Thuê bằng bác sĩ y học cổ truyền

Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành bác sĩ y học cổ truyền, cho tôi hỏi tôi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải chuẩn bị những hồ sơ gì? Và bác sĩ y học cổ truyền học định hướng chuyên khoa phục hồi chức năng vào năm 2022, có thể học và được cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng không?

Theo Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền như sau:

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
a] Văn bằng chuyên môn y;
b] Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c] Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d] Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
5. Phiếu lý lịch tư pháp.
6. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.

Bác sĩ y học cổ truyền

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền được thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì:

1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế [sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ] cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
a] Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
b] Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ [tính theo dấu bưu điện đến], cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề;
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
a] Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
b] Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
c] Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
d] Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Bác sĩ y học cổ truyền có thể học và được cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng không?

Về vấn đề này, Cục Quản lý Khám bệnh, Chữa bệnh- Bộ Y tế có Văn bản 1013/KCB-QLHN ngày 27 tháng 8 năm 2018 về việc cấp CCHN KBCB khác cho bác sĩ Y học cổ truyền, với nội dung trích yếu như sau:

- Đối với các trường hợp tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền [YHCT] sau ngày 01/01/2012, các đối tượng này dù có chứng chỉ chuyên khoa khác cũng không được cấp phạm vi hoạt động theo chuyên khoa đó mà phải ghi theo phạm vi đã được quy định: Khám bệnh, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.

- Đối với các trường hợp tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền [YHCT] trước ngày 01/01/2012 nếu đã có thời gian thực hành ít nhất 05 năm, trong đó có 03 năm thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa và thực hành liên tục chuyên khoa đó tại cơ sở y tế đến nay, đồng thời có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì được xem xét, cấp CCHN KBCB nếu đáp ứng được quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Theo đó thì trường hợp này của anh sau ngày 01/01/2012 nên anh sẽ chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền thôi chứ không được cấp chứng chỉ hành nghề theo chuyên khoa khác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Y học cổ truyền là gì

Y học cổ truyền là gì
Chứng chỉ hành nghề dược
Chứng chỉ hành nghề y
Thuốc cổ truyền
Bác sĩ y học cổ truyền
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Y học cổ truyền là gì có thể đặt câu hỏi tại đây.

STT

Hồ Sơ

Số Lượng

Quy Cách

01

 Giấy phép kinh doanh có ngành “khám chữa bệnh”

02

 Bản sao y công chứng mới nhất

02

Chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại phòng khám [BS chuyên khoa y  học cổ truyền; hoặc Y Sĩ chuyên khoa y học cổ truyền; hoặc có giấy chứng nhận Lương Y]

02CC/người

 Bản sao y công chứng mới nhất

03

Giấy xác nhận công tác của Bác sĩ phụ trách [tối thiểu 54 tháng] tại chuyên khoa đăng ký

01

 Bản chính. Theo mẫu  TT  41/2011/TT-BYT;

04

Chứng chỉ hành nghề của tất cả các Bác sĩ hành nghề tại phòng khám

02CC/người

 Bản sao y công chứng mới nhất

05

 Hợp đồng lao động giữa các Bác sĩ và Công ty

01

 Bản sao y công chứng mới nhất

06

 Kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của phòng khám, Sơ đồ phòng khám

 Kh cung cấp thông tin về cơ sở  vật chất và thiết bị để V.L.C kê  khai theo mẫu

07

 Hồ sơ nhân sự khác làm việc tại phòng khám [lễ tân, y tá, điều dưỡng, ….]: CMND + HK + Bằng  cấp + Hợp đồng lao động

02

 Bản sao y công chứng mới nhất

08

 Hợp đồng hoặc hóa đơn mua thiết bị y tế đối với các đơn vị kinh doanh trang thiết bị y tế

02

 Bản sao y công chứng mới nhất

09

 Hợp đồng thuê địa điểm phòng khám

02

 Bản sao y công chứng mới nhất

10

 Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

01

 Bản sao y công chứng mới nhất

11

 Đề án bảo vệ môi trường

01

 Bản sao y công chứng mới nhất

- Thời gian thực hiện: 30 – 60 ngày làm việc.
- Nếu khách hàng chưa có giấy tờ ở mục 10 hoặc mục 11 có thể liên hệ trực tiếp V.L.C để được hỗ trợ.

2. Về cơ sở vật chất:

- Buồng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh; - Tùy theo hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: + Có châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt diện tích 5m2/giường. + Có xông thuốc phải có buồng xông hơi. Diện tích ít nhất là 2m2/buồng. Buồng phải kín nhưng đủ ánh sáng.

+ Nếu có bào chế một số dạng đóng gói sẵn thì phải được Sở Y tế Tỉnh thẩm định, xem xét cho phép.

3. Thiết bị y tế:

- Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc: + Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài; + Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang; -  Nếu thực hiện việc châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt: + Có giường châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt; + Có đủ dụng cụ để châm, cứu, xoa bóp day ấn huyệt, đèn hồng ngoại; + Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.

- Nếu thực hiện xông hơi thuốc: có hệ thống tạo hơi thuốc;

4. Nhân sự:

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng đối với BS chuyên khoa y học cổ truyền; 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa; 36 tháng đối với lương y hoặc có bài thuốc gia truyền.
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được phân công.

5. Phạm vi hoạt động chuyên môn phòng khám đa khoa

- Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền [dùng thuốc và không dùng thuốc]; - Được sử dụng các thành phần thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh; - Bào chế thuốc sống thành thuốc chín [thuốc phiến], cân thuốc thang cho người bệnh; -Người hành nghề bằng bài buốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền chỉ được khám, chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp gia truyền đó.

- Trong trường hợp có sản xuất một số dạng đóng gói sẵn để phục vụ trực tiếp cho người bệnh của phòng chẩn trị [cao, đơn, hoàn, tán hoặc các dạng khác] thì phải đăng ký với Sở Y Tế tỉnh về công thức bài thuốc, quy trình sản xuất [kèm theo bản giải trình về cơ sở vật chất, thiết bị], công dụng, liều dùng, chống chỉ định và mẫu thuốc. Chỉ được sử dụng trực tiếp tại phòng chẩn trị, không được lưu hành trên thị trường.

6. Các tư vấn quan trọng của V.L.C

- Tư vấn điều kiện PCCC của phòng khám, thủ tục cấp mới, điều chỉnh Giấy phép - Tư vấn về cơ sở vật chất, nhân sự, Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu của phòng khám

Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề xin giấy phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

V.L.C - Chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với
V.L.C Quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Video liên quan

Chủ Đề