Nhất, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hóa, ngay từ khi đi vào hoạt động, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều được các đơn vị chức năng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đánh giá tác động tới môi trường, xây dựng kế hoạch, cam kết BVMT. Đồng thời, hằng năm, huyện phối hợp với ngành chức năng tiến hành thanh, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với BVMT luôn được các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH MTV TCE JEANS, cho biết: Là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài với định hướng 100% sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu đi 4 thị trường chủ yếu là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thị trường đòi hỏi cao về mọi mặt, do đó ngoài quan tâm đến chất lượng sản phẩm, quá trình sản xuất của công ty luôn gắn với các giải pháp thân thiện với môi trường. Hằng năm, công ty đều thực hiện các đợt đánh giá của các tổ chức quốc tế về hoạt động BVMT và duy trì tốt các hoạt động BVMT theo các chứng chỉ được cấp như: OEKO TEX: sản phẩm dệt may không sử dụng hóa chất độc hại với con người; GOTS: sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu; GRS, RSC: sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn về tái chế trong quá trình sản xuất; OCS 100: sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ; HIGG INDEX: sản xuất phù hợp tiêu chí phát triển bền vững...

Tại Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, để tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường, công ty đã đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, công suất chế biến từ 150 đến 170 tấn sản phẩm/ngày. Sắn nguyên liệu trước khi chế biến được bóc vỏ, rửa sạch, băm, nghiền, tách bã, co bột, tách nước thành tinh bột có độ ẩm từ 30% đến 32% rồi đưa vào lò sấy, đóng gói ra sản phẩm cuối cùng chỉ mất 25 phút. Ngoài ra, công ty còn đầu tư dây chuyền ép bã sắn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công ty đầu tư 16 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hóa bằng công nghệ của Nhật Bản. Nước rửa củ sắn được thu hồi và được xử lý làm khí biogas cung cấp cho hệ thống sấy tinh bột cho công ty. Nước thải được xử lý sinh hóa hiện đại bằng tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B trước khi thải ra môi trường...

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, bên cạnh những đơn vị, tổ chức, cá nhân làm tốt, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại tình trạng sản xuất với công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường; tình trạng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường vẫn diễn ra ở một số doanh nghiệp, địa phương; việc gia tăng dân số khiến nhu cầu tiêu dùng càng lớn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái và đặc biệt là thói quen sử dụng sản phẩm nhựa và túi ni lon, tiêu dùng thiếu trách nhiệm của một bộ phận lớn người dân... đã và đang tác động xấu đến môi trường sống.

SXTD theo hướng bền vững là không làm cho tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng, không gây nguy hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Vì vậy, trong quá trình SXTD mỗi người dân, doanh nghiệp cần nêu cao ý thức, trách nhiệm sử dụng, khai thác kinh tế, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên như: Nước, điện, khoáng sản, lương thực...; tiêu thụ những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu một cách hiệu quả nhất, không gây lãng phí, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, vì một trái đất bền vững. Mỗi địa phương cũng cần có thêm nhiều giải pháp, hành động cụ thể, thiết thực như: nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng đối với SXTD bền vững; tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môi trường; tăng cường quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh gây mất cân bằng sinh thái... Qua đó, từng bước hướng tới một nền SXTD vừa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội hiện tại, vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Bài và ảnh: Phong Sắc

Thứ Tư, 10/03/2021 | 15:06

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam [15/3] được tổ chức hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [NTD] đối với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và kinh tế. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, thời gian qua các doanh nghiệp [DN] trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Ngoài cam kết kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các DN còn chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

CHÚ TRỌNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD

Tháng hành động Vì quyền lợi NTD có thể coi là động thái thiết thực kích cầu sau Tết được nhiều DN chờ đón. Đây cũng là cơ hội để NTD được tiếp cận với hàng Việt chất lượng tốt, có mức giá phù hợp với cam kết đảm bảo quyền lợi NTD của các DN. Để bảo đảm chất lượng hàng hóa tới tay NTD, các DN trên địa bàn ngày càng chú trọng hơn tới việc kinh doanh các sản phẩm có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ.

Tuy có mặt trên địa bàn tỉnh mới 2 năm nhưng hệ thống cửa hàng Bách hóa Xanh đang dần chiếm được cảm tình của NTD. Bên cạnh phong cách phục vụ hiện đại, Bách hóa Xanh cũng thường xuyên cải tiến, nâng cấp theo mô hình kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu của NTD. Hàng hóa nhập về đều được cửa hàng theo dõi, ghi chép và lưu mẫu hàng ngày. Sản phẩm chế biến cũng luôn có thông tin rõ ràng về địa chỉ, hạn sử dụng và được cơ quan chức năng chứng nhận, những sản phẩm cận hạn sử dụng sẽ được bày bán khu riêng, hết hạn sử dụng sẽ lập tức tiêu hủy.

Là doanh nghiệp chuyên phân phối các mặt hàng sữa, nhiều năm qua Công ty TNHH Bách hóa Đông Phát [TX. Giá Rai] luôn chú trọng đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, nhằm giúp NTD tiếp cận sản phẩm chính hãng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Lai Văn Diên, Giám đốc Công ty TNHH Bách hóa Đông Phát, chia sẻ: “Với việc phân phối dòng sữa bột và nước của Công ty Vinamilk cùng trên 100 loại sản phẩm, công ty chúng tôi luôn chú trọng tới khâu kiểm soát nguồn gốc, hạn sử dụng của các mặt hàng hiện có và kiên quyết nói không với những sản phẩm kém chất lượng. Công ty đảm bảo bán đúng giá, đúng chất lượng sản phẩm và luôn hướng dẫn khách hàng xem kỹ hàng hóa trước khi chọn mua. Còn với các dịch vụ hậu mãi, công ty luôn chủ động làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo tối đa quyền lợi NTD”.

Theo Sở Công thương, từ khi có Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam trong tỉnh được tổ chức ngày càng sâu rộng và lan tỏa. Ý thức trách nhiệm của các DN nâng lên rõ nét, sự hiểu biết của NTD đối với quyền và trách nhiệm của mình ngày càng nâng lên. Từ đó, việc bảo vệ quyền lợi NTD ngày càng tốt hơn, quyền lợi NTD ngày càng được đảm bảo, cân bằng giữa quyền lợi của DN và NTD.

Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa tại cửa hàng Bách hóa Xanh. Ảnh: T.Q

HÃY LÀ NTD THÔNG THÁI

Hưởng ứng Ngày Quyền NTD Việt Nam năm 2021, từ ngày 12/3 - 11/4, Sở Công thương tập trung tổ chức các hoạt động gắn với chủ đề “Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ mới”. Theo đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động DN thực hiện các chương trình khuyến mại, bảo vệ quyền lợi NTD; Khuyến khích hỗ trợ các DN thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tạo cầu nối giữa các đơn vị sản xuất, phân phối và NTD; Treo băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày Quyền của NTD Việt Nam trên các tuyến đường chính và địa điểm công cộng tại 7 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều động thái tích cực bảo vệ quyền lợi cho NTD, thế nhưng trên thực tế, tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD vẫn diễn ra, vẫn còn DN vì lợi nhuận nên sản xuất - kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi NTD. Trong khi đó, cơ chế, biện pháp bảo vệ NTD hiện vẫn chưa đủ mạnh; quy định hiện hành chỉ phù hợp với giao dịch truyền thống... Do đó, để trở thành NTD thông thái thì mọi người nên tìm hiểu để nắm vững pháp luật về quyền của NTD, cần thận trọng khi quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ, nhất là cảnh giác với những lời quảng cáo “có cánh”. Nâng cao kiến thức tiêu dùng để bảo vệ an toàn cho chính mình, cộng đồng và xã hội cũng chính là bảo vệ cho sự phát triển chung của tỉnh.

MINH LUÂN

Video liên quan

Chủ Đề